BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Ý Nghĩa Của Nghi Thức Cầu Đạo

Ý Nghĩa Của Nghi Thức Cầu Đạo

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Saturday, October 15, 2016 | 4:50 PM


Ý nghĩa của Nghi thức cầu đạo
   Phật giáo và Ấn Độ giáo cho rằng ánh sáng là bổn thể của vũ trụ tuyệt đối “ vũ trụ có bí mật vô hạn thì ánh sáng là thứ nhất ”.

   Kinh Sáng Thế Ký rằng :
   1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. 
   
   2 Ðất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.
   
  3 Thiên Chúa phán : " Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng. 4 Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. 5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

    Thiên chúa sáng tạo ra ánh sáng trước, do vậy ánh sáng là “ nguồn gốc của sinh mệnh
 
   * Đèn mẫu ( còn gọi là đèn vô cực ) : là nguồn của sinh mệnh, nguồn gốc của linh tánh, ánh sáng của Thượng Đế Lí Thiên, phật quang phật tánh, bổn lai diện mục. Vị trí của nó ở bên trên nhất, phía bên trong nhất của bàn thờ Phật, đại biểu cho linh tánh này ẩn giấu ngay bên trong huyền quan của một chỉ của Minh Sư.

   * Đèn Lưỡng Nghi (日月燈 Nhật Nguyệt Đăng ) : có ánh sáng () thì có sự sáng tỏ (). Nhật (), Nguyệt ()hợp thành ( sự sáng tỏ ), đại biểu cho cái dụng của Đạo; âm dương lưu hành, sinh sôi chẳng ngừng, như hai con mắt ở người.

                                                                                                                                                         
   * Hàm ý thù thắng của điểm mở đầu của đèn – bộc lộ ra thông tin rõ ràng mà Chư thiên tiên phật bồ tát gửi đến cho sinh mệnh của chúng sanh, cũng là ý định ban đầu vốn có của chư phật bồ tát truyền đạo – thắp sáng một ngọn đèn của tâm đầu – một ngọn đèn thường sáng tỏ ngày đêm thiên cổ bất diệt

   * Đại đạo từ xưa đến nay chính là “ bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ”. Nếu chẳng phải là sự truyền thụ dặn dò của Thiên Mệnh Minh Sư là chẳng cách nào đăng đường nhập thất ( đạt đến cảnh giới cao sâu ), hiểu rõ rốt ráo được. Chỉ Nguyệt Lục quyển 4 có ghi chép việc Đạt Ma Tổ Sư truyền đạo cho Thần Quang Nhị Tổ rằng : “ Khi xưa đức Như Lai dùng chánh pháp nhãn tạng phó chúc cho Ca Diếp Đại Sĩ, triển chuyển ( nối tiếp nhau chuyển dời truyền đạt  nhiều lần ) phó chúc mà đến chỗ ta, ta nay phó chúc cho ông, ông nên hộ trì lấy ”. Cùng trong quyển sách đó, cũng có một đoạn ghi chép của việc Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền đạo cho Lục Tổ Huệ Năng : “ nhưng dùng chánh pháp nhãn tạng viên minh chơn thật bí mật vi diệu vô thượng phó chúc cho thượng thủ Đại Ca Diếp Tôn Giả, triển chuyển truyền thụ 28 đời, cho đến Đạt Ma đến mảnh đất này, được Khả Đại Sư kế thừa, mãi cho đến nay  ta dùng pháp bảo và cà sa đã truyền phó chúc cho ông, hãy thật khéo mà tự bảo hộ chớ có để cho bị đoạn tuyệt

   * Đàn Kinh : “ Canh ba thọ pháp, mọi người đều chẳng ai hay biết, Ngũ Tổ bèn truyền thụ cho pháp đốn giáo và y bát, nói rằng : Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt.

   Trên đều là chứng minh của việc truyền thụ đại đạo mặc truyền dặn dò của Thiên Mệnh Minh Sư từ xưa đến nay.

    * Nghi thức Nhất Quán là sự tiếp dẫn khéo léo của Di lặc Tổ Sư, sự thúc đẩy của Sư Tôn Sư Mẫu từ bi , từ cái tâm tán loạn, cái tâm hoài nghi của người cầu đạo mà từng bước một từ từ thúc đẩy đưa họ đến quê hương xưa của Vô Cực.

