BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !

Nhất Quán Đạo Nghĩa



Nhất Quán Đạo Nghĩa
    Lời nói đầu
    “ Đạo ” là  gì ? Đối với đại đa số người mà nói thì đã là quen thuộc, nhưng lại mơ hồ. Chúng ta thường mở miệng chẳng rời khỏi chữ “ Đạo ”, thế nhưng muốn truy cho đến tận cùng gốc rễ thì biết là như thế nhưng chẳng biết vì sao là như thế, chỉ biết hiện tượng bề mặt của sự vật mà chẳng biết bản chất của sự vật và nguyên nhân sản sanh của nó. Trong cuộc sống hằng ngày, ăn cơm, mặc áo, đi đường, ngủ nghỉ đều có “ Đạo ”, trồng ruộng, trồng hoa, viết chữ, nói chuyện cũng rời không khỏi đạo; có thể nói là tất cả mọi thứ trong cuộc sống, cho đến cả núi sông đất lớn đều có “ Đạo ”. Ví dụ như nói “ nói chuyện ” là một việc đơn giản mà tầm thường, thế nhưng nếu nghiên cứu tỉ mỉ nguyên nhân của nó thì lại bao hàm liên quan đến tâm lí cực kì phức tạp, nhân tố sinh lý, càng sâu vào một chút mà nói nó liên quan đến vấn đề của “ tánh ”, “ mệnh ” vượt ra ngoài hình thể, cũng chính là vấn đề của “ Thiên Đạo ”, “ Thiên Mệnh ” và “ Thượng Đế ”.

   “ Nói chuyện ”, cái việc này là như thế; tất cả vạn vật khác cũng là như vậy, cho dù là những đất đá mà nhìn chẳng ra bất cứ đặc trưng sinh mệnh nào cũng cần có một cái “ ” vượt ra ngoài hình thể mới có thể duy trì sự tồn tại của nó, nếu không thì “ cái nhân cứu cánh rốt ráo ” cuối cùng cũng chẳng cách nào đắc được sự giải thích viên mãn. “” chính là “ pháp tắc ” của đạo. Chúng ta thường nói “ đạo lí ” “ đạo lí ” , có đạo tất có lí. Hãy thử quán xem giữa đất trời vũ trụ, có sự vật nào có thể rời khỏi phạm trù của “ đạo lí ” ?

   Nhất vạch khai thiên của Phục Hi Thị, sự cai trị vô vi của Thuấn Nghiêu, Lễ Lạc An Bang của Văn Võ Chu Công, tâm pháp nhất quán của Khổng Môn đều là rõ cái đạo lí này. Giống như những gì mà Thiền môn tông mạch, Thánh nhân các giáo đã nói đều là phát dương cái đạo lí này. Duy chỉ có “ đạo lí ” này mới có thể giải ra nguyên nhân của vạn tượng, sự mê hoặc của sinh tử. Do đó Khổng Lão Phu Tử nói : “ sáng nghe đạo tối chết cũng được ! ”. Lão Tử nói : “ Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật ”. Kinh Thánh Cựu Ước nói rằng : “ lúc mới bắt đầu đã có đạo, đạo và thượng đế cùng tồn tại, đạo chính là thượng đế ”. Thế nhưng muốn hiểu rõ đạo lí này, nhất định cần phải thông qua quá trình cầu đạo, tu đạo, bàn đạo. Cầu đạo là đem cái chơn ngã đã mê muội lâu rồi – bổn tâm bổn tánh tìm về trở lại. Tu đạo là trừ bỏ đi những tạp chất của nó, khiến cho cái chơn ngã thường trụ. Bàn đạo giống như thêm đèn dầu, khiến cho cái chơn ngã tán phát ra ánh hào quang chói lọi. Thông qua quá trình này thì đạo lí có thể rõ mà thoát rời nỗi khổ của luân hồi u ám.

   Hiện nay là tam kì mạt kiếp, ơn trên đại khai phổ độ, tánh lí tâm pháp mà từ xưa chẳng dễ gì truyền cho đã có thể thông qua một chỉ điểm của “ Thiên Mệnh Minh Sư ” mà gặt hái được sự khai ngộ. Trên sách đạo nói rằng : “ đọc nát ngàn kinh vạn điển chẳng bằng một điểm của Minh Sư ”. Chơn kinh chẳng ở nơi văn tự. Duy chỉ có tìm cầu Minh Sư chỉ điểm mới có thể hiểu rõ nghĩa chơn thật của tất cả kinh giáo. Còn đủ thứ những quá trình cầu đạo gian khổ của quá khứ “ ngàn dặm tìm Minh Sư, vạn dặm cầu khẩu quyết ” thì do căn cứ tuỳ theo thiên thời thiên vận mà đã có sự chuyển biến rất to lớn. Đạo hóa gia đình, đại sự nhân duyên Di lặc nhân gian tịnh độ đang theo công tác phổ độ mạt hậu mà dần dần triển khai. Để cho những người đã cầu đạo hoặc chưa cầu đạo có sự hiểu biết sơ bộ đối với nghĩa lí thiên đạo, nay hậu học đặc biệt đem quyển sách “ giới thiệu đơn giản về Tiên Thiên Đại Đạo ” in ấn lại, đồng thời lại thêm 3 phần “ cái gì gọi là Tam Kì Phổ Độ ” và “ Nguồn chảy của Đạo Mạch ” và từ huấn của Quan Thánh Đế Quân “ Tam giáo nhất lí ” , và đổi tên là “ Đạo nghĩa nhập môn ”. Hy vọng rằng những người đọc quyển sách này đều có thể chánh tín Thiên Đạo, rộng phát Bồ Đề khiến cho lý tưởng về thế giới đại đồng sớm ngày thực hiện.

