BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Lợi Ích Của Việc Tham Gia Các Lớp Nghiên Cứu

Lợi Ích Của Việc Tham Gia Các Lớp Nghiên Cứu

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Friday, October 14, 2016 | 1:00 PM



1.  Có thể giúp tăng trưởng trí tuệ
    Từ lớp Tân Dân đến lớp Sùng Đức, trong 5 năm đã đọc nghiên cứu về kinh điển của các Giáo như : Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đạo Đức Kinh, Lục Tổ Đàn Kinh, Kim Cang Kinh …, cũng đã nghiên cứu rất nhiều đạo học căn bản, như Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới, Tánh Lí Thích Nghi…có thể làm tăng trưởng trí tuệ của chúng ta, giúp chúng ta có mục tiêu và phương hướng đúng đắn đối với đời người, không tiếp tục sống qua ngày một cách mơ mơ màng màng nữa.


   Con người sở dĩ tạo nghiệp đều là do vô minh ; vô minh nghĩa là chẳng rõ đạo lý nhân quả, hoặc sản sinh nhận thức sai lầm về nhân duyên quả báo, chính là “ si ”, còn gọi là “ vô minh ”. Vô minh là căn nguyên nguồn gốc của phiền não và tạo tội. Trong các lớp nghiên cứu, chúng ta sẽ hiểu được rất nhiều đạo lý, cũng sẽ giảm thiểu rất nhiều những cơ hội tạo nghiệp.

   Thường đến Phật đường để nghiên cứu đạo lý, không những xây dựng được giá trị quan đúng đắn mà còn học tập được tinh thần từ bi hỷ xả của Thánh Hiền Tiên Phật, tiến đến việc thường hành tam thí ( tài thí, pháp thí, vô úy thí ), sửa bỏ những thói hư tật xấu và tánh nóng giận, rộng gieo ruộng phước, phước tuệ song tu.

2. Sự kỳ vọng và khích lệ của Tổ Tiên  
    Con cháu học Phật thì Tổ Tiên triêm quang, trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện có nói rằng : “ Con cháu hiếu thuận, con cháu học Phật thì Tổ Tiên cũng triêm quang, con cháu làm Bồ Tát rồi, họ là Tổ Tiên của Bồ Tát thì họ bất luận là ở cõi nào cũng nhận được sự tôn kính của người khác. ” Do đó Tổ Tiên vẫn cứ hay đặt kỳ vọng rất cao đối với con cháu ở dương thế, kỳ vọng con cháu họ có thể vào đạo trường tu bàn, triêm được càng nhiều quang.

  ※ Bà về báo mộng :
    Một lớp viên nọ học lại lớp Tân Dân, lúc chia sẻ tâm đắc với mọi người, anh ta đã nói ra tâm đắc học lớp Tân Dân hai lần như sau :

   Anh ta nói rằng lần đầu tiên học lớp này thì bỏ dở dang nửa chừng ; năm nay khi lại đến học lớp Tân Dân, Bà của anh ta đã báo mộng cho anh ta trong đêm rằng :

   “ Lớp Tân Dân lần đầu tiên cháu đang học rất tốt cớ sao lại ngưng giữa chừng, báo hại ta chẳng thể triêm quang ; lần này cháu chẳng dễ gì lại đến học lớp Tân Dân, cháu phải học cho thật tốt, nếu không thì ta sẽ chẳng bỏ qua cho cháu ”. Chính vì thế mà anh ta đã học cho xong lớp Tân Dân.

  ※ Sơn Thần báo mộng :
     Một vị lớp viên nọ chia sẻ tâm đắc lên lớp nghiên cứu của anh ta rằng : 
     Anh bảo rằng sở dĩ anh ta đến tham gia lớp nghiên cứu là do sự khích lệ cổ vũ của Tổ Tiên anh ta ( Sơn Thần ). Có một lần nọ trong đêm, Sơn Thần báo mộng cho anh rằng : “ Các cháu ở nhân gian học xong lớp nghiên cứu 5 năm thì đã có đạo hạnh của 600 năm rồi, có sự việc tốt như thế này, sao cháu không biết nắm bắt lấy ? ”. Chính vì thế mà anh ta đã đến tham dự lớp nghiên cứu.

  ※  Điểm Truyền Sư Hứa Truyền Doanh đã thuật lại sự thù thắng của tờ Long Thiên Biểu : nghiêm túc tu bàn một năm hoặc nửa năm thì Tổ Tiên có thể từ Vong Linh cấp 3 thăng lên làm vong linh cấp 2, cứ thế mà thăng dần theo từng cấp, cuối cùng thì cùng nhau thăng thiên.

