1. Đại
Sự Nhân Duyên, giáng sanh Hà Bắc :
Lão
Tiền Nhân tên húy là Ân Vinh, tự là Kiệt Khanh, hiệu là Vũ Lâm, lại có hiệu là
Khiết Thanh, lúc về già tự hiệu là Bạch Thủy Lão Nhân, là người huyện Ninh Hà,
tỉnh Hà Bắc, sinh ra vào ngày 22 tháng 3 Thanh Quang Tự năm thứ 27 ( 1901 ) tuế
thứ tân sửu, gặp đúng lúc những năm Canh Tý có sự biến, liên quân của 8 nước
xâm chiến, khu vực Kinh Tân gặp phải chiến loạn, vừa ra đời thì ngày kế lập tức
do mẫu thân bồng đến nhà ông ngoại để tị nạn. Từ nhỏ nhận được sự dạy bảo của
ông ngoại, học thuộc thư sách, hiểu rõ lễ tiết, hiếu thuận với phụ mẫu, hữu ái
với huynh đệ đã hình thành nên tính cách của ngài.
Ngài
8 tuổi thì nhập học biết chữ, thuộc lòng tứ thư ngũ kinh, lập chí noi theo Cổ
Thánh Tiên Hiền.
Đầu
năm Dân Quốc, các cường quốc liên tục luân phiên xâm phạm, Lão Tiền Nhân cảm thấy
vô cùng đau lòng đối với sự suy nhược bại yếu của Trung Quốc, bèn lập chí
nghiên cứu ngành công nghiệp sản xuất, hy vọng để chấn hưng quốc uy, do đó năm
17 tuổi, ngài đến Thiên Tân, thông qua người giới thiệu đến xí nghiệp thương mại
để công tác. Do hết sức trung thành, giữ vững cương vị nên nhận được sự tín nhiệm
sâu sắc của chủ đầu tư, năm 20 tuổi thì được đề bạt làm giám đốc của xưởng nhuộm
dệt Đại Đức Long, nghiên cứu tỉ mỉ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, thương hiệu nổi
trội, lại mở rộng xưởng gia tăng thêm sản xuất. Lúc 26 tuổi, do tổng giám đốc
qua đời, Lão Tiền Nhân lại được bổ nhiệm làm tổng giám đốc kiêm chức xưởng trưởng,
thao trì mọi thứ, tất cả các sản phẩm chuyên tiêu thụ ở các khu vực Đông Bắc, cạnh
tranh với hàng của Nhật; lúc này Nhật Bản vẫn chưa có người tạo tơ lụa, chỉ có
Pháp, Italy sản xuất mà thôi, nhưng sự chuyên tinh hoàn mỹ của hàng vải lụa Đại
Đức Long khiến cho người Nhật ngất ngây nể phục, bèn phái người đến xưởng dệt
nhuộm Đại Đức Long để học tập.
Dân
Quốc năm thứ 20 ( 1931 ) , gặp phải lúc mẫu thân qua đời, ngài cực kì âu sầu
đau đớn quá độ, lại thêm nghiệp vụ ngày càng nhiều mà trách nhiệm nặng nề suốt
ngày đêm, cho đến tháng 7 năm thứ 27 ( năm 1938 ), ngài do làm việc vất vả quá
độ trong thời gian dài nên sinh bệnh, thông qua chẩn đoán thì là bệnh phổi kỳ
cuối, ho ra máu nghiêm trọng, tất cả các bác sĩ đều bó tay, tự mình cảm thấy chẳng
còn hy vọng cầu mong sự sống sót nữa, may mà gặp được bác sĩ trung y là ông Tôn
Lan Phương, khuyên rằng đi cầu đạo có thể tránh kiếp tị nạn, phùng hung hóa
cát, bèn kỳ vọng khẩn cầu Tiên Phật, đồng ý đến phật đường của pháp tô giới địa
để cầu đạo. Sau khi được điểm đạo, được các Tiền Hiền khai thị, nhưng mà thường
đến phật đường tuy đi qua vài lần cũng chẳng thấy có ứng nghiệm nào, bệnh thể
cũng chẳng thấy có chuyển biến tốt gì bèn cảm thấy chẳng có hứng thú.
Không
lâu sau, ông Tôn và các vị thân hữu gợi ý đi Bắc Bình trị liệu, thông qua sự kiểm
tra của bệnh viện Hiệp Hòa, bệnh phổi kỳ cuối chẳng cách nào chữa trị được, chỉ
có thể tĩnh dưỡng. Đúng vào lúc đang ưu phiền, gặp được ông Cung Bành Linh ( dẫn
bảo sư ) bàn đạo ở Bắc Bình giới thiệu đến một phật đường của Tây Thành để tạm
trú dưỡng bệnh. Mười ngày sau, Cung Tiền Nhân nói rằng : “ có một cái lớp
nghiên cứu hôm nay phải kết thúc, cậu có thể đi nghe, nếu thành tâm cảm động sự
từ bi của tiên phật, có lẽ không chừng bệnh sẽ khỏi ”. Ngày đó, được thầy Tế
Công từ bi hiển hóa, cảnh tỉnh mê tân. Cuối cùng, lúc bế ban, thầy Hoạt Phật
nói rằng : “ biểu hiện của các con rất tốt, toàn phát tâm nguyện, Lão Mẫu hoan
hỷ, mọi người bất kể có bệnh gì, hãy thành tâm kính ý ăn đồ cúng để trước mặt
Lão Mẫu, trăm bệnh đều khỏi ”. Lão Tiền Nhân được cơ duyên này, vội vàng tiến về
trước ăn một miếng, lúc ấy đúng vào mùa đông, đồ cúng vào miệng một cái ngay lập
tức cảm thấy toàn thân lạnh buốt. Thầy Hoạt Phật lại nói : “ con thay ông trời
bàn đạo, tai bệnh nho nhỏ chẳng là cái gì, chủ quyền mạng sống của con là ở ông
trời, chết rồi còn có thể sống lại ”. Lão Tiền Nhân nghe lời này của thầy,
trong lòng phát một thệ nguyện rằng : “ nếu bệnh khỏi rồi, toàn bộ sự nghiệp đều
không làm nữa, nhà cũng chẳng cần, sẽ một lòng thay trời bàn đạo ”. Từ đấy người
chẳng đến bệnh viện, thuốc cũng chẳng uống, nhưng điều áo diệu là bệnh thể ngày
càng thấy chuyển biến tốt.
Sau
hai tháng trời, bệnh đại khái đã khỏi, người trở về Thiên Tân mới biết công xưởng
đã xảy ra chuyện, có 3 nhân viên bị kẻ cướp trói đi. Lão Tiền Nhân nghĩ cách
gom góp gây quỹ mới cứu về được. Nghĩ thử xem nếu chẳng phải là tiên phật xoay
chuyển, Thầy Tế Công cứu vớt, đi Bắc Bình rồi, nếu không thì chẳng chết vì bệnh
phổi cũng chết dưới tay của bọn cướp. Thầy Tế Công phê huấn có nói rằng : 「若非為師一手力,恍惚杳冥赴黃泉。」“ nhược
phi vi sư nhất thủ lực, hoảng hốt yểu minh phó hoàng tuyền ” ( ý nghĩa là : nếu
chẳng phải thầy một tay giúp, mơ màng chớp mắt đến suối vàng ). Lão Tiền Nhân
ngộ được thiên ý này, cảm kích ghi nhớ mãi ơn trời, do đó bèn chuyển nhượng quyền
sở hữu cổ phần, cả nhà dời về ngôi nhà xưa của tổ tiên, từ đấy giữ chắc lời hứa
đã phát nguyện với trời, một lòng báo ân liễu nguyện, xả thân bàn đạo.