   1. Cái gì gọi là Tam Kì Phổ Độ ?
   “ Phổ độ ” là phổ biến cứu độ. Sinh mệnh là từ Lí Thiên đến, phổ độ là sự tiếp dẫn cứu độ mà một người cũng chẳng bỏ sót trở về lại Lí Thiên. Thánh Nhân của ngũ giáo, những vị sứ giả tiên tri đến nhân gian đều là làm công việc cứu độ người trở về lại Lí Thiên này. Công việc này từ mặt thời gian để phân biệt thì có thể chia thành 3 thời kì : Thanh Dương Kì, Hồng Dương Kì, Bạch Dương Kì, tổng kết mà nói thì gọi là Tam Kì Phổ Độ ( 3 thời kì phổ độ ).


   Vì Sao phải phổ độ ? Trong này bao hàm sự huyền bí của sự đản sanh của sinh mệnh, thay đổi, phát triển và sự bắt đầu và kết cục của tạo hóa. Trên sách Đạo Thống nói rằng : “ Hội Tí khai thiên, hội Sửu tịch địa ( Tịch địa : khai khẩn đất hoang ), hội Dần sanh người ”. Khi trời đất hỗn độn sơ khai, khí thanh thăng lên thành Trời, khí trược ngưng tụ xuống thành đất. Do đó nhật nguyệt thay phiên nhau chiếu sáng, mưa gió sấm chớp khuấy động, núi sông trữ đầy năng lượng. Những con chim bay trên trời, những loài cá bơi dưới nước, những động thực vật trên mặt đất đều theo sự tạo hóa mà tự nhiên sinh thành. Tất cả mọi sinh vật  nên sinh thành hình dạng như thế nào thì sinh thành hình dáng như thế đó. Thời kì hội Tí, hội Sửu, hội Dần sanh thiên, sanh địa, sanh người ví như mùa xuân của một năm vậy.


                                             Sinh , trưởng , thâu , tàng



                                                    Xuân , Hạ ,Thu , Đông

   Khi nhân loại và vạn vật vừa mới đản sanh, cùng nhận sự nuôi dưỡng của mưa sương của đất trời, chẳng có làm tổn thương lẫn nhau, cùng sống trong môi trường của đất trời như người một nhà vậy. Con người sống ở sơn động hoặc trên cây, cùng vui đùa với những con nai hoang, heo hoang, đào giếng thì có nước uống, gieo hạt giống xuống thì có lương thực có thể ăn. Trẻ nhỏ ngậm lấy thức ăn trong miệng, vừa ăn vừa chơi đùa; người già sau bữa cơm ưỡn bụng tản bộ. Nam nữ già trẻ đều chẳng có phiền não ưu sầu. Tuổi thọ của mọi người đều rất dài. Sự sinh sôi của vạn vật ngày càng nhiều, nhân khẩu cũng ngày càng nhiều, từ ven núi đến ven biển, từ trên núi đến bình nguyên bằng phẳng, cư dân đông đúc và sung túc phồn vinh. Thời kì này là 3 nguyên hội : hội mão, hội thìn, hội tị. Thời kì này giống như mùa hè của một năm vậy. Đến lúc qua một nửa của hội Ngọ, khí số từ Dương chuyển sang Âm. Nhân dân bá tánh của đại địa vì cơm ăn áo mặc mà cạnh tranh lẫn nhau; vạn vật giữa đất trời vì cầu sự sinh tồn mà làm tổn thương lẫn nhau; lòng người chẳng còn thuần phác như thời Thượng Cổ, giẫm đạp lên đạo đức, làm bại hoại nhân nghĩa, bắt đầu dẫn phát sự phản kích của đất trời, tai nạn chẳng ngừng phát sinh. Ban đầu nhất là nạn lũ lụt, gọi là Long Hán Thủy Kiếp. Kiếp số có 9 cái. Sau đó là Hỏa kiếp ( nạn lửa ) , gọi là Xích Minh Hỏa Kiếp. Kiếp số gồm 18 cái. Cuối cùng là Phong kiếp ( nạn gió ) , những cơn gió bão hạt nhân đủ sức hủy diệt toàn thế giới, gọi là Diên Khang Phong Kiếp, kiếp số có 81 cái.



                                                     Xuân , Hạ ,Thu , Đông

  Chính vào trước lúc ngày tận thế đến , Hoàng Thiên chẳng nhẫn tâm để cho sinh linh diệt tuyệt mà không cứu; Thượng Đế chẳng nhẫn tâm để cho bá tánh của đại địa không có sự tiếp nhận những phúc âm giáo hóa thì chịu đựng những sự làm tổn thương của tai kiếp, do vậy mà giáng xuống đại đạo, cứu vãn tai kiếp, chia 3 kiếp mà có sự phổ độ của Thanh Dương, Hồng Dương, Bạch Dương. Thuận theo nhân duyên của thiên thời, Thánh nhân của ngũ giáo ứng cơ giáng thế, giáo hóa một phương, mà Nhiên Đăng Cổ Phật của Thanh Dương, Thích Ca Văn Phật của Hồng Dương, Di Lặc Tôn Phật của Bạch Dương, tam phật cũng ứng vận thâu viên. Thời kì này đúng lúc 3 hội : hội Ngọ, hội Mùi, hội Thân; các nguyên thai phật tử đắc đạo trở về trời; vạn vật chịu đựng những niệm đầu, động cơ sát hại mà thương tàn tử vong, giống như mùa thu của một năm vậy.

   Sau Hội Dậu, hội Tuất, khí vận của đất trời bế tắc, sanh cơ khô kiệt. Lúc này vỏ trái đất biến động nhanh chóng; núi băng của cực nam cực bắc tan chảy, đất đai biến thành biển cả; núi sông đại địa sản sanh sự đổi dời, biển cả biến thành đất đai. Quỹ đạo vận hành của mặt trăng mặt trời dần dần mất đi trật tự, tạo thành sự hỗn loạn. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mất đi quy tắc. Bầu khí quyển kịch liệt biến hóa lộn ngược. Cuối cùng đất trời hủy hoại, vạn vật biến mất. Giữa đất trời chỉ nhìn thấy một mảng tràn ngập khói mây mù, hỗn độn mù mịt, giống như mùa đông của một năm vậy.


