BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !

Quy Y Tự Tánh Tam Bảo

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Thursday, November 8, 2018 | 9:47 PM


Quy Y Tự Tánh Tam Bảo


Thế nào là tam quy y ?

Quy y Phật :  Quy y Phật Đà

Quy y Pháp : Quy y kinh Phật

Quy y Tăng : Quy y Tăng xuất gia


Trên gọi là Trụ Trì Tam Bảo. Đó là để biểu pháp, là hình tượng. Nhìn thấy tượng Phật thì phải nghĩ đến Giác chứ chẳng mê, nghĩ đến phải quy y Giác của tự tánh, phải học Phật Bồ Tát, khi lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm. Nhìn thấy tượng Phật thì tự nhiên nhắc nhở bản thân. Nhìn thấy kinh sách thì nghĩ đến chánh chứ không tà, chánh tri chánh kiến. Nhìn thấy người xuất gia, bất kể là lớn hay nhỏ, là nam hay nữ, bèn nhanh chóng nghĩ đến lục căn thanh tịnh, nhất trần bất nhiễm, sẽ nghĩ đến bản thân phải tu tâm thanh tịnh.

Nhiều tín đồ Phật giáo cho rằng phải dựa vào Tam Bảo bên ngoài này ( Trụ Trì tam bảo ) để tìm về Tam Bảo của tự tánh. Trên thực tế đấy là điều vô cùng khó đạt đến được.

Tam Bảo tự tánh là phải bái Minh Sư cầu đạo thì mới có thể tìm thấy được.


Quy y Phật ngoài tâm cầu Phật

Nhiều tín đồ phật giáo cho rằng quy y Phật là quy y Phật Thích Ca Mâu Ni.

Loại quy y này cũng tốt, chỉ có điều là loại quy y này chẳng phải là pháp thượng thừa, là ngoài tâm cầu Phật, chẳng nhận thức Tự Tánh Chơn Phật.

Quy y Phật bên ngoài, chẳng có bái Minh Sư cầu đạo, huyền quan khiếu ( cửa khiếu sanh tử ) chưa mở, chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích, lai lịch sanh tử chẳng biết, do đó chẳng cách nào siêu thoát sanh tử.

Bài kệ Linh Sơn của Phật Đà nói rằng :
  
Phật tại Linh Sơn chớ kiếm xa,

Linh Sơn chỉ tại tâm đầu ngươi

người người có cái Linh Sơn tháp

Hướng dưới Linh Sơn tháp mà tu.

Quy y Pháp tâm ngoài cầu Pháp

Nhiều tín đồ Phật giáo cho rằng quy y pháp là quy y kinh Phật, loại quy y pháp này, ngoài tâm cầu pháp, vĩnh viễn tìm chẳng thấy chơn pháp.

Chơn pháp là “ chánh pháp nhãn tàng ” mà Phật Đà đã nói, chẳng phải là kinh Phật, chơn pháp là chẳng ở trên giấy, là chơn kinh chẳng có chữ.

Chánh pháp nhãn tàng là một chỉ của Minh Sư, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.

Kệ rằng :

Đạt Ma Tây đến chẳng một chữ

Toàn bằng tâm ý dụng công phu

nếu muốn trên giấy tìm phật pháp

Bút nhọn chấm cạn hồ Động Đình.

Quy Y Tăng ngoài tâm cầu Tăng

Quy y Tăng thường được hiểu theo nghĩa là quy y người xuất gia. Loại quy y này chẳng phải là pháp thượng thừa, bởi vì phần lớn những người xuất gia hiện nay đều chẳng có qua một chỉ của Minh Sư, do đó quy y Tăng nhân là chẳng cách nào đắc được chơn đạo.

Sự quy y Tăng thật sự là quy y Tự Tánh Tăng nhân của chúng ta, chẳng phải là Tăng nhân ở bên ngoài.

Tự Tánh Tăng nhân phải giác ngộ, nhất định phải bái Minh Sư cầu đạo, thì mới có thể minh tâm, minh tâm mới có thể kiến tánh.

Thần Quang vì sao bái Đạt Ma ?


Thần Quang Pháp Sư, vào trước lúc vẫn chưa bái Đạt Ma Tổ Sư, ngài ấy đã là một vị Cao Tăng, giảng kinh thuyết pháp vài chục năm. Đạt Ma Tổ Sư lúc độ hoá Thần Quang Pháp Sư thì hỏi rằng : “ Vạn pháp quy nhất, nhất quy về đâu ? ”, Thần Quang trả lời chẳng được, khó tránh khỏi tay của vua Diêm La, sau đó bái Minh Sư Đạt Ma, đã đắc được chơn đạo.

Thần Quang sau khi đắc đạo để lại kệ rằng :

Vạn pháp quy một, một quy đâu ?

trước núi Hùng Nhĩ bái Đạt Ma

tay chấp giới đao chặt cánh ( tay ) trái

trực chỉ đơn truyền tránh Diêm La.

Có thể thấy rằng quy y Tam Bảo bên ngoài là chẳng đủ, nhất định phải bái Minh Sư cầu đạo thì mới có thể siêu sanh liễu tử.

Lục Tổ vì sao bái Ngũ Tổ ?


Lục Tổ Huệ Năng trước lúc vẫn chưa cầu đạo, trí tuệ đã rất cao rồi, chẳng mấy ai có thể sánh bằng, ngài vừa mới nghe chương cú của Kinh Kim Cang thì lập tức có thể thể ngộ rồi, ngài ấy cũng biết rằng chơn kinh chẳng ở trên giấy, do vậy mà ngài ấy phải đi bái một đời Minh Sư là Hoằng Nhẫn Đại Sư để cầu đạo.

