1. Chẳng Tôn Sư Trọng Đạo
Chúng ta
thường ở trong đạo trường họp bàn thảo luận về các sự việc, trong quá trình đó
chúng ta rất dễ nổi nóng trút giận lên thân người khác chớ không nhắm vào việc
tìm ra phương pháp giải quyết sự việc sao cho ổn thoả viên mãn tốt đẹp. Ở Phật
đường thảo luận sự việc là kiểm thảo bản thân chỗ nào làm chưa tốt chớ không
phải là kiểm thảo người khác, bởi vì chúng ta nói về những cái không tốt của
các sư huynh đệ mình thì cũng chính là gián tiếp làm ô nhục, làm mất mặt Ân Sư,
đấy gọi là “ Bất Tôn Sư, Bất Trọng Đạo ”. Do đó mà giữa các đồng tu với nhau
nên khen ngợi, thành toàn, khích lệ nhau thật nhiều, chớ có mà trách móc lẫn
nhau, đùn đẩy thoái thác trách nhiệm, chối lỗi giành công; phải học tập ẩn ác
dương thiện ( ẩn giấu những lỗi lầm của người khác, tuyên dương những việc làm
thiện của người ta ); có thể tuyên dương thật nhiều những việc tốt của đạo
trường, những chỗ thiếu sót thì phải bao dung thật nhiều. Tội không thể dung
tha nhất chính là việc làm huỷ hoại danh tiết của người khác; phạm vào một điểm
này thì không xứng làm người tu đạo.
Mỗi một người
chúng ta đến phật đường đều có cơ hội để bàn đạo, liễu nguyện. Những cơ hội này
có khi là Điểm Truyền Sư giao bàn, có khi là do Giảng Sư giao bàn. Chúng ta
không thể bởi vì là do Điểm Truyền Sư trực tiếp giao bàn thì tiếp nhận, đổi
thành là “ Đạo Thân Mới ” thay cho Điểm Truyền Sư để chuyển lời truyền đạt
thông báo giao bàn thì bảo rằng là chẳng có thời gian ! Tu đạo bàn đạo là không
thể trông mặt người đâu đấy !
2. Tạo Lỗi Miệng
Ông trời xem việc “ Tạo Lỗi Miệng ” như thế nào đây ?
Cũng ví
như nói, có người nói với hậu học rằng người nào đó như thế nào đó, lại còn đặc
biệt dặn dò là chớ có nói ra cho người khác biết, kết quả thì hậu học lại nói
ra rồi, vả lại càng truyền càng rộng, cái tin này truyền đến tai của bao nhiêu
người thì bạn sẽ phải gánh lấy bấy nhiêu đấy tội ! Ông trời phán đoán nghiệp
lực của chúng ta chính là dựa vào sức ảnh hưởng của nó lớn bao nhiêu để phán
định đấy. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến huệ mệnh của đạo trường, sau này nếu
trở về trời thì chắc chắn sẽ bị nhốt vào Thiên Lao. Do vậy mà trong đạo trường
tuyệt đối chớ có mà bàn luận những điều thị phi, trái lại phải nói lời tốt
nhiều, khích lệ nhiều, từ bi nhiều, cổ vũ nhiều, thành toàn nhiều.
Nên ghi nhớ kĩ rằng : người hay thích nói thị phi
chính là kẻ thị phi. Thị phi đến tai người có trí tuệ thì liền ngưng dứt, không
tiếp tục truyền xuống nữa.
Trước khi những
lời thị phi nói ra ấy có thể làm tổn thương người khác, thì tự bản thân người
nói thị phi ấy đã làm dơ bẩn hoen ố tâm khẩu của chính mình, có khác chi người
tay cầm phân bò hoặc bùn đất ném về phía người khác, nhưng trước khi ném trúng
người ta thì tự tâm mình, tự tay mình đã bị dơ bẩn trước vậy, có khác chi tâm
và khẩu của Tô Đông Pha chỉ toàn là phân bò cho nên nhìn thấy Thiền Sư Phật Ấn
chỉ như đống phân bò, lời nói ra cũng bẩn thỉu như đống phân bò mà thôi. Do vậy
mà việc tu khẩu đức cũng là điều vô cùng quan trọng.