                                                      Thành, Trụ, Hoại, Không

   Đem không gian và thời gian hằng cổ vô tận xem như là một năm thì cái mà chúng ta nhìn thấy là xuân, hạ, thu, đông thay phiên nhau không ngừng, đấy cũng chính là đạo lý của vận thế nguyên hội tuần hoàn không ngừng. Cũng do người trời giao cảm, sản sanh sự biến hóa của thành, trụ, hoại, không mà có khí số của đạo kiếp cùng giáng. Kiếp do tâm sanh, đạo do kiếp giáng, giáng đạo thì cũng sẽ giáng kiếp, then chốt huyền vi, tự có ơn trên làm chủ. Sanh thiên sanh địa thì cũng sẽ có thâu thiên thâu địa, khai thiên, thâu thiên là kết quả của lí số tất nhiên. Tất cả mọi thứ sinh thành biến hóa này đều là thần minh của thượng đế thống trị, tác dụng hóa cơ của Thiên đạo, do đó có thể đầu cuối nhất khí tiếp liền quán thông, trước sau nhất lí viên minh, tạo tựu mọi thứ, biến hóa mọi thứ mà chẳng có lúc bắt đầu cũng chẳng có lúc kết thúc.

   2. Nguồn gốc và sự phát triển của Đạo Mạch
   Đạo và kiếp cùng giáng. Giáng kiếp là để thâu nhiếp mọi cái ác; giáng đạo là để cứu vãn mọi cái thiện. Ông trời nếu đã giáng xuống 3 kiếp thủy, hỏa, phong như thế thì cũng sẽ có 3 thời kì phổ độ của Thanh Dương, Hồng Dương, Bạch Dương. Thanh Dương kì ứng vận ở thời đại Phục Hi, Nhiên Đăng Cổ Phật chưởng thiên bàn, có 1500 năm. Hồng Dương Kì ứng vận ở thời đại của Chu Văn Vương, Thích Ca Văn Phật chưởng thiên bàn, có 3000 năm; thời kì Bạch Dương ứng vận vào thời đại Dân Quốc, Di Lặc Cổ Phật chưởng thiên bàn, có 10800 năm.


   Từ Phục Hi nhất vạch khai thiên đã mở ra sự huyền bí của đất trời, đã tiết lộ nguồn gốc của Đại Đạo, đấy là Tổ Sư đời thứ nhất. Nền văn minh bắt đầu từ đấy, sau đó có Tam Hoàng Ngũ Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, tiếp theo có Hạ Vũ, Y Doãn, Thương Thang, Khương Thượng, Chu Văn Vương, Chu Võ Vương, Chu Công, Lão Tử, Khổng Tử, Nhan Hồi, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, thánh thánh tiếp tục nhau, gánh vác sự truyền thừa của thiên mệnh đạo thống. Có một số vị là đích thân kế thừa được sự chỉ dạy cho tâm pháp, có một số vị là xa tiếp thiên mệnh; có một số vị trực tiếp là đích thân nhìn thấy mà hiểu đạo, có một số vị là gián tiếp nghe mà hiểu đạo; bất kể là loại phương thức nào thì then chốt của việc truyền thừa đạo thống là chẳng rời việc dĩ tâm ấn tâm, do vậy mà có thể đạo mạch tương tục.



   Sau Mạnh Tử thì tâm pháp thất truyền, đạo mạch gián đoạn giữa chừng, đạo bàn chuyển sang Tây Vực. Cùng thời với Khổng Tử, đức Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Ấn Độ, đem tâm pháp của đạo thống truyền cho Ca Diếp Tôn Giả, là sơ tổ của thiền tông, đời đời tương truyền đến Đạt Ma Tổ Sư đời thứ 28. Vào thời đại Lương Võ Đế của Nam Bắc Triều Trung Quốc, Đạt Ma đến từ Tây Vực, đạo thống thiên mệnh lại trở về Trung Quốc.


    Sau Đạt Ma, tâm đăng đạo mạch đơn truyền cho Nhị Tổ Thần Quang, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng. Sau Huệ Năng thì y bát không truyền nữa, đạo giáng hỏa trạch người tại gia, Bạch, tiếp tục là Thất Tổ, La Úy Quần kế nhiệm làm Bát Tổ. Sau Bát Tổ thì đạo căn pháp mạch ẩn mật, từ đời Đường cho đến đời Thanh, đạo thống có 800 năm trống rỗng bỏ không. Giữa 800 năm này, tuy rằng không có Tổ Sư thiên mệnh tiếp tục tâm pháp đạo thống, thế nhưng dạy xuống tâm pháp tiếp tục chẳng dứt, từ Đường Tống cho đến Nguyên Minh, thiền cơ đại xướng, Lí học đột nhiên trỗi dậy, Toàn Chơn Giáo hưng thịnh; đời Đường có cơ phong nhà thiền, thời Tống có Lí học cứu thế, thời Nguyên có Toàn Chơn Giáo hộ pháp, thời Minh có hội liên hiệp giáo đoàn, đề xướng Tam Giáo nhất lí. Sự hộ trì dạy xuống tâm pháp của 800 năm này đã làm công việc lát đường cho sự khai triển của đạo thống về sau. Vào Niên Gián của Thuận Trị Hoàng Đế đời nhà Thanh thì Hoàng-Đức-Huy-Dao cửu tổ tiếp La Bát Tổ, hòa trộn thiên mệnh tâm pháp cùng với tư tưởng của các Tông Phái, chính thức khai sáng Tiên Thiên Đại Đạo. Sau Hoàng cửu tổ thì có Ngô Tử Tường, Hà Nhược, Viên Chí Khiêm, Dương Thủ Nhất, Từ Cát Nam, Diêu Hạc Thiên kế nhiệm tổ vị; tuân theo những lễ nghi của nhà Nho, dùng công phu của Đạo gia, giữ quy giới của Phật giáo, Tam giáo tương dung, sáng chói khả quan.


