Ba
người cùng đi tất
sẽ có người có thể làm thầy của ta !
Khổng
Tử nói rằng : 「三人行必有我師焉!」“ tam
nhân hành, tất hữu ngã sư yên ” ( Dịch nghĩa : trong ba người cùng đi tất sẽ có
người có thể làm thầy của ta ! ) Vì sao mà Khổng Phu Tử nói rằng 「三人行」 “
ba người cùng đi ”, không nói “ bốn người cùng đi ” hay “ năm người cùng đi ” vậy
? Khổng Lão Phu Tử ám thị với chúng ta rằng thân thể của một người đi ra ngoài
thật ra thì có hai người giả ( tức hai mắt ), một “ người thật vô hình ”, người
thật là huyền quan khiếu của Minh Sư một chỉ điểm, cũng chính là lương tâm, tự
tánh, thiên lí, hợp thành “ 3 người cùng đi ”.
Nếu
không tin thì xin mời các vị Tiền Hiền dùng gương soi mặt của mình, có thể thấy
trên gương mặt trong gương có 3 người, trong 2 nhãn cầu phản chiếu ra hai hình
người ( người giả ), lại cộng thêm chơn nhân tự tánh của Minh Sư chỉ điểm thì hợp
thành 3 người, trong số ấy vị chơn nhân ( người thật ) làm chủ tể chi phối hoạt
động toàn thân tức là thầy của ta, sau này khi khởi tâm động niệm nên thỉnh mời
thầy ta làm chủ để hàng phục tâm vọng tưởng của chúng ta, chế ngưng tà tâm dục
niệm, tức là lương tâm trong thân người của ta, đấy gọi là thầy ta.
Giáo
chủ của Nho Giáo chính là Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử; Khổng Lão Phu Tử
lúc bấy giờ thiết Hạnh Đàn (杏壇 ), minh ( tỏ ) truyền thi sách, ám truyền Thánh đạo,
giáo hóa đệ tử 3000 người; Đạo mà Khổng Tử và Chư Phật Chư Tổ đã truyền hoàn
toàn giống với đạo mà hiện tại chúng ta đã đắc, xin hãy xem chữ 「杏」( Hạnh
) của Hạnh Đàn (杏壇 ): 「杏」= (十八口)tức là chỉ huyền quan nhất khiếu, lương tâm bổn tánh, phật
tánh của ta, nếu có thể nỗ lực siêng tu, tức có thể thay đổi khí chất, minh thiện
phục sơ, thành Thánh thành Phật.
0 comments :
Post a Comment