   * Việc đại khai phổ độ của Thiên Đạo là ứng với nhân duyên của thời đại này mà đến : đạo giáng hỏa trạch ( nhà người dân bá tánh )  bước vào thế kỉ thứ 21, khoa học kĩ thuật văn minh phát triển cao độ, đem lại cho chúng ta sự thoải mái và hưởng thụ trong cuộc sống sinh hoạt. Theo lí mà nói thì cuộc sống của người hiện đại nên đầy đủ phong phú và vui vẻ hơn so với trước đây, thế nhưng sự thật lại trái ngược với nguyện vọng mong muốn. Căn cứ theo phân tích thì chỉ số đau khổ của người hiện đại không ngừng cao lên. Những sự hưởng thụ trên vật chất chưa thể giảm nhẹ tí ti những áp lực và nỗi khiếp sợ của người hiện đại. Sự cạnh tranh giữa người với người đã tăng sâu thêm cái cảm giác thờ ơ lãnh đạm giữa những người hiện đại quá mức theo đuổi sự hưởng thụ vật chất, càng tạo thành sự hư không trống vắng lẻ loi của nội tâm. Do vậy, người hiện đại thường hỏi rằng : “ rốt cuộc là thiếu mất cái gì ? ” Khi chúng ta đã có được tất cả những thứ mà chúng ta theo đuổi, vì sao mà nội tâm vẫn chẳng có cảm nhận của sinh mệnh chơn thật bên trong ?

    Sự thù thắng của Thiên đạo, muốn cho mỗi một vị có may mắn cầu đạo, đắc đạo mở ra bảo tàng của tự tánh , khiến cho cuộc sống của chúng ta có cảm giác bảo đảm chắc chắn, vả lại từ sự mở ra của giác tánh đi cảm nhận niềm vui chơn thật và sinh mệnh chơn thật. Diệu lí vô cùng mà Thiên Đạo bao hàm là thù thắng tôn quý biết bao. ( Như người uống nước, nóng lạnh tự biết ) Nghĩa lí mà Thiên Đạo bao hàm là vô cùng vô tận. Dưới đây, hậu học sẽ từ sự thù thắng của việc tiếp dẫn của Thiên Đạo để đi sâu vào nghiên cứu : vì sao nói đến sự thù thắng của việc tiếp dẫn ? bởi vì loại tiếp xúc đầu tiên của chúng sanh đại địa và Thiên Đạo. Thiên Đạo dùng nghi thức truyền đạo trang nghiêm để tiếp dẫn tất cả những chúng sanh của đại địa. Toàn bộ nghi thức Nhất Quán là đem quá trình tu đạo dài vô tận của Thiền môn ( cửa thiền ) làm cô đọng lại trong vài chục phút, khiến cho người mới đến cầu đạo từ cái tâm tán loạn đi đến chuyên tâm, từ chuyên tâm đến nhất tâm, nhất tâm lại xuống thẳng vô tâm.

1. Thiên chân thâu viên quải thánh hiệu
    Cầu đạo là trị tâm bệnh. Phật là đại y vương ( vua bác sĩ )  kê đúng thuốc ( pháp dược ) trị đúng bệnh, dùng đủ các phương tiện tiếp dẫn. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng : “ chúng sanh đều có phật tánh ” . Linh tánh của chúng sanh muốn được cứu thì cũng cần phải đến “ Bệnh viện thiên đường của Tiên thiên phật đường ” khẩn cầu Sư Tôn Sư Mẫu chỉ điểm cho chúng ta phương pháp viên minh giác tánh trói buộc thân tâm, để khôi phục lại bổn lai diện mục thanh tịnh trong sáng chẳng có tà niệm. Do vậy việc đăng kí ghi danh ( quải hiệu ) là linh của chúng sanh được “ thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên ”. Quá trình ghi danh hoàn chỉnh bao gồm việc điền phiếu ghi danh, công đức phí, Long Thiên Biểu …cho đến việc đốt biểu hoàn thành việc thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên.

2. Cung kính thắp Phật đèn, hiến cúng : quy căn nhận mẫu
    Điểm bắt đầu của 3 ngọn Phật đèn : Đèn mẫu, Đèn nhật, Đèn nguyệt chẳng rời tự tánh, tức là ánh sáng. Ánh sáng tức là đèn. Ánh sáng đại biểu cho trí tuệ soi sáng bóng đêm đen tối. Đời người của phàm phu tục tử, cuộc đời của ái bi khổ não, một ngọn đèn quang minh xán lạn có thể phá sự u tối của nghìn năm; một trí tuệ có thể trừ sự ngu muội của vạn năm.

   Hiến cúng biểu đạt sự thành kính đối với Lão Mẫu và Tiên Phật. Điều càng quan trọng là nhờ vào nghi lễ của hiến cúng để hàng phục cái tâm vọng tưởng của chúng ta, bởi vì nhân tố đến cầu đạo không giống nhau. Có người là phụng mệnh của cha mẹ, có người là do quan hệ tình cảm con người …

   Hiến cúng dâng kính trà thượng thanh hạ trược cho Lão Mẫu vô hình vô tượng mà sanh vạn vật. Trên cầu Phật quả ( 5 đĩa trái cây dâng cúng đại biểu cho ngũ thường chi đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để lễ kính Lão Mẫu, lễ kính Tiên Phật ) .