   Năm Quang Tự thứ 3, Vương Giác Nhất kế nhiệm đời tổ thứ 15, lấy Nho Giáo xiển dương Tiên Thiên Đạo Nghĩa, chỉ dạy cho người về Cách Vật Chí Tri ( nghiên cứu khảo sát những đạo lí của sự vật mới có thể gặt hái được những tri thức bất tận ), hàm dưỡng tâm tánh, khiến cho sự tu trì của Thiên đạo từ Toàn Chơn hóa chuyển thành Nho Giáo hóa. Năm Quang Tự thứ 12, Lưu Thanh Hư kế nhiệm đời tổ thứ 16, và đem cửa đạo đổi tên gọi thành “ Nhất Quán Đạo ”. Năm Quang Tự thứ 31, Lộ Trung Nhất kế tục chưởng đạo bàn là đời Tổ thứ 17. Năm Dân Quốc thứ 19, Trương Thiên Nhiên, Tôn Huệ Minh tiếp tục đời tổ thứ 18, bàn lí việc mạt hậu nhất trước – trách nhiệm trọng đại phổ độ thâu viên lần cuối cùng.

( 64 Đời Thiên Mệnh Tổ Sư đã viên mãn, ứng với 64 quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái , sau này sẽ không còn vị Tổ Sư Thiên Mệnh nào khác xuất hiện. )

   Ghi chú : sự truyền thừa của đạo thống có sự phân biệt giữa thân truyền và xa tiếp.

  Thân truyền là một đời giao tiếp một đời, có sự ghi chép của người, việc, vật, nơi chốn.

   Xa tiếp : do thời thế mà khiến cho nó không thể trực tiếp truyền thừa, có sự khác biệt cách nhau vài chục, trăm, nghìn năm, ví dụ như Đại Vũ lên ngôi vua vào Tây Nguyên 2205, vua Thang thì xưng vương vào trước Tây Nguyên năm 1777 , thời gian ấy cách nhau 444 năm, Chu Văn Vương và vua Thang cách nhau hơn 600 năm, Chu Công và Khổng Tử cách nhau 400 năm. Bảy vị Phật của quá khứ mà Phật Thế Tôn đã nói có vị cách nhau hơn 5000 năm, có vị cách nhau hơn 7000 năm, còn Tây Phương 28 đời Tổ Sư mà Đạt Ma Tổ sư đã nói, có thể khảo chứng điển cố chỉ chiếm số ít; La Bát Tổ và Hoàng Cửu Tổ của 18 đời Hậu Đông Phương cách nhau hơn 800 năm.

(  chú thích : Toàn Chơn Giáo : là Tôn giáo do Đạo Sĩ Vương Trùng Dương sáng lập vào thời Tống, chủ trương Tam giáo Nho, Đạo, Thích hợp nhất; giáo nghĩa của nó khuyên người đọc tụng hiếu kinh của Nho Giáo, Bát Nhã Tâm Kinh của Phật giáo và Đạo Đức Thanh Tịnh Kinh để trở về lại cái chơn, do vậy gọi là “ Toàn Chơn Giáo ”. Thời Nguyên thì cực kì thịnh hành, đến thời Minh, Thanh thì dần dần suy tàn ).

    3. Cái gì gọi là Tiên Thiên Đại Đạo ?


   Tiên Thiên Đại Đạo ” còn gọi là “ Đạo ”. Nếu chúng ta đi quan sát tỉ mỉ, sau khi tâm khiếu khai ngộ thì có thể phát giác rất nhiều đủ thứ các loại hiện tượng trong vũ trụ đều là nhiều tạp loạn mà có trật tự; còn sự vận chuyển của vạn sự vạn vật của giới tự nhiên cũng có pháp tắc nhất định.

   Vị chơn chủ tể của thiên, địa, nhân, vạn sự vạn vật chính là “ Đạo ”. Đạo là đã tồn tại vào trước lúc trời đất sinh thành, do vậy mà nói là “ Tiên Thiên Đại Đạo ”.
  
    Đạo là Lí. Lí chính là chơn lí. Trước lúc Thiên, Địa, Nhân, vạn vật chưa sanh ra thì Đạo đã tồn tại, mà Đạo có thể sanh thiên, sanh địa, sanh người, sanh vạn vật vạn loài. Sau khi Trời, Đất, Người, Vạn vật đã hủy diệt thì Đạo cũng sẽ không hủy diệt. Đạo do chẳng có đi chẳng có đến, bất sanh bất diệt, là đại biểu cho chân lí hằng cổ bất biến trong vũ trụ.
  
    Bổn thể của Đạo cũng chính là bổn thể tự nhiên của vũ trụ. Vào lúc ban đầu hỗn độn chưa phân biệt rõ ràng, trong vũ trụ chỉ là một khối hư linh diệu lí, chẳng có trời, chẳng có đất, chẳng có người, cũng chẳng có ngôn ngữ và văn tự, do đó chúng ta quả thật chẳng cách nào dùng bất kì ngôn ngữ, văn tự nào hoặc sự suy nghĩ nào để hình dung nó. Do vậy Đại đạo chẳng có tên, miễn cưỡng đặt tên cho nó là Đạo. Chúng ta cũng là miễn cưỡng dùng cái danh từ “ Đạo ” này để đại biểu cho nó.
  