2. Rời
nhà xả bỏ sự nghiệp, lập thân hành đạo :
Tháng
giêng Dân Quốc năm thứ 28 (năm 1939 ), Lão Tiền Nhân đi Bắc Bình chúc tết Sư
Tôn Sư Mẫu, trải qua một ngày luyện khảo, được sự từ bi của sư tôn, trở về
Thiên Tân đảm nhiệm nhân tài tại các phật đường, ngày ngày bàn đạo. Cho đến lúc
kháng chiến chống Nhật, chiến tranh hỗn loạn khắp nơi, lại gặp thiên tai, khu vực
Hoa Bắc xảy ra nạn lụt, một mảng nước mênh mông, vạn vật gặp tai kiếp, tất cả mọi
thứ mà tiên phật đã nói toàn bộ đều ứng nghiệm. Mắt nhìn thấy cảnh này, Lão Tiền
Nhân bèn quyết định hy sinh tất cả mọi thứ, chuyên tâm bàn đạo.
Tháng
3 Dân Quốc năm thứ 29 ( năm 1940 ) , Sư Tôn được mời đến Thiên Tân, tạm trú ở
Hoắc Trạch, Lão Tiền Nhân cùng Điểm Truyền Sư bàn đạo trở về, do Hồ Đạo Trưởng
dẫn đến bái kiến Sư Tôn. Vào ngày đại điển, Sư Tôn thỉnh Lão Mẫu đến đàn, Lão
Tiền Nhân báo chữ, một trang huấn văn đã phê thị 3 tiếng đồng hồ. Sau khi hạ
đàn, lại ngồi cùng bàn ăn cơm với Sư Tôn, được quan tâm khai thị. Ngài cảm kích
thiên ân sư đức, đến lúc này càng một lòng chẳng hai, thay trời bàn đạo. Đến
hè, mọi người phát tâm mua nhà, làm tổng đàn của Thiên Tân. Lão Tiền Nhân
nghiêm cẩn tuân thủ lệnh thầy quản lý tài vụ, giúp đỡ Hồ Đạo Trưởng thao bàn, lại
kinh doanh nhà xuất bản Sùng Hoa, in ấn xuất bản các sách khuyến thiện cung ứng
cho phật đường các nơi.
Dân
Quốc năm thứ 30 ( năm 1941 ) , Lão Tiền Nhân lãnh thụ thiên mệnh làm Điểm Truyền
Sư, khai sáng đạo vụ tại Thiên Tân; thời kì kháng Nhật, các nơi tình hình cục
thế không ổn định. Cả nhà Sư Tôn đến Thiên Tân Hà Đông tị nạn, Lão Tiền Nhân
bèn đi theo phục vụ bên mình. Sau khi thắng lợi, các tiền hiền Tứ Xuyên cung
nghênh Sư Tôn đến từ bi. Mùa thu năm thứ 36, đột nhiên truyền đến tin Sư Tôn
quy thiên ở Thành Đô; Lão Tiền Nhân và Hồ Đạo Trưởng, các vị tiền hiền vội vã đến
Thượng Hải, Hàng Châu lo liệu việc hậu sự. Linh cữu của Sư Tôn vào ngày 15
tháng 9 do phi cơ quân dụng của không quân từ Thành Đô trước tiên chở đến Thượng
Hải, lại đến Nam Bình Sơn của Hàng Châu Tây Hồ an táng.
Mãi
đến ngày 15 tháng 10, Lão Tiền Nhân mới trở về đến Thiên Tân, mới biết rằng phụ
thân đã quy thiên vào ngày 12 tháng 9, cha con chưa được gặp nhau, cũng chưa thể
phụng dưỡng chăm sóc bên mình, đau xót hối tiếc không thể tả. Tuy vậy Lão Tiền
Nhân vẫn chấn tác tinh thần, xử lí đạo vụ.
3. Lập
chí khai hoang, đạo truyền Bồng Lai :
Tháng
5 năm thứ 36 ( năm 1947 ), Lão Tiền Nhân và mọi người nghiên cứu việc khai
hoang, trước hết phái các vị Tiền Hiền như Lưu Chấn Khôi, Trương Ngọc Đài, Lí
Ngọc Minh, Trần Hồng Trân, Hác Tấn Đức, Lưu Toàn Tường, Vương Liên Ngọc đến Đài
Loan. Không bao lâu sau, do Sư Tôn về trời, đạo vụ của các nơi tạm ngưng, yên lặng
nhẫn nại chờ đợi Sư Mẫu chỉ thị. Sau đó có người gợi ý đến Tây An khai hoang.
Lão Tiền Nhân cũng đã điều phái Điểm Truyền Sư, bàn sự nhân viên, Tam Tài đến
Tây An, lúc sắp đi thì từ biệt với Sư Mẫu. Sư Mẫu nói rằng : “ danh tiếng của
con quá lớn rồi, sự đời sau này biến hóa vô thường, trước hết con hãy đến phía
Đông Nam tránh một cái, càng xa càng tốt ”, lại ban cho cái tên là “ Ân Vinh ”.
Lão Tiền Nhân bèn đem đạo vụ bàn giao dặn dò thỏa đáng; ngày 8 tháng 7 năm thứ
37 ( năm 1948 ) vượt biển đến Đài Loan. Những vị Tiền Nhân trước sau kế tiếp
nhau đến Đài Loan còn có Kì Ngọc Dong, Trần Hồng Trân ( lần trước đến Đài Loan
nửa năm, do bệnh mà quay trở về lại Thiên Tân, đây là lần thứ 2 đến Đài Loan ),
Lưu Học Côn, Trần Tuấn Thanh và Tam Tài.
Trước
hết là mua nhà tại Đài Bắc, do ngôn ngữ chẳng thông, việc khai hoang xiển đạo bị
gặp khó khăn trở ngại. Năm thứ 38 ( năm 1949 ) Đại Lục bị chiếm đóng, tin tức
chẳng thông, kinh tế bị cắt đứt giữa chừng, đài tệ lại bị mất giá, cuộc sống
rơi vào cảnh khốn cùng, nhưng vẫn chẳng từ gian khổ vất vả, tích cực khai
hoang; lại dưới sự dẫn dắt của ông Lí Thanh Hạ đã mua cửa hàng chụp ảnh Thanh
Niên ở Đẩu Lục, thành lập Phật Đường. Do vậy tại Đài Bắc thiết lập công ty
thương mại Đồng Đức do Kì Ngọc Dong chăm sóc, tại Đài Trung ép mì sợi, làm mua
bán để kiếm kế sinh nhai. Bắc, Trung hai nơi có thể cùng lúc khai hoang hạ chủng.