  ※  Có một lần nọ, Đàn chủ Lâm Thương Khố ở địa phủ đã nhìn thấy bố của ông, lúc bấy giờ có 3 người đi theo ông, ông bèn hỏi : “ Bố ơi, có phải tội của bố rất nặng, nếu không thì sao có 3 người áp sát bên cạnh bố ? ”. Bố của ông trả lời rằng : “ Nói bậy, áp sát cái gì, họ là những người dùng của ta, nhà chúng ta có thiết lập phật đường, ta triêm quang của con, lại còn có người để sai khiến ”. Ông lại hỏi : “ Vậy khi nào thì bố muốn về trời ? ”. Bố của ông đáp rằng : “ vậy thì phải xem khi nào thì con chết ! ”, ý nói rằng “ Một đứa con đắc đạo, cửu huyền thất tổ đều triêm quang ; một đứa con thành đạo, cửu huyền thất tổ thảy siêu thăng ”, do vậy phải đợi đến khi Lâm Đàn Chủ thành đạo thì tổ tiên mới được cùng nhau về trời.

3.Tổ Tiên triêm quang – có thể cùng đến nghe lớp.
  ※ Lớp viên Pháp Hội kiến chứng Tổ Tiên quỳ ở trước cửa để nghe lớp. ( Pháp Hội còn có tên gọi là Suất Tánh Tiến Tu Ban, được xem là một loại lớp nghiên cứu ).

  ※ Ông cố nội của Điểm Truyền Sư Lâm Kim Hùng tiếp đãi Tổ Tiên của các lớp viên : Nhà Bác họ của Lâm Điểm Truyền Sư có phật đường và thiết lập lớp Minh Đức, các nhân viên bàn sự giúp dâng khăn lau tay cho các lớp viên thì ông cố Nội của Lâm Điểm Truyền Sư cũng bận bịu phục vụ cho Tổ Tiên của các lớp viên ( dâng khăn lau tay ), sau đó cùng nhau nghe lớp.
  
  ※ Đàn chủ Lâm Thương Khố nói rằng : “ Lớp Viên nếu như ngủ gật thì Tổ Tiên của họ sẽ chẳng nghe thấy, Lớp Viên nếu như xin nghỉ phép thì Tổ Tiên của họ cũng không được đến dự ”

  ※ Cậu bé Liệu Vũ Kiệt nói rằng : Lớp viên giữa chừng rời khỏi chỗ ngồi thì Tổ Tiên sẽ bị mời ra ngoài, cho đến khi lớp viên quay về chỗ ngồi thì mới có thể tiến vào trở lại. Nếu Lớp viên một đi không trở lại thì Tổ Tiên sẽ không có cơ hội để trở lại.

4. Lãnh Thiên Chức - Có nhiều cơ hội để liễu nguyện, Tổ Tiên lại triêm quang
  ※ Kết thúc lớp Tân Dân thì lãnh thiên chức “ Bàn Sự Nhân Viên ”, có thể giúp bàn nhiều Phật sự hơn.


  ※ Kết thúc lớp Chí Thiện thì lãnh thiên chức “ Giảng viên ”, có cơ hội lên bục giảng đạo, rộng hành pháp thí.

  ※ Lớp Chí Thiện trở lên, Tiền Hiền cho phép thì có thể lập nguyện Đàn Chủ, thiết lập Phật đường gia đình hoặc gia nhập Đàn Chủ của Phật đường công cộng.

  ※ Các lớp nghiên cứu theo thứ tự mà tiến dần, sau này sẽ được đề bạt làm giảng sư, có thể đăng Pháp Vương Tọa, lên bục giảng đạo.

                                                                 ( Bế ban lập nguyện , lãnh nhận thiên chức )

  Indonesia có một vị đạo thân nói rằng : Ông ngoại của anh ta đã từng báo mộng cho anh ta rằng : anh ta 6 lần đến phật đường thì ông ngoại có được chia đến 5 lần công đức; lần thứ nhất là anh ta đi dự pháp hội, do là làm lớp viên được người khác phục vụ, do đó mà ông ngoại chẳng được triêm quang; Lần thứ hai đến lần thứ sáu, anh ta đến phật đường làm nhân viên bàn sự, nên ông ngoại được chia cho công đức.

5.Tiêu oan giải nghiệt
  Lên lớp nghiên cứu, ngoài việc Tổ Tiên sẽ đến nghe lớp ra, các Oan Khiếm cũng sẽ cùng đến nghe lớp; sau khi mà họ đã rõ lý rồi thì việc đòi nợ tự nhiên sẽ thả lỏng.