   Sau khi trời đất đã sinh thành, Đạo lại có thể quán xuyến xuyên thấu ở trong vạn sự vạn vật của vũ trụ, khiến cho tất cả các hiện tượng tự nhiên đều có thể xuất hiện hài hòa, vận chuyển trật tự ngăn nắp chứ không hỗn loạn. Đấy chính là diệu dụng của Đạo.

   Đạo lớn Lí nhỏ, chúng ta tuy rằng liên tục không ngừng rời chẳng khỏi bổn thể và diệu dụng của Đạo, nhưng lại rất chẳng dễ dàng đi nhận biết nó. Do vậy mà vào hai, ba ngàn năm trước, Thánh Nhân của các giáo ứng vận xuất thế, mỗi vị giáo hóa một phương, nhắm đến thiên thời, địa lợi và căn cơ của chúng sanh lúc bấy giờ, để lại thiên kinh vạn điển, truyền xuống rất nhiều các pháp môn tu trì bỏ ác theo thiện, đồng thời cũng khiến cho vô số chúng sanh nhận biết được rằng trong vô hình vạn sự vạn vật đều có một vị chủ tể thật sự, hoặc gọi là “ Thượng Đế ”, hoặc gọi là “ Tạo hóa ”, hoặc gọi là “ Thiên chúa ”. Chúng ta gọi là “ Đạo ”, hoặc “ Vô Sanh Lão Mẫu ”, đều là khác tên mà cùng nghĩa. Sau khi chúng ta có sự nhận biết và thể ngộ sâu thêm một tầng đối với Đạo rồi thì sẽ hiểu rằng giữa đất trời thật sự chẳng có một vật nào mà chẳng phải là sự hợp nhất giữa bổn thể và diệu dụng của Đạo.

   Do vậy, Đạo tuy rằng bao hàm những nghĩa lí tinh yếu của các đại giáo môn, là tổng đầu nguồn của ngàn môn vạn giáo, thật sự không chỉ giới hạn ở trong lĩnh vực của tôn giáo. Còn “ Thượng Đế ” hoặc “ Lão Mẫu ” cũng không chỉ đại biểu cho trung tâm tín ngưỡng tối cao của tất cả mọi tôn giáo, mà càng là đầu nguồn căn bản và vị chủ tể tối cao của thiên địa vạn sự vạn vật vạn loài, là chân lí chí đạo vĩnh hằng bất biến.

   Do đó, hôm nay chúng ta có cơ hội hiểu được cái gì là “ Tiên Thiên Đại Đạo ”, chẳng những đã tìm thấy được trung tâm tín ngưỡng tối cao của các đại giáo môn, cũng đã tìm thấy được đầu nguồn căn bản của vũ trụ và vị chủ tể tối cao, càng có thể có sự nhận thức sơ bộ đối với chân lí chí cao vô thượng của vũ trụ.

   Nghĩa thật của “ Đạo ” ở trước Tiên Thiên chẳng phải là trước, ở sau hậu thiên chẳng phải là sau. Cực lớn còn có thể đo lường, cực nhỏ còn có thể chỉ ; duy chỉ có “ Đạo ”cực lớn không thể đo lường, cực nhỏ không thể chỉ, do vậy mà lớn chẳng có cái gì mà không bao hàm trong nó, nhỏ chẳng có cái gì mà nó không thể vào được; chẳng có chỗ nào mà nó không quán, chẳng có chỗ nào mà nó không thông, chẳng có chỗ nào mà nó không triệt ; đã quán triệt trời, đất, người, vạn vật vạn loài, đã quán triệt ngoài 33 tầng trời, đã quán triệt ngàn kinh vạn điển, đã quán triệt ngàn pháp vạn pháp, đã quán triệt ngàn giáo vạn giáo, đã quán triệt ngàn phật vạn tổ, đã quán triệt trời đất, thật sự là bảo quý nhất, đã quán triệt một thân của ta. Đấy là nghĩa thật bảo quý của Tiên Thiên Đại Đạo, người người nhất định phải chơn tri chơn giác, cũng tức là hạnh của lương tâm giữa mọi người và ta, ta và mọi người, đấy là vạn chúng nhất tâm, vạn quốc một nhà, thế giới đại đồng, là sự bảo quý của tiên thiên đại đạo. 
  
  4. Đạo và mình có quan hệ như thế nào ? 


   Sự bảo quý của Đạo ở chỗ nó lớn mà chẳng có chỗ nào nó không bao hàm, nhỏ mà chẳng có chỗ nào nó không vào được. Sau khi trời đất sinh thành, đạo quán xuyên ở trời, đất, vạn vật vạn loài, khiến cho sự vận chuyển của mặt trăng, mặt trời, các vì sao chòm sao, mỗi cái đều có thời gian của nó. Sự thay phiên nhau của tứ thời, sự tăng giảm của vạn vật mỗi cái đều có trật tự của nó. Mà sự bảo quý nhất là chủ tể này của trời, đất, vạn vật đồng thời cũng là chủ tể của một thân người chúng ta, gọi là “ Tánh lí, khiến cho chúng ta không học mà có thể nhìn, có thể nghe, có thể ăn, có thể động. Do vậy, chúng ta không những phải theo đuổi khám phá nghiên cứu đạo lí chí cao vô thượng trong đất trời, càng phải quay đầu nhận thức chân lý vốn có trên thân người chúng ta. Do vậy, “ Tiên Thiên Đại Đạo ” tức là “ Tánh lí chơn truyền ”.

   Sự bảo quý của đạo chẳng phải là ở chỗ nó có chỗ thần bí, hy hữu hoặc đặc biệt gì, mà là ở chỗ nó đơn giản tự nhiên, nhưng chúng ta lại thời thời khắc khắc rời chẳng khỏi bổn thể và diệu dụng của nó.