Vào năm này, Lưu Toàn Tường, Lí Ngọc Minh, Trương Thụy Thanh, Dư Tuấn Đức bị cục
cảnh sát áp đi, đạo vụ do vậy mà đình đốn, mọi người đau khổ vạn phần. Còn Lão
Tiền Nhân làm việc vất vả mệt nhọc quá mức nên bị viêm màng phổi, tình hình
nguy cấp, mọi người khấu cầu Lão Mẫu từ bi ban thêm tuổi thọ, và phát tâm trợ
in nghìn bộ “ Đào Viên Minh Thánh Kinh ” để liễu nguyện, bệnh tình bắt đầu dần
dần chuyển biến sang hướng tốt. Lúc này kinh tế khốn khó, ngôn ngữ chẳng thông,
thân tâm đều mệt mỏi, làm sao mà đối mặt với tương lai, thật khiến cho người ta
lo lắng. Thế nhưng Lão Tiền Nhân vẫn tập hợp dũng khí, giảng đạo độ chúng trên
đường Đẩu Lục để kích phát tâm chí của mọi người.
Chẳng
bao lâu sau lại gặp phải ma khảo, cục cảnh sát khắp nơi chỉ danh bắt người. Lão
Tiền Nhân, Hác Kim Doanh, Trần Hồng Trân đều bị xếp vào các đối tượng bắt giữ.
Cửa hàng chụp ảnh Thanh Niên bị ép bán đi, Phật Đường dời đến nhà của bà Trần (
Chiêm Thiêm Điểm Truyền Sư ) khách sạn
Thái Hòa; Hác Kim Doanh khai hoang Vân Lâm các nơi; Lão Tiền Nhân do Lí Thanh Hạ,
Lâm Đình Tài dẫn dắt đến vùng Gia Nghĩa, Thủy Thượng, Trung Phố độ người, phân
tán sức chú ý của cảnh sát. Đại Cô Trần Hồng Trân dưới sự giúp đỡ của bà Trần,
độ hóa Thái Cô Bành Phổ Thành; như vậy cuối cùng đã thiết lập nên nền móng của
đạo vụ. Đạo vụ tại Đài Bắc của Kì Ngọc Dong cũng có tiến triển.
4.
Quan khảo liên tiếp nhiều năm, kiên tâm vượt ải :
Năm
thứ 40 ( năm 1951 ) lại bị đại khảo liên lụy, Hác Kim Doanh, Trần Đại Cô, Triệu
Đại Cô, Trương Ngọc Đài, Lưu Nhạn Tân bị quan phủ bắt giữ, chịu quân pháp giam
cấm 3 tháng ( quân pháp : pháp luật mà dùng để chuyên trị những quân nhân phạm
tội ) . Lão Tiền Nhân vì cứu mọi người, tự mình đi đầu thú, bị chuyển đến chỗ
quân pháp của Đài Bắc, bị giam giữ 12 ngày. May thay tiên phật từ bi âm thầm
xoay chuyển mới có thể bình an vô sự được thả về.
Năm
thứ 43 ( năm 1954 ), Lão Tiền Nhân dưới sự dẫn dắt của ông cụ Tăng Bỉnh Nguyên
lại khai sáng đạo vụ Chương Hóa. Cùng năm đó, Lão Tiền Nhân và Sư Mẫu liên lạc
được với nhau, lập tức mời Tiền Nhân Cốc Xuân Niên và tướng quân Lưu Sĩ Nghị (
phu nhân của ông là Điểm truyền sư ) hiệp trợ, đem Sư Mẫu từ Hương Cảng tiếp đến
Đài Loan. Sư Mẫu cả năm trời cư trú tại Đài Trung, nhưng để đề phòng quan khảo ảnh
hưởng tiền đồ của đạo vụ nên không thể nói ra hành tung của Sư Mẫu. Do vậy có một
số Tiền Hiền nghe nói rằng Sư Mẫu đến Đài Loan, nhưng lại không được gặp, không
ngừng chỉ trách Lão Tiền Nhân. Lão Tiền Nhân vì lo cho toàn đại cục, chịu bị hủy
báng chỉ trách nhưng chẳng chút oán hận, tất cả đều dùng thiên tâm chí thầy để
tự biểu thị, cuối cùng được sự cảm thông tha thứ của các sư huynh đệ.
Năm
thứ 50 ( năm 1961 ) quan khảo chẳng dứt, Sư Mẫu lo lắng cho sự an nguy của các
đệ tử, lo lắng cho viễn cảnh, tình hình sau này của đạo vụ, cả ngày cầu xin Lão
Mẫu ngưng khảo miễn tai kiếp, tất cả mọi tội lỗi, sai lầm của chúng sanh nguyện
do người một mình gánh vác. Do gánh vác tội lỗi của chúng sanh, lại thêm ưu khổ
quá độ, cuối cùng mệt mỏi quá sinh bệnh. Đạo vụ còn lại nhờ vào sự trấn tĩnh
không hoảng loạn, sự quả cảm quyết đoán, tâm chí kiên nhẫn không dao động của
Lão Tiền Nhân khắc phục từng cửa ải khó khăn, đột phá cảnh khốn khó; đúng vào
lúc đạo vụ hưng thịnh phồn vinh, Tiền Nhân Hác Kim Doanh do làm việc vất vả cực
khổ quá độ nên đã quy thiên vào năm thứ 55 ( năm 1966 ), đau mất đi một nhân
tài giúp sức.
Năm
thứ 58 ( năm 1969 ), ma khảo các nơi lại khởi lên; Lão Tiền Nhân lại gặp phải
trát đòi hầu tòa của tổng khu cảnh sát, bị nhốt một tuần, không có tội lại thả
ra. Trải qua lần dày vò này, thân tâm đều mệt mỏi, nhưng các đạo thân bị làm
cho cảm động vô cùng, không ngừng khắp nơi độ người. Tiền Nhân Trần Đại Cô tại
Sùng Tu Đường của Đẩu Lục mở hơn 20 lớp pháp hội, mỗi lần đều cung thỉnh Lão Tiền
Nhân từ bi chủ ban giám nguyện, hưng thịnh chưa hề thấy. Các nơi lại tăng thêm
thiết lập rất nhiều phật đường, đấy là do sự chí thành của Lão Tiền Nhân vì
pháp quên thân đã làm cảm động người trời.
Để kỉ
niệm Minh sư của thời kì Bạch Dương, vào năm thứ 61 ( 1972 ) Lão Tiền Nhân tại
Phúc Sơn động công xây dựng Từ Đường Tổ Sư, đích thân dẫn dắt các đạo thân tình
nguyện viên của Đẩu Lục, Chương Hóa tiến hành, công trình tiến triển nhanh
chóng. Tháng 9 thì chẳng may Tiền Nhân Lưu Toàn Tường quy thiên, Lão Tiền Nhân
lại đau xót mất đi một cánh tay đắc lực.