  ※ Có một ngày nào đó thiện căn của Oan khiếm hiện ra trước mắt, hướng đến Phật đạo, không đến quấy nhiễu nữa thì những chướng ngại tu đạo của lớp viên sẽ tiêu trừ.

6.Tiếp nhận Phật quang phổ chiếu
  Có thể duy trì giữ vững đạo tâm : thường đến phật đường có thể khiến cho đạo tâm chẳng thoái lùi; đạo trường giống như lò lửa vậy, mất đi độ ấm rồi có thể ấm trở lại, ấm trở lại thì có thể giữ ấm, giữ ấm thì có thể tăng ấm. Thường gìn giữ sự phát tâm ban đầu thì thành phật có thừa.

   Có thể tịnh hóa tâm linh, thay đổi khí chất :
   A. Chuyển biến “ tâm ” – Tâm chánh : ( trừ bỏ tham, sân, si )
   Chuyển biến quan niệm, tịnh hóa tâm linh, mở rộng tâm lượng, thay đổi tánh khí ( Lí tánh – Khí tánh – Chất tánh ), gia tăng tri thức ( làm phong phú đạo học ), khai mở trí tuệ, gia tăng định lực.

  B. Chuyển biến “ thân ” – Thân chánh, ngôn chánh, hành chánh :
   1. Tướng tùy tâm chuyển ( do tâm tốt mà tướng tốt ) , tánh chất chuyển biến, khí chất tốt.

   2. Tài ăn nói khá tốt ( biết nói cái gì, biết nói như thế nào ) – Luận Ngữ rằng : “ Hữu đức giả tất hữu ngôn, hữu ngôn giả bất tất hữu đức ” ( Dịch nghĩa : Khổng Tử nói rằng : “ Người có phẩm hạnh tốt thì lời nói cũng tốt, nhưng người có lời nói tốt chưa hẳn là người có phẩm hạnh tốt ” ).

   3. Hành vi đoan chánh ( không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm ).

   4. Càng có khẩu đức ( nói những lời nên nói – lời nói nhiều chẳng thà nói ít, nói ít chẳng thà nói tốt; trừ bỏ ác khẩu, lưỡng thiệt, vọng ngôn, Ỷ ngữ ).

   5. Thân càng khỏe mạnh ( biết được cái đạo dưỡng sinh, dưỡng tánh, dưỡng tâm, những yếu lĩnh để thân thể khỏe mạnh. )

   C. Chuyển biến “ Duyên ” – Rộng kết thiện duyên, rộng kết bạn tốt, có nhân duyên, có phật duyên.

   Trong Luận Ngữ ( chương Quí Thị ) , Khổng Tử nói rằng : 益者三友,損者三友。友直,友諒,友多聞,益矣;友便闢,友善柔,友便佞,損矣。」“ ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn : Ích hỹ; Hữu biền tịch, hữu thiện nhu, hữu biền nịnh, Tổn hỹ ” ( Dịch nghĩa : Khổng Tử nói : Người bạn có ích thì có 3 loại, bạn có hại cũng có 3 loại. Kết bạn với những người chính trực, thành thật giữ tín, người có kiến thức rộng, là có lợi. Kết bạn với những người xu nịnh bợ đỡ, bề mặt thì tâng bốc mà sau lưng thì lại phỉ báng, người hay nói những lời hoa mĩ, quen trau chuốt vẻ ngoài mà nội tâm không chân thành, hư tình giả ý, là có hại. )

   D. Chuyển biến “ mệnh ” – Tư tưởng    Lời nói    Hành vi → Thói quen  → Tính cách → Vận mệnh.
Vô lượng Từ tâm và bi nguyện, tánh tâm thân chỉnh thể tu trì, lượng lớn phước lớn; phước lộc thọ đều đầy đủ, tu thành Vô Lượng Thọ Phật.

參加研究班的好處
   1.  可以增長智慧
   從新民班到崇德班,五年研讀了論語、孟子、道德經、六祖壇經、金剛經…等各教經典,也研讀了許多基礎道學,如皇母十誡、性理釋疑…等,可以增長我們的智慧,對人生有正確的方向和目標,不再迷迷糊糊過日子。

人之所以會造業,都是因為無明,無明就是不明因果道理,或對因緣果報生錯誤認識,就是「痴」,又稱「無明」。無明是煩惱和造罪的根源,在各種研究班當中,我們明白了很多道理,也就減少了許多造業的機會。

常來佛堂研究道理,不僅建立正確的價觀,也學習聖賢仙佛慈悲喜捨的精神,進而常行三施,改毛病去脾氣,廣種福田,福慧雙修。

   2. 祖先的期待和鼓勵
   子孫學佛,祖先沾光,在地藏本願經裡面:「子孫孝順,子孫學佛,祖先也沾光,子孫做了菩薩,這是菩薩的祖先,他無論在哪一道都受到人尊敬。」所以祖先對於陽世的子孫總是寄予厚望,期待他能走入道場修辦,沾更多的光。