  
 Chúng ta hãy soi ngược một cái nơi tự thân thì sẽ phát giác kết cấu của thân thể chúng ta là vô cùng tinh tế và áo diệu. Chúng ta nhè nhẹ nắm tay một cái, cho dù là một động tác đơn giản như vậy, tất cả những tác dụng vật lí khớp mà trong đó liên quan kéo theo, phản ứng năng lượng hóa học, sự truyền phát tư liệu thông tin của hệ thống thần kinh và sự phân tích, phán đoán của não bộ và sự truyền xuống mệnh lệnh, dựa vào tri thức khoa học kĩ thuật và trình độ văn minh trước mắt của toàn thế giới cũng chẳng cách nào biểu đạt ra hết từng cái một được. Thế nhưng năng lượng mà chúng ta làm ra động tác này lại hoàn toàn không do sự khác biệt của trình độ hiểu biết trên tri thức cá nhân mà có bất kì sự ảnh hưởng gì. Bất luận là học giả nhiều học thức phong phú, hoặc là những lão bá tánh tầng lớp thấp hoàn toàn không biết chữ, bất luận là người trưởng thành hay là đứa trẻ sơ sinh mới chào đời chẳng bao lâu đều có thể dễ dàng làm ra động tác này. Mọi người bẩm sinh là có, chẳng nghĩ mà biết, chẳng học mà có thể, cái lương tri lương năng chẳng có tăng chẳng có giảm này chính là “ Đạo ” làm chủ tể toàn thân của chúng ta.

   Những tri thức và tài năng của chúng ta do học tập mà có được thì có lúc quên mất, có lúc xa cách, còn bổn thể và diệu dụng của đạo chẳng cần học tập, chẳng cần suy nghĩ, lớn mà có thể chủ tể sự vận hành tăng giảm của vũ trụ, nhỏ mà có thể chủ tể ( chi phối, thống trị ) sự nhìn, nghe, nói, động của toàn thân chúng ta. Chúng ta có mà chẳng biết có, dùng mà chẳng biết cái dụng của nó, nhưng lại lúc nào cũng không thể thiếu nó. Cái này chẳng tăng chẳng giảm, vốn tự có đầy đủ mọi thứ ; cái “ Đạo ”vốn có trên thân của chúng ta bởi vì chính là ở trên thân của chúng ta, còn gọi là “ tự tánh Lão Mẫu”.

   Chúng ta đã hiểu cái “ Đạonày chủ tể trời, đất, vạn vật, có ở trên thân thể của chúng ta. Tác dụng của nó chẳng do nhận được sự ca ngợi hoặc phủ nhận của chúng ta mà có bất kì sự tăng giảm nào, bất luận chủng tộc, màu da, quốc tịch, tín ngưỡng tôn giáo hay phú quý bần tiện đều chẳng có phân biệt.

   Do vậy, chúng ta có thể cầu đắcTiên Thiên Đại Đạo ”, không chỉ tìm thấy đầu nguồn căn bản của vũ trụ, cũng đã tìm thấy cái chơn ngã bất sanh bất diệt, không chỉ nhận thức được vị chủ tể tối cao của vũ trụ, cũng nhận biết được vị chủ tể thật sự của toàn thân ta, không chỉ theo đuổi tìm kiếm được đạo lí chí cao vô thượng của vũ trụ, cũng đã tìm về được chân lí và lương tri lương năng vốn có trên thân của mình.

   Nguồn gốc của “ Tiên Thiên Đại Đạo ” là ở trên thân ta vốn dĩ từ lúc bắt đầu đã vốn có, là lương tri lương năng của ta từ tiên thiên đem đến, tức là lương tâm của ta. Lương tâm của ta tức là Thiên tâm, Thiên tâm tức là Đạo Tâm, tâm này vô hình vô tướng, tức là chơn không ; cái diệu của chơn không là không mà chẳng không, trong không diệu hữu. “ Diệu hữu ” là đại bổn ( cơ bản chủ yếu nhất của sự vật ) sanh thiên, sanh địa, sanh người, sanh vạn vật vạn loài. “ Diệu dụng ” là vị chơn tể của vạn linh, vị chơn chủ tể mà chủ tể thiên, địa, nhân, vạn vật vạn loài, cũng tức là chủ tể toàn thân của ta, do vậy nói rằng Đạo ở trên thân ta, thì tất cả mọi thứ vạn năng. Đạo rời thân ta thì thân này chẳng có chút công dụng gì. Tiên thiên đại đạo bảo quý như vậy là cái đạo mà mọi người nhất định cần phải theo đuổi tìm kiếm. 

   5. Cầu đạo là cầu cái gì ?

   
   Tĩnh tâm quán sát cái vũ trụ này nơi mà chúng ta tồn tại, chúng ta thường ca ngợi sự thần kì của đấng sáng tạo. Giới tự nhiên mỗi một khắc đều có vô số việc, vật đang đồng thời vận chuyển, mà chỉnh thể của nó lại phối hợp hài hòa như thế. Cái chân lí này trên thân của chúng ta cũng chẳng phải giống như thế sao ? mỗi một phút mỗi một giây, trên thân của chúng ta đều có vô số phản ứng sinh hóa, tác dụng vật lí…đồng thời phát sinh. Diệu dụng của Đạo phân bố ở trên thân của chúng ta, không cần học tập, chẳng cần suy nghĩ, tác dụng của nó tuy hàng nghìn hàng vạn, hợp lại thì lại chỉ có một cái tự ngã, tất cả mọi thứ đều có trật tự rõ ràng không có hỗn loạn, tự nhiên mà thành. Đạo ở thân ta, vận dụng tự do, dựa theo đặc tính của sự vật mà ứng dụng linh hoạt, có thể vận hành thao túng khống chế tự do không bị trở ngại. Nơi mắt thì có thể nhìn, nơi tai thì có thể nghe, nơi miệng thì có thể nói, nơi mũi thì có thể ngửi mùi thơm thối, nơi thân thì có thể vận dụng hành động làm việc, đấy tức là diệu dụng của Đạo ở thân ta.