Ngày
23 tháng 2 năm thứ 64 ( năm 1975 ), Sư Mẫu thành đạo, thật là một sự việc đột
ngột làm kinh người, người và trời cùng bi xót; chỉ là do quan khảo ngày càng
chặt và nghiêm khắc, cực kì là kinh hoảng e sợ, do vậy chẳng dám tuyên bố để lộ
cho mọi người đều biết, đạo vụ tạm ngừng một khoảng thời gian, nhưng mà Lão Tiền
Nhân vẫn bôn tẩu khắp nơi, thành toàn đạo thân, ổn định đạo trường.
5.
Kiên định lòng tin, giương buồm lần nữa
Trải
qua khảo nghiệm, càng có thể tăng thêm trí tuệ, đạo tâm của các hậu học càng
kiên cố, đạo niệm càng chí thành, đột phá những khốn đốn, càng bị dày vò càng
dũng cảm. Năm thứ 60 ( năm 1971 ) bà Huỳnh người Đài Bắc dẫn độ bà Cao Thôn người
Nhật Bản. Cùng năm đó, Tiền Nhân Trần Hồng Trân đến Nhật khai hoang, sau 3 năm
hơi có chút thành tích, mời Lão Tiền Nhân đến Nhật kết duyên với mọi người.
Năm
thứ 67 ( năm 1978 ) Tiền Nhân lại dẫn Điểm Truyền Sư, Giảng sư đến Nam Dương (
Singapore, Mã Lai, Thái Lan ) khai hoang độ chúng.
Năm
thứ 68 ( năm 1979 ) , Lão Tiền Nhân tại Tây Loa sáng lập ra trại trẻ mồ côi Tín
Nghĩa, thành lập Phật Đường Tín Nghĩa, tạo phúc cho cộng đồng quần chúng, báo
đáp xã hội.
Năm
thứ 69 ( năm 1980 ) Tiền Nhân Lí Ngọc Minh cũng đến Nam Dương bàn đạo. Cùng năm
đó ngày 15 tháng 6, Thiên Nhất Cung của Nhật Bản khánh thành, Tiền Nhân mời Lão
Tiền Nhân đến chủ trì an tọa khai quang. Năm này, ma khảo trong nước lại xuất
hiện ảnh hưởng đến tiền đồ của đạo vụ, chơn đạo có chơn khảo, có sáng có tối,
không thể bất cẩn.
Năm
thứ 70 ( 1981 ), Lão Tiền Nhân tại Lí Ngư Đàm Bạn thuộc Phổ Lí mua được vài khu
đồi, thiết lập Ngôi Nhà Nhân Ái Quang Minh, chuẩn bị xây dựng Thiên Nguyên Phật
Viện.
Năm
thứ 71 Lão Tiền Nhân lần đầu đến Mĩ tham quan khảo sát đạo vụ, như Los Angeles,
Houston,Washington, New York, San Diego đều có đạo vụ khả quan.
Ngày
mồng 9 tháng 3 năm Dân Quốc thứ 72, Tiền Nhân Lí Ngọc Minh quy thiên, các hậu học
cảm kích đức huệ ân trạch của người tu mộ lập Từ Đường, có thể nói là đạo thành
trên trời, danh lưu nhân gian. Vào tháng 7, Lão Tiền Nhân lại đến Mĩ đề bạt
nhân tài, thuận đường đến Nhật Bản Thiên Nhất Cung chủ trì pháp hội.
Ngày
2 tháng 11 Ngôi Nhà Nhân Ái Quang Minh đặt nền móng động thổ, thủ trưởng ( quan
chức cao cấp ) của chính quyền các nơi cùng đến chúc mừng, đạo thân có hơn 2000
người tham gia vì một sự việc vĩ đại tốt đẹp.
6.
Hoành triển đạo vụ, phổ biến khắp năm châu :
Tháng
10 Dân Quốc năm thứ 72 ( năm 1983 ) , những nhà chức trách đang nắm chính quyền
thông qua việc dùng mọi cách điều tra nghiên cứu mọi mặt, cuối cùng hiểu ra Nhất
Quan Đạo là đại đạo của chánh tín, là dòng suối chảy trong sạch tịnh hóa nhân
tâm, bèn giải trừ sự hiểu lầm bấy lâu nay; và cùng năm đó ban thưởng biểu dương
Tiền Nhân của các tổ, có công với xã hội, là chuyển cơ xoay chuyển đạo vụ (chuyển
cơ : then chốt chuyển biến sự việc, sự vật ). Lúc bấy giờ có nghiên cứu viên Tống
Quang Vũ của viện nghiên cứu trung ương điều tra Nhất Quán Đạo nhiều năm, viết
báo cáo “ Sưu tập và khai thác tư liệu về Thiên Đạo ”, trượng nghĩa trực ngôn của
nữ sĩ Vương Lan đại biểu của Quốc Dân Đại Hội, phỏng vấn tại chỗ tiết mục “ 90
phút ” của công ty truyền hình trung quốc đã đem cuộc sống bàn đạo chân tu thật
luyện nhiều năm nay hiển hiện ra hết trước mắt của người đời. Hơn 30 năm nay,
những vất vả gian khổ bi ai của các Tiền Hiền đại đức cuối cùng đã giải trừ, được
đền đáp. Đấy là ý trời, chính là ân trạch mà các hậu học không thể quên. Giờ
đây miếu lớn rất nhiều, đã có hơn 37 chỗ, có thể ấn chứng chỗ không thể nghĩ
bàn của thiên mệnh minh sư.
(
Chú thích : trượng nghĩa trực ngôn : dựa theo nghĩa lý mà hành sự, chính trực
dám nói )
Lúc
này những Tiền Nhân của các tổ tuyến thường xuyên nhóm họp, thảo luận hợp pháp
hóa sự việc, do Lão Tiền Nhân Trương Bồi Thành và các vị tiền hiền cùng đến
Phúc Sơn Vinh Viên cung thỉnh quyết định, phê thị của Hàn Đạo Trưởng. Thông qua
sự đồng ý của Hàn Đạo Trưởng “ dựa theo di nguyện của sư mẫu, tích cực tìm kiếm
con đường hợp pháp hóa để bảo vệ Nhất Quán Đạo vĩnh tục truyền thừa ”, đồng thời
Hàn Đạo Trưởng chỉ định hai vị hậu học trực thuộc đại biểu là tiền nhân Kì Ngọc
Dong và Trần Hồng Trân để phối hợp mọi người thúc đẩy các thủ tục xin hợp pháp
hóa của Nhất Quán Đạo.