奶奶託夢:一位班員重讀新民班,分享時出他讀兩次新民班的心得,他第一次讀班半途而廢,今年又來讀新民班時,奶奶在夜裡託夢:「你第一次新民班讀得 好好的為什麼要半途而廢,害我不能沾光,這一次你好不容易又來讀新民班,你要好好讀,否則我不會放過你。」於是他把班讀完。

山神託夢:一位班員分享他上研究班的心得,他他會來上研究班,是他的祖先(山神)的鼓勵,有一次夜裡山神跟他託夢:「你們在人間上完五年的研究班,就有六百年的道行,有這麼好的事情,你怎麼不會把握呢?」於是他就來上研究班了。

許傳營點傳師講述龍天表的殊勝:認真修辦一年半載,祖先可從三級亡靈升為二級亡靈,如此逐級晉升,最後一起昇天。

有一次林蒼庫壇主在地府見到他爸爸,當時有三個人跟著他,他就問:「爸爸你是不是罪很重,不然怎麼有三個人押著你」,他爸爸回答:「胡,什麼押著,他們 是我的使用人,我們家設佛堂,我沾你的光,睡套房,還有使用人。」他再問:「那爸爸你什麼時候要回天上?」他爸爸回答:「那要看你什麼時候死掉啊!」意思 「一子得道,九玄七祖盡沾光,一子成道,九玄七祖盡超昇」,所以要等林壇主成道時,祖先才一起回天。

   3. 祖先沾光—可以一起聽課
 法會班員見證祖先跪在門外聽課。(法會又叫率性進修班,算研究班一種)

林金雄點傳師的先曾祖父招待班員的祖先:林點傳師的堂伯父家有佛堂並設明德班,辦事人員幫班員打毛巾,他的曾祖父也忙著為班員的祖先服務(打毛巾),之後一起聽課。

 林蒼庫壇主:班員如果打瞌睡,祖先就會聽不到,班員如果請假,他的祖先不能來。

廖宇小弟弟:班員中途離席,祖先會被請出來,直到班員回座,才可以再進去,若班員一去不回來,祖先就沒有機會再回去。

  4. 領天職—了愿機會多,祖先再沾光
新民班畢班,領「辦事人員」天職,可幫辦更多佛事。

至善班畢班,領「講員」天職,有機會登台講道,廣行法施。

至善班以上,前賢許可,可立壇主愿,設家庭佛堂或加入公共佛堂壇主。

 研究班循序漸進,將來被提拔講師,可以登法王座,上台講道。

印尼有一位道親:他外祖父曾託夢給他,他六次到佛堂,外祖父有分到五次功德,第一次是他去開法會,因為是當班員被人服務,所以外祖父沒有沾光,第二到第六次,他去佛堂當辦事人員,外祖父就有分到功德。

  5. 消冤解孽
上研究班,除了祖先會來聽課外,冤欠也會一起來聽課,當他明理後討債自然會放鬆。

 有一天冤欠之善根現前,趨向佛道,不來干擾你,則班員修道之障礙消除,助以增長。

  6. 接受佛光普照
 可以維繫道心:常來佛堂,能使道心不退,道場猶如火爐一般,失溫的可以回溫,回溫的可以保溫,保溫的可以昇溫。常保初發心,成佛有餘。

   可以淨化心靈、變化氣質:
 (一)轉變「心」-心正:(去貪、嗔、痴)。轉變觀念、淨化心靈、擴大心量、變化氣性(理性-氣性-質性)、增加知識(充實道學)、開智慧、增加定力。

   (二)轉變「身」-身正、言正、行正:

1.相隨心轉(由好心而好相)、質性轉變、氣質佳。  

2.口才較好(知道什麼、知道怎麼)-論語:「有德者必有言、有言者不必有德」。

3.行為端正(不殺、不盜、不邪淫)。

4.更有口德(的話-言多不如言少、言少不如言好;去惡口、兩舌、妄言、綺語。)

5.身更健康(知養生之道、養性、養心、健身要領。

(三)轉變「緣」-廣結善緣、廣交益友、有人緣、有佛緣。

 論語:「益者三友,友直、友諒、友多聞;損者三友,友便辟、友善柔、友便佞。」    

 (四)轉變「命」-思想言語行為習慣性格命運

無量慈心與悲願、性心身整體修持、量大福大、福祿壽俱全、修成無量壽佛。

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.