   Do vậy, chúng ta hiểu rằng “ Đạokhông chỉ chi phối Trời, Đất, Vạn Vật, càng chi phối toàn thân của chúng ta. Vị chủ tế tối cao của đầu nguồn căn bản vũ trụ và vị chủ tể của toàn thân ta chẳng phải là hai. Bổn thể của Đạo là vô hình vô tướng, nhục nhãn ( mắt thường ) của chúng ta là nhìn không thấy được nó, tay cũng chẳng sờ được nó, nhưng nó lại chẳng lúc nào mà không phát huy diệu dụng của nó, còn tùy theo thiên thời và hoàn cảnh mà phát triển ra ngôn ngữ, văn tự, kinh điển và nền văn minh tạo phúc cho nhân loại. Đấy tức là tác dụng của lương tri lương năng chúng ta.

   Người bình thường không hiểu rằng Đạo ở bổn thể và diệu dụng của tự thân chúng ta, chỉ mơ hồ ý thức được sự tồn tại của nó, bèn lấy “ linh hồn ” để đại biểu cho nó, chúng ta gọi nó là “ Tự tánh Lão Mẫu ”. Bởi vì nó chẳng có sanh diệt, cũng sẽ không hủy hoại, chúng ta cũng gọi nó là chơn ngã ” ( cái tôi thật ), cái chơn ngã này là giàu có, viên mãn, quang minh, hoàn mỹ nhất, là vĩnh hằng bất hủ.




   Bây giờ chúng ta xem xem, cái nhục thể ( thân xác ) có hình có tướng, nhìn thấy được, sờ thấy được có thể đại biểu cho ta không ? hãy đem so sánh hình của các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của một con người thì chúng ta có thể phát giác rằng diện mạo là chẳng có lúc nào mà không đang biến hóa thay đổi. Chúng ta bình thường đều quen dựa vào tướng mạo để nhận người, thế nhưng tướng mạo thì lại chẳng phải là vĩnh hằng. Chân tay của chúng ta cũng chẳng phải là cái chơn ngã. Một vài người nào đó chẳng may mất đi một tay hoặc một chân vẫn có thể sống tốt. Nội tạng của chúng ta thì sao ? Hiện nay khoa học phát triển mạnh, thậm chí đã có thể đem tim của động vật cấy ghép vào cơ thể con người. Chúng ta không thể vì thế mà bảo người này chẳng phải là bản thân anh ta nữa. Cho dù là các tế bào não của phần đầu, từ lúc chúng ta mới sinh ra thì đã bắt đầu không ngừng đang hoại tử, giảm bớt và trong sự thay đổi biến hóa. Do vậy, nhục thể có hình có tướng chỉ là một công cụ của cái “ chơn ngã ” mà thôi. Nhục thể tuy nhìn giống chân thật, nhưng lại chẳng lúc nào mà chẳng đang ở trong sự cải biến, chẳng cần vài chục năm, lại biến thành một đống đất lợt, bởi vì nó chẳng phải là vĩnh hằng, chúng ta gọi nó làgiả ngã ” ( cái tôi giả ).



   Sau khi đã có chỗ hiểu biết đối với cái chơn ngã và giả ngã rồi, chúng ta cũng có thể hiểu vì sao mà chúng ta phải cầu đạo. Nay chúng ta vô cùng may mắn có thể có cơ hội cầu đắc “ Tiên Thiên Đại Đạo ”, cái mà cầu đắc được chính là  Tam Bảo ”. Tam bảo đơn giản rõ ràng, nhưng cũng quảng bác tinh thâm. Nội dung của nó lúc cầu đạo sẽ giải thích tường tận. Bây giờ chỉ đơn giản đưa ra hai điểm :





   Trước hết, cầu đạo chính là trực tiếp điểm ra cái “ chơn ngã ” thật sự vĩnh hằng bất hủ, cũng chính là sự khải phát của lương tâm bổn tánh. Vào ngày nay khi nền văn minh vật chất phồn thịnh xa hơn so với nền văn minh tinh thần, nếu như mê muội đánh mất đi cái chơn ngã thì đời người của chúng ta sẽ giống như một cái xác biết đi. Nếu như nhận cái giả cho là cái thật, càng khiến chúng ta vì mù quáng thỏa mãn cái giả ngã ( cái tôi giả ) mà làm ra những việc hại người hại mình, tạo thành tai họa cho bản thân lúc sống và sau khi chết. Do vậy, cầu đạo khải phát lương tâm chơn ngã vốn có bên trong của chúng ta. Cái chơn ngã, giả ngã phối hợp dung hợp, khiến cho đời người của chúng ta bất luận tồn vong đều là bình an, vui vẻ an lạc, tự tại, phong phú mà có ý nghĩa.



   Thứ hai, cầu đạo cũng chính là mở ra “ cửa chính ” trên thân của chúng ta, còn gọi là cánh cửa của lương tâm, cánh cửa của trí tuệ, cánh cửa của từ bi. Cánh cửa này vô cùng quan trọng. Khi chúng ta sắp rời khỏi một ngôi nhà, tự nhiên từ cửa lớn đi ra. Nếu như khi cửa chính này chẳng cách nào mở ra, mà bị bức từ cửa sổ hoặc ban công nhảy ra thì có thể sẽ té gãy chân. Nhục thể của chúng ta giống như một ngôi nhà vậy, linh tánh chơn ngã giống như chủ nhân của ngôi nhà này vậy, khi có một ngày nhục thể sắp hủy hoại, cái linh tánh chơn ngã nếu không được từ cửa chánh mà ra, bị bức tìm kiếm cửa bên, sự lo lắng sợ hãi của nó là chẳng cách nào hình dung được. Điều này cũng dẫn đến sự đau khổ và bất an sau khi chết. do vậy, chúng ta có thể phát hiện ra tuyệt đại đa số những người lúc lâm chung, nhục thể của họ đều hiển hiện ra cái tướng vật vã, sợ hãi, cứng đơ. Cầu đạo chính là mở ra cửa chính sanh đến chết đi này của chúng ta, cũng chính là con đường lớn thông thiên.