Ngày
16 tháng giêng giáp tí năm thứ 73 ( năm 1984 ) , Lão Tiền Nhân nhận lệnh của Hoạt
Phật Sư Tôn đích thân đến Từ Thiện Đường của Gia Nghĩa mở lớp sám hối dành
riêng cho các Điểm Truyền Sư. Thiên Nhiên Cổ Phật, Trung Hoa Thánh Mẫu lâm đàn
hiện thân thuyết pháp, làm cảm động mọi người khóc lóc rơi lệ. Sư Mẫu chỉ thị đạo
vụ của tương lai sau này, muốn Lão Tiền Nhân dẫn dắt các Tiền Nhân Bối tiếp tục
cầm đèn lồng soi sáng Cửu Châu, khiến cho chúng sanh sớm ngày quay đầu. Sau đó,
các nơi tiếp tục mở các lớp sám hối, thanh khẩu cho các Đàn Chủ, Giảng Sư, Đạo
Thân, tổng cộng hơn 40 lớp; Chư thiên tiên phật giúp đỡ trợ đạo, các lớp đều có
thành tựu. Cuối cùng, Tế Công Hoạt Phật đã phê một bài chúc ngữ ( dặn dò ) ,
đem Thánh Huấn Tiên Phật của các lớp tập kết thành sách gọi là “ Thiên Vận Xu
Cơ ” ( nghĩa là : Thiên vận then chốt ) , đấy cũng là một bộ bảo điển trọng yếu
của Bạch Dương. Ngoài ra, Lão Tiền Nhân cũng đích thân đến Nhật Bản, Mã Lai,
Singapore, Thái Lan, Hương Cảng thuộc Nam Dương để chủ trì lớp sám hối, vì
chúng sanh mà bôn ba vất vả khắp nơi, lao khổ thân tâm, lại còn phải quan tâm
thành toàn các nhân tài. Tình hình đạo vận trong nước đã dần nảy sinh cơ, được
sự tán thành phê chuẩn của chính phủ.
Năm
thứ 73, Tiền Nhân Trần Hồng Trân tại Đài Bắc thành lập tài đoàn pháp nhân - Tổ
Chức tài trợ quỹ văn hóa giáo dục Sùng Đức, cung thỉnh Lão Tiền Nhân làm chủ tịch
hội đồng quản trị, để khích lệ những thanh niên học sinh tiến bộ, do vậy nhiều
năm nay nhiều lần được bộ giáo dục ban thưởng biểu dương làm “ Đoàn thể có công
thi hành phổ biến giáo dục xã hội toàn quốc ”.
Tháng
11 Dân Quốc năm thứ 74, Lão Tiền Nhân xây dựng thư viện quốc học Quang Minh tại
Phúc Sơn để đào tạo bồi dưỡng nhân tài.
Năm
thứ 75, Mộc Sách Thiên Ân Cung khánh thành, tiền nhân Kì Ngọc Dong kiên gan bền
bỉ khắc khổ cuối cùng cũng có được thành tựu.
Ngày
22 tháng 2 năm Dân Quốc thứ 76 ( 1987 ) , ngôi nhà nhân ái Quang Minh khánh
thành, các quan chức cấp cao của chính phủ cùng đổ về chúc mừng; ước vọng khao
khát từ lâu của Lão Tiền Nhân nay đã đạt được, đích thân viết tinh thần của “ Lễ
Vận Đại Đồng ” làm mục tiêu phát triển đạo vụ.
Ngày
15 tháng 8 Lão Tiền Nhân tại Phúc Sơn triệu tập các điểm truyền sư, tổ chức lễ
kỉ niệm tròn 40 năm sư tôn ( Thiên Nhiên Cổ Phật thành đạo ), là hoạt động truy
tưởng hoài niệm long trọng với quy mô lớn lần đầu tiên đến Đài Loan truyền đạo,
khích lệ toàn thể điểm truyền sư có thể tục vãng khai lai ( kế thừa sự nghiệp của
những người đi trước và khai thác đường cho những người đi sau ).
Ngày
16 tháng 10, Từ Đường Tổ Sư của Linh Ẩn Tự thuộc trấn Tam Hiệp, huyện Đài Bắc
khánh thành, Lão Tiền Nhân đích thân đến khai quang, muốn mọi người cảm tạ
thiên ân sư đức, Vô Sanh Lão Mẫu đại khai phổ độ, Thiên Đạo giáng thế chúng ta
mới có thể thoát rời biển khổ, nên cảm tạ Sư Tôn Sư Mẫu phụng thiên thừa vận,
các vị Tiền Hiền vượt qua đại dương, rời bỏ gia đình sự nghiệp đến Đài Loan
khai hoang, cũng phải cảm tạ ân dưỡng dục của phụ mẫu.
Thông
qua sự giao thiệp gian khổ vất vả nhiều năm nay của Tiền Nhân Trương Bồi Lão và
Trần Đại Cô, những lời trượng nghĩa trực ngôn của bí thư Trần Thủy Phùng thuộc Ủy
Ban Trung Ương của Đảng chấp chính trực tiếp chánh diện phản ứng lên cấp trên,
lại có Ủy Viên Lập Pháp Tiêu Thụy Trưng tại viện lập pháp giúp đỡ đưa ra bản kiến
nghị nên giải trừ lệnh cấm đối với Nhất Quán Đạo ưu tú tốt đẹp, lại còn có ủy
viên Trần Tích Chương thuộc viện giám sát cũng tại viện giám sát đưa ra bản kiến
nghị Trưởng Ban nội chính nên đến viện thuyết minh; do sự thôi thúc của các
phương nên Trưởng Ban Nội Chính là ông Ngô Bá Hùng rốt cuộc vào ngày 16 tháng
12 năm Dân Quốc thứ 76 ( 1987 ) chính thức tuyên bố với đồng bào trong nước rằng
Nhất Quán Đạo có thể tự do truyền đạo, sau đó còn phê chuẩn cho “ Tổng Hội Nhất
Quán Đạo Trung Hoa Dân Quốc ” thành lập để ban ân huệ cho vô lượng chúng sanh.
Đầu
năm 1988, Lão Tiền Nhân lấy tiền đồ của đạo vụ làm trọng, phái hai vị Tiền Nhân
là Kì Ngọc Dong và Trần Hồng Trân làm đại biểu tham dự công tác sắp xếp chuẩn bị
của Tổng Hội Nhất Quán Đạo. Chính sách của chính phủ mở rộng, cho phép Nhất
Quán Đạo hợp pháp truyền đạo; ngày 5 tháng 3 thành lập “ Tổng Hội Nhất Quán Đạo
Trung Hoa Dân Quốc ”, các đạo thân trong và ngoài nước cùng tôn Lão Tiền Nhân
làm Đạo Trưởng.
Từ
sau khi chính phủ tuyên bố Nhất Quán Đạo là hợp pháp, đạo vụ các nơi của Đài
Loan ngày càng thêm hưng thịnh, sĩ nông công thương mỗi người đều có địa vị của
mình, phát huy tài năng tác dụng thích hợp của mình, nhân tài từng đợt từng đợt
thành trưởng vững chắc, là một việc vô cùng vĩ đại tốt đẹp trên lịch sử Bạch
Dương. Còn các vị Điểm Truyền Sư thì có thể danh chánh ngôn thuận đến các nơi
khai hoang, càng nỗ lực bỏ ra công sức cống hiến, chỉ cần là những khu vực có
người Hoa thì có đạo trường. Những thế kỉ gần đây, do sự ảnh hưởng của những
người phương tây, các văn hóa truyền thống bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, nhưng
Nhất Quán Đạo hoành dương luân lí đạo đức, vào thời điểm này đây, từ bảo đảo Bồng
Lai phổ truyền đến các nước trên thế giới. Sự lao khổ vất vả nhiều năm nay của
Lão Tiền Nhân mà có được thành quả của hôm nay cũng đủ có thể an ủi.
