BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Sự Ích Lợi Của Phật Đường

Sự Ích Lợi Của Phật Đường

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Friday, October 14, 2016 | 12:20 PM




   I. Lời nói đầu
   1.Hoàng Mẫu từ bi dặn rằng :
   見道成道無彼此Kiến đạo thành đạo vô bỉ thử

   至誠感應顧手足Chí thành cảm ứng cố thủ túc

   明白佛堂一切事minh bạch phật đường nhất thiết sự

   協助點傳理清楚Hiệp trợ điểm truyền lý thanh sở

   待人接物無怨惡đãi nhân tiếp vật vô oán ố

   公心和善設佛屋Công tâm hòa thiện thiết phật ốc.

   Dịch nghĩa :

   法舟同駕航四處Pháp chu đồng giá hàng tứ xứ

   救渡有緣苦海出Cứu độ hữu duyên khổ hải xuất

   Pháp thuyền cùng lái, lướt khắp nơi

   Cứu người hữu duyên rời biển khổ

   Thành toàn đạo thân chẳng phân biệt

   Chí thành cảm ứng chăm anh em

   Hiểu rõ mọi việc của phật đường

   Hiệp trợ Điểm Truyền lý rõ ràng

   Đãi người tiếp vật chẳng oán ghét

   Công tâm hòa thiện xây nhà Phật.

   2. Bốn yếu tố tu đạo : tài, pháp, bạn, nơi ( đạo vụ khai triển cần có cứ điểm )

   3. Hoạt Phật Lão Sư từ bi tuyên bố rõ vai trò thù thắng của Phật Đường rằng :
   Phật đường là nơi :

   .  Nơi giới thiệu của thiên đường
   .  Nơi bàn lí sự vụ của Tam Tào
   .  Nơi cải tiến tốt để học phật
   .  Nơi tu luyện thành đạo
   . Trạm tiếp nhiên liệu của công đức Tây Phương
   . Trạm cứu tế linh tánh của chúng sinh
   . Trường đại học bồi dưỡng phẩm đức
   .  Nơi phước địa tránh kiếp
   . Nơi hoan hỷ của tiên phật
   . Nơi thanh tịnh để xả bỏ tạp niệm

   II. Lợi ích của việc thiết lập phật đường

   1. Phật đường có thiên mệnh có thể truyền Đạo :
   Để chúng sanh nhận Mẫu quy căn. Phật đường là Cung Vô Cực của Lão Mẫu, là nơi tạm trú giúp đỡ trợ đạo của Tiên Phật, trên cắm cờ vàng, hiển lộ hào quang, là hy vọng của chúng sanh Tam Tào (Thiên Tào, Địa Tào, Nhân Tào).
   2. Có thể giáo hóa chúng sanh rõ lý :
    Phật đường là nơi giảng kinh nghe pháp, là trường học tu tâm luyện tánh, đi sâu vào nghiên cứu kinh điển của Tam Giáo và hoằng dương phát huy cương thường luân lí.

   3. Có thể để cho chúng sanh đến phật đường tu hành :
    Những người chưa cầu đạo đắc đạo tu ở nhân địa, xem coi tạo bao nhiêu nghiệp mà luân hồi chuyển kiếp trong tứ sanh lục đạo; những người đã cầu đạo đắc đạo tu trên quả địa, xem coi hành bao nhiêu công, tiêu bao nhiêu nghiệp mà định quả vị.

  4. Có thể tránh tất cả tà ma, có thể an cư lạc nghiệp :
    Phật Đường cung phụng Lão Mẫu, Chư Thiên Thần Thánh ngày đêm hộ pháp ở phật đường, dương khí tràn trề. Phật đường là thành trì để tránh kiếp tị nạn, là tấm chắn hạo kiếp, vòng sáng tròn của 3 ngọn phật đèn là lưới bảo vệ duy nhất trong bóng tối, tà ma chẳng được gần thân. 

 
   5. Ngoài việc có thể cứu chúng sanh rời khổ được vui, còn có thể cứu độ Tổ Tiên của họ :
     Phật đường là chiếc pháp thuyền độ người thành toàn người, độ hóa những người hữu duyên bên cạnh, thành tựu một mảng đất trời riêng.



    6. Công Đức rất lớn :
     Nhân gian dựng một phật đường, trên trời nở một đóa hoa sen, ý nghĩa sâu xa tiếp nhận các Nguyên Nhơn bước lên bờ, công ấy là 1300 thiện, công đức lớn.

   7. Có thể tiêu oan giải nghiệp :
   Tam thí cùng tiến hành ( tài thí, pháp thí, vô úy thí ), công đức càng cao, đạo công càng sâu, nghiệp lực dần lùi.