   Do vậy, chúng ta hôm nay rất may mắn có thể cầu đạo, cầu đắc được tam bảo, mở ra cửa chính thông thiên của linh tánh, có thể khiến chúng ta tìm trở lại cái chơn ngã, nhận thức được cái Đạo trên bản thân mình, tự nhiên lấy lương tâm làm chuẩn tắc xử lí sự việc và quan hệ xử sự giữa người với người, khiến cho đời người càng có ý nghĩa, càng tiến thêm đến việc giải quyết sanh tử đại sự, được sự bảo đảm của siêu sanh liễu tử. Trăm tuổi về sau trở về lại cố hương nguyên thủy của chúng ta, cho nên “ Tiên Thiên Đại Đạo ” cũng là “ con đường trở về trời ”.

 
   Sự bảo quý của Tiên Thiên Đại Đạo tức là ngàn kinh vạn điển chẳng bằng một điểm của Minh Sư. Điểm này mở ra cửa chính huyền quan, cửa phật, đường lớn thiên đàng một bước trực siêu, tức con đường được vĩnh sanh. Sự bảo quý của điểm này siêu Phật vượt Tổ, siêu kinh vượt điển, siêu vượt thiên địa. Đắc đạo được một điểm bảo quý này, nó là thầy của tất cả các kinh, vua của tất cả các pháp, Mẫu của chư phật, Mẫu của thiên địa, do đó nói siêu sanh liễu tử tức được vĩnh sanh, là tiên thiên đại đạo bất hủy bất diệt. Đấy là cái mà mọi người nguyên thủy vốn có, là con đường nhất định trở về thiên đường cực lạc lí thiên.

     Tu tâm luyện tánh, bão nguyên thủ nhất 
       
      Đấy là lí tưởng của Lão Tử
     
     Thanh tịnh tất quy thành vô vi vạn vật hó
      
      Lui là tiến, thật như hư
       
      Thần như cảnh giới rồng… bầu trời bao la
       
      Đạo đức kinh động tĩnh có thiên cơ.

       
      Dung hội quán thông, tam giáo nhất thể 
      
      Những tín đồ ngoan cố mê muội kia
     
      Chia đường rẽ lối độc lập, chẳng tuyên dương đạo mà còn hủy báng
     
      Thật đáng thương, lại đáng bi
    
       Giáo và giáo cùng ánh sáng mà cự tuyệt, chống lại nhau.
     
      Tạo thành tình hình xã hội vô cùng đen tối
  
     
     Tiên phật thần thánh, cứu chúng xả mình 
    
      Lớp lớp ma khảo, từng cái trải qua
     
      Giáo tuy khác, lí chẳng khác
     
      Công như nhau chẳng cao thấp
     
      Tranh cãi chẳng phải là tốt, trầm mặc tự thể ngộ
    
      Chơn công lập đức chính là đạo lí lớn


 
   Nước có đầu nguồn, cây có gốc rễ

   Đứng đầu trong số các sinh linh, là một trong tam tài ( Thiên, địa, nhân )
   
   Tâm vô hạn mà vất vả mệt nhọc
    
   Vì nhục thể, tánh địa mê

   Sanh và tử chẳng chắc chắn, vô căn cứ

   Từng người một lúc gần chết nước mắt từng giọt rơi 


   Đã bái Minh Sư chỉ điểm đến và đi 

   Những lỗi lầm của quá khứ ấy, từng cái rửa sạch 

   Từ hồi quang mà phản chiếu 

   Lên kế hoạch cứu thế, chí chuyên nhất  

   Tam bất hủ ( bất diệt ) là sự nghiệp thật 

   Đời thiên thu huy hoàng soi đại địa


   Phú quý danh lợi, công khanh đại phu ( chức quan lớn ) 

   Những tục sĩ xưa nay lấy đó làm kế hoạch 

   Xả tánh mệnh mà chẳng màng, tham cái ăn cái mặc phong phú trước mắt 

   Chẳng chắc chắn, bôn ba mà vất vả mệt nhọc

   Đến cuối cùng nhân tước ( địa vị ở nhân gian ) hóa thành  khói mây

  
   Nhân nghĩa trung tín, lạc thiện háo thí ( ưa thích việc hành thiện bố thí )

   Những cao sĩ xưa nay  lấy đó làm nghĩa vụ ( Cao sĩ : những bậc quân tử phẩm đức cao thượng ẩn cư không làm quan )

   Liều sống chết mà chẳng màng, lấy việc cứu thiên hạ là trách nhiệm bản thân

   Rộng lượng hào hiệp một đời chẳng có gì

   Chứng thiên tước thiên thu được thơm phức

  
   Thiên tước nhân tước, phân biệt chi tiết rõ ràng

   Hồng phước ngắn mà dễ mất, thanh phước chẳng khô cạn

   Xả cái nhẹ, mà lấy nặng mới là có con mắt

   Vui vẻ ôn hòa vui đạo học quân tử

   Chỉ tánh mệnh, khổ khẩu bà tâm độ hóa trần tục


    Đứng đầu của vạn linh, đồ đệ của Hoạt Phật

   Vẻ ngoài ngờ ngệch ngốc nghếch mà ẩn trí tuệ giấu sâu chẳng lộ

   Thong thả tự tại, ứng vạn biến mà chẳng kinh sợ

   Chọn cái thiện mà cố chấp giữ, mặc cho ngàn ma dùng gió phá vạn sóng

   Tùy cơ ứng biến nhất tâm noi Hoạt Phật.

0 comments :

Powered by Blogger.