   Bái đệm : trong biển khổ của thế giới sa bà nổi ra đài sen. ( tượng thiên ).

3. Thỉnh đàn – cung thỉnh Lão Mẫu lâm đàn; lễ thỉnh Long thần hộ pháp chư thiên tiên phật hộ pháp đàn  Bát quái lò trung khởi tường yên, dục hóa Thánh Mẫu giáng lâm đàn, Quan Đế cư tả, Thuần Dương hữu, nhị thập bát tinh tú hộ pháp đàn …Lão Mẫu chí đàn, chư thần nghiễm nhiên ”, giống như Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khi đem y bát truyền cho Lục Tổ thì dùng cà sa che lại không để cho người khác thấy, để nói Kim Cang Kinh.

   Có một quyển sách do loan đàn phê, trong sách nhắc đến việc có một vị Thiên Quan dẫn theo vị Loan sinh họ Trang ( gọi tắt là Trang Sinh ) đi du cõi trời. Trang Sinh từ cõi trời nhìn xuống nhân gian nhìn thấy một ngôi nhà của dân phát sáng lấp lánh, bất giác khiến anh ta kinh ngạc vô cùng. Do đó anh ta bèn hỏi vị Thiên Quan : “ cái ngôi nhà dân này sao lại lấp lánh sáng rực ? ” . Vị Thiên Quan trả lời rằng “ hiện tại là Bạch Dương kì, Tế Công Hoạt Phật lãnh mệnh đại khai phổ độ tam tào, ngôi nhà dân này có thiết lập Tiên Thiên Phật Đường, Tế Công Hoạt Phật hiện đang truyền đạo. ” . Trang sinh bèn hiếu kì hỏi rằng : “ chúng ta có thể đến gần một chút để xem cho rõ có được không ? ”. Vị Thiên Quan trả lời rất khẳng định rằng : “ không thể được, bởi vì lúc bàn đạo sẽ thỉnh đàn cung thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát hộ đàn, ngươi càng đến gần thì ánh sáng sẽ càng mạnh, sẽ chiếu đến nỗi mắt của con chẳng thể mở ra được, vốn dĩ chẳng cách nào tiếp cận được ”.

   4. Quỳ đọc thân thỉnh : Mạt hậu nhất trước tích vị ngôn, minh nhân tại thử tố nhất phiên, ngu phu thức đắc hoàn hương đạo, sanh lai tử khứ kiến đương tiền.
    
   Mạt hậu nhất trước tích vị ngôn : toàn bộ quá trình bàn đạo giống như lúc ấy Phật Thích Ca Mâu Ni đang diễn thuyết kinh Pháp Hoa vậy, cái mà truyền cho là chỉ có Nhất Phật Thừa, cũng có nghĩa là Mạt hậu nhất trước. Tích vị ngôn : chính là Chư Phật Bồ Tát trước đây chưa từng nói qua. Lúc bấy giờ khi Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa, 500 đệ tử ( phát tâm lớn ) có mặt tại lúc đó đắc được thọ kí nhất định đều thành Phật, nhưng cũng chẳng cách nào giống như chúng ta – những lão bá tánh cũng có thể biết được con đường trở về cố hương. Chúng ta chẳng có công chẳng có đức nhưng lại đều có thể cầu đạo thì quả thật là phải cảm tạ Thiên Ân Sư Đức. “ Đắc trước tu sau ” cho nên làm một sự tuyên bố lớn, Minh nhân tại thử tố nhất phiên : ( Minh Sư : người rõ phật tâm tông, hành giải tương ứng ”. Minh nhân là người hiểu rõ chân lý, cũng chính là Sư Tôn, Sư Mẫu của chúng ta, tại đây vì chúng ta mà nói cho nghe một lần. ( Phương tiện lớn, hiển hóa lớn từ bi tiếp dẫn ).