Dương
lịch ngày 29 tháng 11 năm Dân Quốc thứ 77 ( 1988 ) , Thiên Nguyên Phật Viện
khánh thành, Lão Tiền Nhân chủ trì an tọa đại điển; các đạo thân trong và ngoài
nước nối tiếp nhau có khoảng hơn 3 vạn người tham gia. Lão Tiền Nhân nói rằng :
“ chúng ta hoành dương thánh đạo nên nâng cao việc tu dưỡng bản thân, khiến cho
mọi người được an vui, độ hóa càng nhiều những người hữu duyên. Mạnh Tử nói rằng
: thiên hạ nịch, viện chi dĩ đạo. Khổng Tử nói rằng :Đại Đạo chi hành dã, thiên
hạ vi công. Hy vọng mọi người phát dương tinh thần của Tế Công Hoạt Phật để
thúc tiến nền hòa bình thế giới ”
Tháng
12 năm Dân Quốc thứ 78 ( 1989 ) , phó hội trưởng Hội Phúc Lợi Xã Hội của Hoàng
gia thái lan – ông Tụng Bồng dẫn người đến Đài Loan để phỏng đạo, để lại ấn tượng
sâu sắc. Vào năm này, các nơi mở lớp sám hối, mọi người thành tâm sám hối. Lão
Tiền Nhân dẫn dắt mọi người cầu xin Lão Mẫu xá tội và chấm dứt những cuộc tranh
chấp giữa các nước, thúc tiến nền hòa bình của thế giới.
Ngày
25 tháng 2 năm Dân Quốc thứ 79 ( năm 1990 ), Tiền Nhân Trương Ngọc Đài quy
thiên. Trương Tiền Nhân đến Đài Loan 42 năm, khổ tu khổ luyện, độ hóa thành
toàn vô số hậu học. Những người đi đưa tang đến từ các nơi rất nhiều, là niềm
bi ai và cũng là niềm vinh dự của việc tu đạo. Lão Tiền Nhân đến thái lan vào ngày mồng 10 tháng 3, chủ trì an
tọa cho Khổng Miếu, mở lớp sám hối có hơn 2000 người tham gia, trở nên hưng thịnh
chỉ trong một thời gian ngắn là điều trước đây chưa từng xảy ra.
Ngày
15 tháng 8, Từ Đường Tổ Sư thuộc Long Môn Sơn khánh thành, một đời Minh Sư được
chúng sanh hậu thế tôn kính lễ bái.
Tháng
10 năm Dân Quốc thứ 79 ( 1990 ) tổ chức đại hội kỉ niệm Sư Tôn Sư Mẫu truyền đạo
tròn 60 năm; đạo thân đến từ các nơi trên thế giới tụ họp tại Đài Kỉ Niệm Quốc
Phụ ở Đài Bắc. Lão Tiền Nhân từ bi khích lệ toàn thể đạo thân nên lập thân hành
đạo, thay trời tuyên hóa, lập nguyện liễu nguyện, hoành dương thánh đức của Sư
Tôn Sư Mẫu. Hôm đó có các đại biểu đến từ Ngũ Đại Châu ( Châu Á, Châu Âu, Châu
Phi, Châu Đại Dương, Châu Mĩ ), lúc này
đã có 75 quốc gia có thiết lập phật đường bàn đạo. Tháng 12 cùng năm, Tổ chức
quỹ tài trợ văn hóa giáo dục Sùng Đức tiếp nhận sự ủy thác của bộ giáo dục, do
Tiền Nhân Trần Hồng Trân dẫn dắt các giảng sư đến các nước Đông Nam Á tổ chức Hội
Nghiên Cứu tư tưởng nho gia, giành được sự khẳng định của các chính quyền địa
phương và những hồi ứng nhiệt liệt của các kiều bào, được rất nhiều sự trợ sức,
sự dốc hết tâm sức truyền bá mục tiêu xã hội hóa, sinh hoạt hóa, gia đình hóa
tư tưởng nho gia, sau này trở đi mỗi năm đều chọn lựa tuyển dụng giảng sư đến
các nơi bồi dưỡng nhân tài.
Ngày
6 tháng 9 năm Dân Quốc thứ 80 ( 1991 ) Tiền Nhân Trần Kim Liên tại Thái Lan bàn
đạo quy thiên, cúc cung tận tụy.
Ngày
15 tháng 9 Nhật Nguyệt Bảo Tháp của Long Minh Sơn khánh thành. Đệ tử các nơi của
toàn tỉnh tụ tập tham bái, kỉ niệm một đời Minh Sư.
Ngày
mồng 8 tháng 12, Lão Tiền Nhân đến chủ trì Phụng Thiên Cung của Tân Trúc khánh
thành.
Ngày
30 tháng 3 năm Dân Quốc thứ 81 ( 1992 ) Thiên Thánh Phật Viện của Hoa Liên
khánh thành, là tòa phật viện thứ nhất của Hoa Liên. Vào ngày 3 tháng 12, Lão
Tiền Nhân đến Thái Lan chủ trì Khổng Miếu của tỉnh Suratthani thuộc thái lan
khánh thành, có hơn 4000 vị đạo thân tham dự thịnh hội, lại chủ trì điển lễ động
thổ của viện dưỡng lão, thiết lập sự nghiệp từ thiện xã hội, tuyên dương văn
hóa luân lí của Trung Hoa.
Ngày
13 tháng 12 tại Bangkok tiếp nhận sự ban tặng huy chương của bộ trưởng bộ giáo
dục và hội trưởng “ hội phúc lợi xã hội hoàng gia ” của Thái Lan, và gặp mặt
đàm thoại với Tăng Vương, Tăng Vương có nhiều chỗ tán dương đối với Lão Tiền
Nhân. Ngày 16 tại Thái, Tiền Nhân Kì Ngọc Dong quy thiên; Kì Tiền Nhân đến Đài
vì đạo bôn ba lao lục ( vì đạo mà bận rộn bôn tẩu, chẳng được thảnh thơi), hy
sinh phụng hiến đã khai sáng đạo vụ của hơn 10 quốc gia.
Ngày
mồng 9 tháng giêng năm Dân Quốc thứ 82 ( 1993 ) , Lão Tiền Nhân tại Thiên
Nguyên Phật Viện tụ tập các Điểm truyền sư, từ bi khích lệ các điểm truyền sư
nên lấy thiên tâm làm tâm của mình, lấy chí thầy làm chí của mình, dùng cái tâm
đại công vô tư, đoàn kết hợp tác, khai sáng đạo vụ của các nước, thực hiện tông
chỉ của đạo vụ, lý tưởng của thế giới đại đồng. Ngày mồng 8 tháng 3, Lão Tiền
Nhân đến Indonesia chủ trì Tứ Thủy Mặc Đức Phật Viện khánh thành, có hơn 1000 đạo
thân tham gia.