Đại Sư Hoằng Nhẫn vốn chẳng có vội vàng bảo Huệ Năng quy y thế độ ( cạo đầu ) , dễ thấy rõ ràng rằng việc quy y, cạo đầu vốn chẳng cách nào siêu thoát sanh tử.

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư cuối cùng truyền Minh Sư một chỉ, truyền chơn đạo cho Huệ Năng, Huệ Năng mới có thể siêu thoát sanh tử.

Phật Đà cớ sao phải cầu đạo ?

Giữa đường trong một lần ra ngoài thành dạo chơi, ngài đã nhìn thấy sự sinh lão bệnh tử của đời người, thể ngộ được đời người là biển khổ, do vậy quyết tâm đi tu hành cầu đạo. Khổ tu sáu năm, chưa gặp Minh Sư, khổ tu khổ luyện chẳng thành, sau đó gặp được Minh Sư Nhiên Đăng Cổ Phật truyền thụ chơn đạo thì mới đắc thành chánh quả. Sau đó ngài nói rằng : “ lạ thay ! lạ thay ! Tất cả chúng sanh thảy đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc. ”

Phật Đà vốn chẳng có đi Tam quy y mà đã thành phật.

Quy Y Phật phải quy Tự Tánh Phật

Phật tức là Giác, chính là giác ngộ Tự Tánh là Phật, muốn giác ngộ thì phải bái Minh Sư cầu đạo, bạn mới có thể tìm thấy Tự Tánh Phật.

Phật chẳng phải là Phật Đà thuyết pháp ở núi Linh Thứu của Ấn Độ, mà là chỉ Tự Tánh Phật, do đó mà bài kệ Linh Sơn của Phật Đà mới nói :

Phật ở Linh Sơn chớ kiếm xa

Linh Sơn chỉ ở tâm đầu ngươi

Người người có cái Linh Sơn tháp

Hướng dưới tháp Linh Sơn mà tu.

Tháp Linh Sơn là huyền quan khiếu, cửa khiếu sinh tử này chỉ có bái Minh Sư cầu đạo thì mới có thể mở ra, các pháp sư xuất gia chẳng có thiên mệnh thì chẳng cách nào mở ra huyền quan khiếu.

Quy y Pháp phải quy Tự Tánh Pháp

Lục Tổ nói rằng : Pháp tức là Chánh. Chánh pháp chẳng ở trên kinh điển, do đó mà việc cho rằng “ quy y pháp ” là quy y kinh điển, cách tu hành này vốn chẳng phải là pháp thượng thừa, có hình có tướng chỉ có thể nói là “ Pháp Trung Hạ thừa ”, chẳng thể siêu thoát sanh tử.

Quy y chánh pháp là quy y Minh Sư một chỉ, Minh Sư một chỉ là cái đạo “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật ”, cái đạo này mới có thể thoát sanh tử luân hồi.

Quy y tăng phải quy Tự Tánh Tăng

Quy y Tăng, quy y Tăng xuất gia là quy y bên ngoài, có hình có tướng, vốn chẳng phải là pháp thượng thừa.

Quy y Tam Bảo bên ngoài, chẳng có bái Minh Sư cầu đạo, cửa khiếu sinh tử chưa mở, chẳng biết Tự Tánh Chơn Phật, đương nhiên chẳng cách nào thoát sanh tử.

Đại Sư Huệ Năng nói : “ Tăng tức là Tịnh ”, người mà có thể thân tâm trong sạch không nhiễm thì tức là Tăng Nhân, chớ chẳng phải chỉ có chỉ các vị Tăng xuất gia mà thôi.

Tìm thấy Tự Gia Tăng Nhân ( vị Tăng Nhân chính bản thân mình ) thì mới có thể giải thoát, duy chỉ có bái Minh Sư cầu đạo thì mới có thể tìm thấy được.

Minh Sư một chỉ là pháp tối thượng thừa, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.

Minh Sư một chỉ là quy y Tam Bảo của Tự Tánh, tìm thấy Tự Tánh chủ nhân.

Quy Y Phật : bái Minh Sư cầu đạo, thông qua một chỉ điểm mở ra huyền quan khiếu, cửa khiếu sinh tử đã mở ra rồi, hiện ra vị Chơn Phật, Chơn Phật chính là Tự Tánh Phật.


Trong phẩm Sám Hối thứ sáu trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Đại Sư có nói : “ Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y. Nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào ? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y ? Nói lại thành vọng. Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong kinh rõ ràng nói là quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật. Tự Tánh Phật chẳng quy y thì chẳng còn chỗ nào để quy y nữa ! ”

Bái Minh Sư cầu đạo, đã tìm thấy, đã giác ngộ được Tự Tánh Phật mới có thể quy y Chơn Phật.

Quy Y Pháp : Minh Sư một chỉ, truyền thụ chơn kinh khẩu quyết, siêu vượt hai cõi Khí Thiên và Tượng Thiên, trực đạt đến Lí Thiên. Thường trì niệm chơn kinh khẩu quyết, thường bảo vệ gìn giữ cái tâm thanh tịnh của mình, tâm thanh tịnh chính là chánh tri chánh kiến. Vọng niệm khởi lên thì dùng khẩu quyết vô tự chơn ngôn để hàng phục, lệnh về Tự Tánh Phật, khiến cho tâm quay về sự thanh tịnh, niệm niệm chẳng tà kiến.

Quy Y Tăng : Thông qua một chỉ điểm của Minh Sư, được truyền thụ hợp đồng, tìm thấy Tự Tánh Tăng nhơn, tu hành khôi phục tự tánh, thân tâm thanh tịnh chẳng nhiễm trước đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục.


0 comments :

Powered by Blogger.