3. Chẳng thanh
khẩu trường chay
Lập qua
nguyện thanh khẩu rồi nhưng lại khai trai phá giới, hoặc đạo thân có lỗi, bạn
bèn dùng ác ngôn để khảo rớt đạo thân, ép bức đạo thân rời khỏi đạo trường, đấy
cũng tính là chẳng thanh khẩu trường chay.
Bạn nhìn thấy
người khác có lỗi, thì chính là trong tâm địa của bạn có điều sai trái, biểu
thị rằng bạn chẳng có thanh khẩu. Có một số người rất thích nói về những thói
xấu của người khác, cho dù anh ta đã lập nguyện thanh khẩu trường chay, nhưng
như thế cũng không được xem là ăn chay. Tâm niệm của bản thân bạn phải chăng đã
nắm bắt rõ ràng rồi ? Đã có thể khắc chế tâm niệm, khắc chế được cái miệng của
bản thân chưa ? Chẳng làm tổn thương người, chẳng khảo rớt người khác !
4. Miễu thị Tiền
Nhân ( xem thường Tiền Nhân )
Chúng ta có thể
tưởng rằng “ Miễu Thị Tiền Nhân ” chỉ là không tôn trọng Điểm Truyền Sư hoặc
Giảng Sư mà thôi, thật ra thì quan trọng nhất chính là chỉ việc không tôn trọng
Dẫn Bảo Sư của mình. Chẳng hạn như mình rất giỏi độ người thì cảm thấy
rằng Dẫn Sư của mình thua kém mình một chút, bèn sản sinh niệm đầu xem thường,
cảm thấy rằng Dẫn Sư của mình cũng chẳng phải là lợi hại giỏi giang gì, nào
biết rằng bản thân mình như thế đã phạm vào cái tội “ Miễu Thị Tiền Nhân ”.
Chúng ta hôm
nay có thể tham bàn ở trên đạo trường đều là công của ai đây ? Là công của Dẫn
Bảo Sư dẫn dắt tiến cử đấy ! Xem thường Dẫn Bảo Sư thì là vong ân bội nghĩa,
như thế thì chẳng được xem là người tu đạo. Chúng ta phải mỗi ngày đều cảm ân,
chẳng phải mỗi ngày hiến hương sáng tối đều có hướng về Dẫn Bảo Sư một khấu đầu
đó sao ? Cái Ân của Dẫn Bảo Sư đối với chúng là không thể xem thường được đâu
đấy.
5. Trái cây dùng
để hiến cúng, nhang rớt xuống đất
Lúc chỉnh
lí trái cây dùng để hiến cúng ( cúng quả ) , nếu như cúng quả rớt xuống đất,
chúng ta thông thường đều là không hiến dâng lên nữa, thế nhưng, vấn đề mà
không hiến dâng lên nữa xuất hiện rồi, những cúng quả này đều là của bạn bố thí
đó sao ? Có phải là Phật đường đã chuẩn bị trước mới để bạn đến hành công liễu
nguyện học tập ? Bạn vẫn chưa học tập thì đã giẫm đạp lên tiền của chúng sanh
rồi. Do vậy, khi bạn làm rớt cúng quả xuống đất, tự mình phải dùng tiền để bù
đắp lại, đấy là tiền tài thanh ( rõ ràng thanh bạch ) đấy ! Phải biết rằng tất
cả mọi phẩm vật của Phật đường đều là sự bố thí, là phước huệ của chúng sanh
đấy, vậy nên tất cả mọi việc đều phải kĩ càng cẩn thận. Nếu như chúng ta tuỳ
tiện giảm tổn phước đức của người ta, sau này quả báo sẽ trở lại từ trên thân
mình, cũng có nghĩa là làm tổn thọ mệnh của chính mình; chớ có tưởng rằng đến
Phật đường thì nhất định sẽ trường thọ, điều đó còn phải xem coi bạn có biết
trân trọng yêu quý cái phước hay không nữa ? Chẳng quý trọng phước thì thọ mệnh
sẽ chẳng dài. Lại nữa, nhang và các que đàn hương dùng để hiến hương có phải là
thỉnh thoảng cũng sẽ rơi xuống đất ? Những nhang và que đàn hương rớt xuống đất
ấy cũng giống như trái cây vậy, cũng là phạm vào tội, lỗi, sai trái, vả lại
tội, lỗi, sai trái của việc làm rớt nhang còn to lớn hơn nhiều so với tội, lỗi,
sai trái của việc làm rớt cúng quả, bởi vì nhang thông thường đều sắp ở trước
Phật, bạn làm rớt nhang trên đất, đấy biểu thị rằng bạn ở trước Phật chẳng đủ
sự thành tâm kính ý, bạn chẳng có cái tâm cung kính đấy !
