BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Pháp Môn Tu Trì Của Tiên Thiên Đại Đạo

Pháp Môn Tu Trì Của Tiên Thiên Đại Đạo

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Wednesday, November 9, 2016 | 8:26 PM



Pháp môn tu trì của Tiên Thiên Đại Đạo
    Lời nói đầu :
    Lợi ích của tu hành là vô lượng vô biên, có thể rời khổ đắc lạc, có thể tiêu oan giải nghiệt, có thể thay đổi khí chất, thay đổi vận mệnh, càng có thể đoạn luân hồi mà được vĩnh sanh. Tiên thiên đại đạo là pháp môn “ Thánh phàm kiêm cố, phước tuệ song tu ”, chẳng phải chỉ thiên về tu phước và cũng chẳng phải là chỉ thiên về tu tuệ. Trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu :

   Cái gì là tam bảo tự tánh ?
   Sư Tôn rằng : “ tam bảo quan, quyết, ấn  mà Thầy đã truyền cho vốn là mật bảo mà thiên cổ chẳng tiết lộ, chẳng gặp đúng người thì chẳng truyền, là vua của tất cả các pháp, phổ bị tam tào, tâm pháp tổng nhiếp thượng, trung, hạ căn. Do vậy, ý của tam bảo thì người có căn cơ sâu sẽ hiểu nghĩa thâm thúy sâu xa của nó, người có căn cơ cạn thì nhìn thấy nghĩa cạn của nó, sự lãnh thụ của tam bảo chơn tạng đối với căn khí của tam thừa mà nói tự nhiên mỗi người có chỗ giống và khác nhau ”.

   Làm thế nào khế nhập tam bảo tự tánh ? 
   Tam bảo của tự tánh chẳng phải là đắc được từ bên ngoài, mọi người đều vốn dĩ có, chẳng ai là không có, chỉ do sự mê muội vô minh của lũy kiếp, có mà chẳng biết là mình có, cho nên Sư Tôn Sư Mẫu gánh kiếp cứu đời, phổ độ tam tào, chỉ điểm cho chúng ta tam bảo tự tánh của mỗi người.

   Bảo thứ nhất : huyền quan khiếu tức là tự tánh thanh tịnh của ta.

   Bảo thứ nhì :  chơn kinh, tức là trí tuệ của ta

   Bảo thứ ba :  Hợp đồng, tức là lời nói hành động của chúng ta.
   
  Dựa vào 10 điều nguyện lớn :
   Thành tâm bảo thủ, ( càn ) : thật tâm sám hối  ( khôn ) thật tâm tu luyện; chẳng hư tâm giả ý, chẳng thối súc bất tiền ( chẳng sợ hãi thối lui ), chẳng khi sư diệt tổ, chẳng miễu thị tiền nhân ( xem thường tiền nhân ), phải tuân thủ phật quy, chẳng tiết lộ thiên cơ, chẳng nặc đạo bất hiện ( chẳng ẩn giấu đạo không thể hiện ra ngoài ), ( càn ) lượng lực nhi vi ( lượng sức mà làm ), ( khôn ) thành tâm tu luyện.

  Nguyện sám văn :
   Sám văn tức là chân thành biểu lộ tâm nguyện của bản thân, thành khẩn cầu xin sự xá tội và sám hối.

 ‧ Kiền tâm quỳ tại Minh Minh Thượng Đế liên hạ, hạnh thọ chân truyền

 ‧ Di Lặc Tổ Sư diệu pháp vô biên hộ tị chúng sanh, sám hối phật tiền, cải quá tự tân, đồng trợ thiên bàn

 ‧ Phàm hệ phật đường điên đảo thác loạn, vọng kì Tổ Sư xá tội dung khoan

 ‧Nam mô A Di Thập Phật Thiên Nguyên

   Kinh Di Lặc Bồ Tát thượng sanh Đâu Suất Thiên :
   Phật bảo ngài Ưu-ba-ly :
   " Ông hãy lắng nghe! Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. ”


   Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy :  " Nhứt thiết duy tâm tạo ".

   có bài kệ như sau :
   Tội tùng tâm khởi tương tâm sám   



   Tâm nhược diệt thời tội diệc vong  



   Tội vong tâm diệt lưỡng câu không



   Thị tắc danh vi giai sám hối.            

   Dịch là :
   Tội từ tâm khởi đem tâm sám



   Tâm đã diệt rồi tội cũng vong



   Tội vong tâm diệt cả hai không



   Đó chính thực là chân sám hối.