Ngày
16 tại Jakarta, có hơn 1700 người tham gia thịnh hội. Ngày 7 tháng 6 được các
nhà chức trách đang nắm quyền kính ban “ huy chương Hoa Hạ Nhất Đẳng ” khẳng định
cống hiến vĩ đại mà Lão Tiền Nhân cả đời đã làm vì quốc gia xã hội.
Ngày
25 tháng 8, Lão Tiền Nhân phái Tiền Nhân Trần Hồng Trân đến Mĩ đại biểu chủ trì
điển lễ khánh thành “ Quang Minh Thánh Đạo Viện ”. Sáu mươi năm trước, Tiên Phật
nói rằng : “ tương lai đại đạo phổ biến khắp thế giới ”, bây giờ đã có thể chứng
nghiệm rồi. Ngày 13 tháng 11 đến Kuala Lumpur chủ trì khánh thành đại lầu “
Sùng Đức Phật Viện ”, bộ trưởng địa phương là Hoàng Tư Hoa, Quách Chu Trấn cùng
cắt băng khánh thành, không ngớt lời khen ngợi đối với việc Nhất Quán Đạo xúc
tiến sự dung hợp và nâng cao văn hóa người Hoa tại Mã Lai.Tháng 10, Alor Setar
chủ trì khánh thành “ Sùng Đức Đạo Viện ”, nơi này là khu vực của Đảng Hồi Giáo
đang nắm chính quyền, phá lệ hạch chuẩn cho Nhất Quán Đạo xây miếu, có thể thấy
rằng đại đạo phổ truyền, là người và trời cùng trợ giúp.
Ngày
12 tháng 3 năm thứ 83 ( 1994 ) , Cao Thôn Điểm Truyền Sư của Nhật cung nghênh
Lão Tiền Nhân đến Thiên Nhất Cung của Nhật từ bi.
Ngày
23 tháng 6, Lão Tiền Nhân đến Singapore, chuyển đến Cộng Hòa Mauritius chủ trì
khánh thành phật đường miếu lớn Sáng Đạo, cùng cắt băng khánh thành với ông
Juno - thủ tướng Cộng Hòa Mauritius, có hơn 1000 vị đạo thân tham dự thịnh hội.
Ngày
28 tháng 6 đến Kuala Lumpur, tại “ Phật Viện Sùng Đức ” khích lệ các Điểm Truyền
Sư và các đạo thân nên phát tâm hành công liễu nguyện; ngày 3 tháng 7 chủ trì
khánh thành “ Tông Tâm Phật Viện ” của Ipoh ( thuộc Mã Lai ).
Ngày
2,3,4 tháng 10 cùng năm, tại Thiên Nguyên Phật Viện tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật
trăm tuổi của “ Trung Hoa Thánh Mẫu ”, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ các
nơi liên tục vài ngày có hơn một vạn người dự hội, cảm ân đại đức đôn hóa của
Sư Tôn Sư Mẫu, đạo vụ trong và ngoài nước ngày càng thêm hưng thịnh phát triển.
Ngày
mồng 6 tháng giêng năm thứ 84, Lão Tiền Nhân tại Thiên Nguyên Phật Viện triệu tập
các Điểm Truyền Sư, tự cảm thấy có chút khó ở ốm đau trong người, dùng chữ viết
biểu đạt khích lệ mọi người nên tục vãng khai lai, thừa tiên khải hậu ( kế thừa
sự nghiệp của người đi trước và khai thác mở đường cho những người đi sau ) ,
làm mục tiêu phương hướng nỗ lực cho các đạo thân.
7. Hồi
báo cho xã hội, cống hiến quốc gia
Lão
Tiền Nhân mãi dạy bảo các hậu học chúng ta phải biết ân, cảm ân, báo ân. Hơn 40
năm nay, xã hội Đài Loan an định, kinh tế giàu có, người tu đạo ngày càng nhiều.
Lão Tiền Nhân thường dùng ngũ ân “ Thiên, Địa, Quân, Thân, Sư ” để khích lệ mọi
người, đặc biệt là tận hết tâm sức hiếu kính đối với phụ mẫu, trung với tổ quốc,
với sự nghiệp rộng thí đức huệ, cứu trợ quần chúng; trên phương diện phục vụ xã
hội khai sáng ra trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão và tổ chức quỹ tài trợ văn hóa
giáo dục. Những đạo trường lớn mà Lão Tiền Nhân từ bi lãnh đạo đều nhân tài
đông đúc, hội tụ thành bầu không khí học tập phồn thịnh mạnh mẽ, tương lai nhất
định trở thành những trụ cột của xã hội quốc gia; Lão Tiền Nhân có thể nói là
ngọn đèn sáng của nhân loại thế giới.
Lời
kết :
Liễu
nguyện thành đạo, danh lưu thiên cổ
Ngày
22 tháng 2 năm Dân Quốc thứ 84 ( 1995 ) nhằm ngày 23 tháng giêng âm lịch , Lão
Tiền Nhân tự biết ông trời triệu mình về, bèn yêu cầu đến Lầu Cảm Ân của “
Thiên Nguyên Phật Viện ” để dưỡng bệnh, vẫn lo lắng nghĩ về đạo trường các nơi,
nhiều lần dặn dò thúc giục các hậu học lập nguyện liễu nguyện, có thể bàn thì
bàn, nên dĩ thân thị đạo ( thể hiện đạo tốt ra ngoài bản thân ), nhanh chóng
làm cho đại đạo hoành triển, rộng độ quần sanh.
Giờ
Tí ngày 26 tháng giêng, người đã viên mãn thành đạo trong Cảm Ân Lầu, mỉm cười
về trời, một đời Thánh Triết đã vĩnh viễn biệt ly ! Những bậc tiền nhân theo
Lão Tiền Nhân đến Đài Loan khai hoang, xả thân bàn đạo, thủy chung như một ( từ
lúc bắt đầu cho đến lúc cuối chẳng thay đổi ) trước đây từng vị từng vị một đã
trở về trời, hoặc thành Đại Tiên, hoặc thành Chân Quân, hoặc thành Bồ Tát, hoặc
thành Đại Đế. Giờ đây, Tiền Nhân nhận sự ủy thác giao phó của Lão Tiền Nhân,
gánh lấy trách nhiệm trọng đại ấy, dùng tâm vô vi từ bi khích lệ hậu học của
các đơn vị cũng vĩnh viễn tiếp tục truyền thừa xuống tuệ mệnh tâm đăng của Sư
Tôn, Sư Mẫu, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân để giúp hoàn thành đại sự phổ độ thâu
viên.