6. Tuỳ ý huỷ hoại,
đốt biểu văn
Biểu văn
và Phật đường đều là thuộc những pháp khí dùng để bàn đạo; biểu văn bàn đạo
viết sai có thể sửa, thế nhưng nếu sai quá nhiều, phải khoanh tròn cả tờ giấy
thì bạn đã phạm vào cái tội lãng phí biểu văn, trong cái nhìn của ông trời thì
đấy cũng giống như là cái tội dẹp mất một ngôi phật đường vậy. Biểu văn thăng
thiên thì thiên bảng ghi danh, địa phủ xoá tên, là bằng chứng quan trọng nhất.
Nếu như chẳng có biểu văn, thì phật đường bèn chẳng có tác dụng.
Từ nay về sau,
những người mà không biết viết biểu văn thì nhất định phải có người biết viết ở
bên cạnh chỉ dạy. Nếu như bạn biết viết lại viết sai, lại coi như không có
chuyện gì quan trọng cả, cái tội ấy bèn càng lớn rồi ! Chữ viết sai thì phải
khoanh tròn lại, lại phải đốt ở trong lò bát quái, không thể để ở chỗ khác tuỳ
tiện đốt bừa ! Vả lại phải khấu đầu sám hối. Nếu như là dùng để luyện tập thì
phải trình báo nguyên do trước, bẩm báo với Tiên Phật rằng đấy là dùng để luyện
tập. Phải học thuộc lòng biểu văn, nếu như không thuộc lòng biểu văn, lâm thời
phải bàn đạo thì nên làm thế nào đây ? Vậy nên không thuộc lòng biểu văn thì
quả là sự hổ thẹn đối với Thiên Ân Sư Đức.
7. Dương phụng âm
vi ( bề ngoài giả làm ra vẻ tuân thủ phụng hành, trên thực tế thì làm trái
ngược lại, chẳng chiếu theo mà làm )
Đến Phật
đường nhìn thấy Điểm Truyền Sư thì quỳ bái tham giá một cách rất cung kính. Nếu
như vừa lúc đến Phật đường đều chẳng có ai, thì có phải là ngay đến cả tam cúc
cung đều cắt giảm bớt ? Vậy thì bạn đến phật đường rốt cuộc là làm cho ai xem
vậy ? Nếu như là cái tâm thái như thế thì là chấp trước ở Nhân Ngã Tướng, dương
phụng âm vi. Lại nữa, vẻ bề ngoài thì rất cung kính vâng lời đối với Tiền Hiền,
thế nhưng ở sau lưng thì phê bình bêu xấu làm trái ngược lời chỉ dạy của họ.
Hoặc giả bề ngoài rất cung kính đối với Tiền Hiền, thế nhưng gặp các “ Đạo Thân
Mới ” thì tỏ thái độ cao ngạo sai khiến, đấy cũng gọi là dương phụng âm vi.
0 comments :
Post a Comment