   Ngu phu thức đắc hoàn hương đạo : Ngu chẳng phải là ngu đần. Đạo thân của chúng ta có Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, Giáo Sư, lại còn đủ thứ nhân tài ưu tú, làm sao lại ngu đần được ? Cái gọi là ngu chính là những người chấp có chấp không. Hoàn hương đạo là khiến cho chúng ta có thể thoát li lục đạo, vĩnh thoát nỗi khổ của luân hồi. Do đó Minh Sư truyền cho chúng ta hoàn hương chi đạo ( con đường trở về Lí Thiên ), pháp môn siêu thoát sự lang thang sanh tử. Cho nên Lão Sư mới nói : “ cá cá giai đắc hoàn hương đạo, bảo nễ vô dạng vạn bát niên. ”

   Sanh lai tử khứ kiến đương tiền : Sau khi đắc thụ hoàn hương chi đạo ( con đường trở về Lí Thiên ) mới có thể sanh lai tử khứ kiến đương tiền ( sanh đến, chết đi nhìn thấy ngay ở trước mắt ). Sanh tử chuyện lớn ( sanh đến chết đi chẳng cần đợi hai mắt nhắm mới thấy, cũng chẳng cần niệm phật hiệu vãng sanh đến quốc độ nào, lại đi xem có thể thấy phật nghe pháp hay không; sanh đến chết đi yêu cầu bạn ngay lập tức bèn thấy; nếu thấy thì ngay lập tức bèn thấy, nếu không thấy thì đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không thấy ), ngay lúc ấy lập tức có thể liễu liễu phân minh, rõ rõ ràng ràng.

   5. Biểu văn trình tấu Long Thiên Biểu ( Thang Vũ hồng ân, Nghiêu Thuấn đại đức đàn tiền ). Dẫn Bảo Sư, Phật đường, Người cầu đạo, Công đức phí, ngày tháng cầu đạo, thời điểm, từng cái một đều ghi chép lại, do Sư Tôn Sư Mẫu trình tấu lên ơn trên.
 上帝(三官大帝)哂納案下,神祇俱庇今有(眾生等)突破塵緣醒悟迷津懇祈上帝大賜明路 兒等別無可陳惟獻清供素疏以達上聞質能不滅質能互換。

    Biểu văn đổi thành một loại phương thức khác : đốt biểu là thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên. ( biểu tấu ơn trên ) pháp giới chuyển dời ( học tịch, hộ tịch, linh tịch đăng kí ở Lí Thiên ).

   Có một vị điểm truyền sư họ Thạch, thường đến Malaysia bàn đạo; có một lần tận mắt nhìn thấy một hiện tượng linh dị ấn chứng cho sự tôn quý của Thiên Đạo : một vị Đàn chủ đã độ một vị Mao Sơn Đạo Sĩ đến cầu đạo. Vị Đạo Sĩ này có mắt âm dương. Khi Đạo sĩ bước vào phật đường thì nói là chẳng chịu cầu đạo, nhưng yêu cầu được tham quan nghi thức bàn đạo. Thạch Điểm Truyền Sư chỉ có thể nhận lời, mời bàn sự nhân viên đưa đến bên ngoài phật đường hướng vào trong mà tham quan để tránh tiết lộ thiên cơ.

   Sau khi vị Đạo Sĩ này từ xa nhìn thấy bàn xong thánh sự rồi bèn muốn cầu đạo. Sau khi việc truyền đạo kết thúc, mọi người bèn hỏi vị Đạo Sĩ vì sao lúc mới đến phật đường lại chẳng muốn cầu đạo, đợi sau khi tham quan xong nghi thức bàn đạo rồi bèn muốn cầu đạo ? Vị Đạo Sĩ này đáp rằng : “ Khi tôi tiến vào Phật đường thì nhìn thấy phật đường đầy khắp linh quang, thế nhưng linh quang có chánh có tà, tôi vẫn chưa phân biện ra được. Đợi sau khi thỉnh đàn, tôi dùng linh nhãn nhìn thấy vô số vị Phật, Bồ tát từng vị từng vị giáng lâm, mới biết rằng toàn bộ là chánh thần. khi đốt biểu, có 3 vị Tiên Phật ( Tam Quan Đại Đế ) tiếp lấy tờ biểu văn mang đi. Điều càng thần kì là khi Điểm Truyền Sư điểm huyền quan, từ phật đèn phóng ra một luồng sáng mạnh, phóng thẳng đến huyền quan, có sự thật tôn quý như vậy, cho nên tôi muốn cầu đạo ”

   6. Dẫn Bảo Sư đương nguyện
   Dẫn Bảo Sư là một chiếc cầu nối giữa người và thiên đường, dựa vào sự chân thành của sinh mệnh làm Dẫn Bảo ( dẫn dắt, bảo đảm ) thỉnh mời Điểm truyền sư chuyển lên vị trí điểm đạo. Minh Sư ( Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát ) lên tòa sư tử, chuẩn bị tái hiện Hội Linh Sơn. Dẫn Bảo Sư đối với trời : Dẫn sư là dẫn chứng chúng ta thân gia thanh bạch, phẩm hạnh đoan chánh. Bảo sư là bảo chứng đối với người cầu đạo rằng : đạo thật, lý thật, thiên mệnh thật.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.