Khoảng
thời gian bàn lí tang sự cho Lão Tiền Nhân thành đạo, Tiền Nhân dẫn dắt điểm
truyền sư của các đơn vị chí thành mang cảm xúc bi ai thống khổ, tôn kính lễ
phép thủ tang; những nhân viên quan trọng của chính phủ liên tiếp chẳng dứt đến
Thiên Nguyên Phật Viện để điếu tế an ủi, hậu học của các nơi trong và ngoài nước
liên tục chẳng dứt, kính ngưỡng thương nhớ, liên tục hơn 10 ngày; mỗi ngày một
đợt một đợt dòng người đau khóc ai thương trước linh cữu của người, rất nhiều đạo
thân hậu học , có khoảng 5, 6 vạn người tề tập ở Thiên Nguyên Phật Viện của núi
Long Môn; tuy rằng khắp nơi đều là người, nhưng lại rất có trật tự một cách tự
động tự phát. Linh cữu từ từ từ Thiên Nguyên Phật Viện di chuyển ra Hạ Bài Lâu
của núi Long Môn; các đạo thân ven theo hai bên đường quỳ đưa tiễn, đau khóc mất
tiếng. Tình cảnh này đủ hiển hiện ra tinh thần cúc cung tận tụy, phụng hiến đạo
trường của Lão Tiền Nhân, được các hậu học kính ngưỡng bội phục, bi ai và vinh
dự vẻ vang vô hạn.
Cả đời
Lão Tiền Nhân vô cùng tiết kiệm, bác ái trợ giúp người, tấm lòng khoan dung bao
la độ lượng, nghiêm khắc với bản thân, bồi đức độ người, truyền đạo thành nhân,
cả đời làm theo di chí di nguyện của Sư Tôn Sư Mẫu, truyền thừa thiên mệnh, đại
công vô tư, kiến đạo thành đạo, nỗ lực tận sức với thánh nghiệp phổ độ chúng
sanh, thời thời khắc khắc bão thủ tinh thần đại vô úy vì pháp quên thân, hy
sinh xả thân vì đạo.
Quyến
thuộc của Lão Tiền Nhân sống ra riêng ở Đại Lục và Đài Loan, nay đều cảm nhận
sâu sắc Lão Tiền Nhân vì đạo hy sinh mọi thứ, thật có thể dùng đức dày phù hộ
che chở cho con cháu. Vài chục năm nay, cả nhà đều tự lập tự cường; những người
tại Đài Loan thì tham gia vào việc học tu giảng bàn, khai sáng các hạng liệt của
Thánh Nghiệp; những người tại Đại Lục cũng có thể giữ mình trong sạch mà xuất
chúng hơn người, dần trở thành thế gia hào tộc có danh vọng, đủ chứng minh rằng
một người thành đạo thì cửu huyền thất tổ đều triêm quang. Lão Tiền Nhân đại từ
đại bi, ngày đêm chuyên cần, hành đạo cứu đời, làm cảm động tam giới thập
phương, nhân thiên trăm vạn, đã thị hiện sự thù thắng của đạo thật, lí thật,
thiên mệnh thật. Cả đời Lão Tiền Nhân có ý chí kiên cường, đại trí đại nhân, lấy
thiên tâm làm tâm của mình, lấy chí thầy làm chí của mình, văn võ song toàn, đại
trung đại hiếu, 60 năm hơn vẫn như một ngày, có thể gọi là Khổng Tử tái thế, một
đời Tông Sư, thật sự là tấm gương cho các hậu học, Hoa Tiêu của chúng sanh.
Giới
thiệu đơn giản về đạo vụ trong và ngoài nướccủaTổ
Phát Nhất
Bạch
Thủy Lão Nhân dẫn dắt các vị Tiền Nhân vào giữa năm Dân Quốc thứ 36 ( 1947 ) ,
37 ( 1948 ) đến Đài Loan khai hoang xiển đạo, trải qua rất nhiều ma nạn, quan
khảo trùng trùng, cuối cùng do lòng chí thành có thể làm cảm động người và trời
xanh nên đạo vụ dần có khởi sắc. Lúc mới bắt đầu thì lấy Sùng Tu Đường của Đẩu
Lục làm trung tâm, khai bàn pháp hội, bồi dưỡng giáo dục huấn luyện nhân tài.
Sau đó các vị Tiền Hiền cũng phụng mệnh độ hóa một phương, tùy theo nhân duyên
mà quản lý sắp đặt. Đến Dân Quốc năm thứ 60 ( năm 1971 ), các đạo trường của bắc
trung nam từng bước hình thành. Do Tiên Phật trợ hóa, đạo vụ tiến triển nhanh
chóng, các phật đường công cộng từng năm một mọc lên rất nhiều, các miếu lớn
cũng từng căn một được xây dựng lên. Việc đề bạt nhân tài, tuyển chọn những người
có thể gánh vác trọng trách khiến cho sự thao bàn của đạo vụ càng tiến hành có
trật tự thuận lợi trôi chảy. Có các loại lớp nghiên cứu, sự thúc đẩy pháp hội
làm sự tiếp dẫn giáo hóa hoàn thiện; việc tổ chức các trại giáo dục và vui
chơi, các lớp đọc kinh, các lớp trường thanh có thể thực hiện được sự quan tâm
yêu thương chăm sóc bảo vệ người già và trẻ em; Việc thiết lập các tổ chức quỹ
tài trợ văn hóa giáo dục từ thiện và trại mồ côi, viện dưỡng lão càng củng cố
công năng giáo dục và phục vụ xã hội. Đến niên đại 80, những đạo trường tại Đài
Loan thuộc tổ Phát Nhất đã trở thành đạo trường trung tâm mang tính thế giới,
nhận được sự kính trọng của các giới xã hội trong nước và quan tâm chú ý của
các nước. Nay, dưới sự lãnh đạo của Bạch Thủy Lão Nhân đại khái có thể chia làm
các đơn vị đạo trường như : Phát Nhất Sùng Đức, Linh Ẩn, Phát Nhất Thiên Ân,
Thiên Nguyên, Từ Pháp, Từ Tế, Đồng Nghĩa, Đức Hóa, Tuệ Âm, Quang Diệu, Phụng
Thiên…
Bắt
đầu từ niên đại 60, những tiền hiền đạo thân đến các nơi trên thế giới khai
hoang nối tiếp nhau chẳng dứt. Trước mắt, các nước Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia, Philippine và Lào, Việt Nam, Campuchia,
Miến Điện, Hồng Kong, Ma Cao đều có đạo trường thiết lập. Còn các nơi như úc
châu, New Zealand, Ấn Độ, Nepal, Cộng Hòa Mauritius, Nam Phi, Tây Ban Nha cũng
là đạo vụ đi lên, tương lai đang ở trước mắt. Các đạo trường, đạo vụ của các nước
như Mĩ, Canada, México, Ba Tây, cộng hòa Paraguay, cộng hòa Argentina, cộng hòa
Chile…cùng là phổ biến hoành triển. Cho đến trước mắt, các đạo trường hải ngoại
được khai hoang dưới sự lãnh đạo của Lão Tiền Nhân ước tính có trên 40 quốc
gia, phật đường và đạo thân đếm không xuể, đạo hóa thế giới, phổ biến 5 châu,
chính là chiều hướng của thiên thời thiên vận, cũng là sự gia bị của thiên ân
sư đức, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân dẫn dắt các Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ,
trên dưới đồng tâm đồng đức dẫn đến !
Liên kết Xem video :
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=l_Cctb8WvXI
0 comments :
Post a Comment