   Nghĩa là : Tất cả những tội lỗi gây ra, đều do tâm chúng ta chủ động, thì phải thành tâm mà sám hối, tự trong thâm tâm.  Từ đó, chúng ta phát nguyện không tái phạm, cho nên mỗi khi tâm tham, tâm sân, tâm si khởi lên, chúng ta liền biết ngay, dừng lại, không làm theo sự điều khiển, sai khiến của tham sân si, thì tội lỗi sẽ không còn tái phạm nữa.  Khi tội lỗi không còn, tâm sanh diệt cũng lặng mất, con người sống trong trạng thái tịch tịnh, bình yên của tâm trí.  Đó mới thực là sự sám hối chân chánh.

   Phần trên là pháp môn tu tuệ. Cái gì là pháp môn tu phước ?

    Pháp môn tu phước :
   Như : độ người cầu đạo, thành toàn đạo thân tiến đạo, cần mẫn hành tam thí, trợ đạo bàn đạo. Bố thí nên chẳng trụ tướng lục trần đi hành công phu ngoại vương mới là bố thí diệu hạnh vô trụ tướng, mà loại bố thí vô trụ tướng này thì phước đức có được giống như hư không vô biến tế ( chẳng có giới hạn không gian ) , quảng đại vô cùng tận chẳng thể nghĩ bàn.

   Kim cang kinh, phần diệu hạnh vô trụ nói rằng : “ vị Bồ-tát, đúng nơi pháp, phải nên không- có-chỗ trụ-trước mà hành( làm việc ) bố-thí ”. Tu đạo chẳng phải chỉ cần tự giác, mà còn cần giác tha ( giúp người khác giác ngộ ), lợi tha ( đem lại lợi ích cho người khác ), do vậy cần phải bố thí, nhưng mà hành bố thí tất phải dựa vào “ như thế này ” mà hành, chẳng trụ nơi trần mới là bố thí thật sự.

   Hành bố thí nên ( Thí giả vọng thí - người bố thí quên việc mình thí, trong lòng không còn ý tưởng là ta bố thí ; Thụ giả vọng thụ - không còn ý tưởng người được bố thí là ai, và phải vọng sở thí chi vật - vật đem bố thí là tiền bạc hay bất cứ vật gì, mình cũng phải vứt bỏ quan niệm là có nó, là có sự bố thí. “ thí giả vọng thí, thụ giả vọng thụ, vật giả vọng vật ” ) mới là bố thí vô trụ. Nếu là bố thí mà chấp trước trần tướng, tham được người ngoài khen ngợi kính mộ, thích tiếp nhận lời ca ngợi của người khác, tức là thanh trần tướng bố thí. Bố thí có trụ tướng chỉ có thể đạt được phước báo mà chẳng phải là phước đức.

   Có rất nhiều đạo thân sau khi cầu đạo, biết được sự bảo quý của đại đạo, nhưng đối với công phu tu hành lại chẳng biết nên bắt tay vào từ đâu, thật ra phương tiện đơn giản nhất không gì hơn việc trước hết tiếp cận phật đường, bởi vì ở phật đường mọi người khích lệ lẫn nhau, lại tiếp lấy phật quang của mọi người để thắp sáng một ngọn tâm đăng của bản thân mình, cho nên nói phật đường là kim chỉ nam của việc tu đạo rõ lý, không dẫn đến tu luyện kiểu mù. Vả lại, thường đến phật đường có thể liễu sứ mệnh của mình, hành công liễu nguyện, nếu chúng ta có những nghi hoặc gì, có thể thỉnh thị tiền bối để xây dựng lòng tin cho chúng ta.

   Tại phật đường lắng nghe chân lí để phá trừ những vô minh của chúng ta, khôi phục trí tuệ viên mãn vốn có của chúng ta, càng hiểu rõ chân đế ( ý nghĩa thật sự ) của đời người khổ vui, tiếp đó kiến lập công đức để thay đổi túc mệnh của chúng ta, thậm chí nhân cách kiện toàn, phước tuệ song tu. Từ những gì đã nói ở trên, có thể biết rằng diệu dụng của việc thân cận gần gũi phật đường là vô cùng vô tận. Hy vọng các vị tu sĩ bạch dương nếu đã có duyên với tiên phật, nhưng nhất định cần phải cần mẫn tu, công quả viên mãn, mãi đến lúc cuối cùng trực đăng Thánh vực.

   Tiên phật rằng : “ người người có quyển vô tự kinh, thế nhân chẳng biết hướng ngoài tìm, có người biết được ý trong đó, bèn là Long Hoa hội thượng nhân

   Nguyệt Tuệ Bồ Tát rằng : “ tu phước chẳng tu tuệ, trong phước cũng tạo tội; tu tuệ chẳng tu phước, trong tuệ cũng hồ đồ

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.