   8. Có thể tạo tựu nhân tài :
    Các đạo thân sau khi cầu đạo, ngoài việc có thể khích lệ động viên họ dự pháp hội ra, mồng một, mười lăm có thể mời các đạo thân trở về phật đường để khấu đầu lễ bái, học tập đạo nghĩa lễ tiết để tăng sâu thêm sự thể nghiệm đối với đạo. Ngoài ra càng có thể dùng phật đường để mở các lớp nghiên cứu để cho các đạo thân có thể hiểu rõ đạo lý, từ đấy mà có thể nhận lý thật tu.

   9. Có thể tăng tiến sự hài hòa mĩ mãn của gia đình :
   a. Cả nhà cùng nhau hiến hương, càng kéo gần quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

   b. Con cái càng có lòng tin và cảm giác an toàn.

   c. Cả nhà thường có thể uống trà cúng, ăn quả cúng phù hộ bình an.

   Khiến cho giá trị của sinh mệnh càng nâng cao, đời người càng có mục tiêu, càng có ý nghĩa :
   Thiết lập Phật đường rồi, nhiều thêm một chức vị, đấy chính là vị thuyền trưởng của chiếc pháp thuyền, đời người càng có thêm mục tiêu, là niềm vinh dự, cũng là trách nhiệm, không thể độc thiện kì thân ( chỉ lo cho bản thân ) nữa, nên chăm sóc tốt cho các đạo thân, lớp viên.

   III. Sứ mệnh và trách nhiệm của Đàn Chủ :

   1. Là người lái tàu kiêm nhân viên cứu sinh
   Nắm bắt lấy một đường kim tuyến, quen thuộc phật quy lễ tiết, hiểu được những yếu lĩnh của việc thành toàn người, độ người, sự tôn quý của đạo, lợi ích của việc cầu đạo, phải biết giảng nói về Đại Đạo Tam Bảo.

   2. Phải làm hóa thân của Bồ Tát
   Rộng kết thiện duyên, quan tâm đến chúng sanh.

   3. Phải làm cầu nối thừa thượng khải hạ 
   Thường giữ gìn duy trì sự liên hệ với các phật đường công cộng, truyền đạt chỉ thị của Điểm Truyền Sư.

    4. Phải làm tấm gương mẫu mực cho các Đạo Thân 
   Tuân thủ ngũ giới, tam thanh tứ chánh, tu sửa bỏ những thói hư tật xấu, tánh nóng nảy, rộng lượng bao dung.

   5. Phải tận đạo làm người 
   Đạo ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, bắt  tay  vào từ bản thân mình, tôn sư trọng đạo, ghi nhớ kĩ 15 điều phật quy.

   IV. Những lời cùng nhau khích lệ, cùng nhau nỗ lực
   1. Sau này tam thí song hành : tài thí, pháp thí, vô úy thí.

   2. Có duyên và cũng có tâm khi thiết phật đường hữu hình thì cũng phải trân trọng duyên mà dụng tâm mở ra phật đường vô hình của tự tánh, mẫu ruộng tâm chẳng mọc cỏ vô minh, mảnh đất Tánh thường nở hoa trí tuệ.


   V. Kết luận :
    Hãy nắm bắt lấy thời cơ gieo trồng những thiện nhân duyên. Tiên Phật từ bi nói qua rằng thiết lập phật đường tức là đem thánh linh của Lão Mẫu, thánh giá của Chư Thiên Tiên Phật mời đến trong nhà để bầu bạn với chúng ta, cùng sinh hoạt và tu hành với chúng ta, được triêm quang chẳng gì sánh bằng. Nếu như hoàn cảnh cho phép, mọi người rộng thiết phật đường, phước tuệ song tu, công đức vô lượng.

    Bồ Tát Đạo chính là nhất định cần phải nhờ vào việc giúp đỡ chúng sanh để nâng cao bản thân. Thiết lập phật đường thì là phương pháp đơn giản nhất, dễ hành nhất; từ trong việc gánh vác sứ mệnh mà khiến cho bản thân mình nhanh chóng trưởng thành; từ trong việc thật tâm bỏ ra công sức lại có thể thành tựu cho vô số những chúng sanh hữu duyên, đấy thật là “ tự lợi lợi người ” .

   Phật Đường và sự thù thắng của việc về phật đường khấu đầu
   Vào đúng ngày thiết lập phật đường thì phật đường sẽ có một đóa hoa sen nở rộ. Sau khi Điểm Truyền Sư thiết đàn xong, đóa hoa sen này sẽ bay thẳng lên trời. Ngoài việc trên trời có một đóa hoa sen ra, trong đóa hoa sen đó còn có họ của phật đường, bên ngoài có tên họ của những người đến trợ đạo ngày hôm đó đều ở trên hoa sen, còn phân làm danh sách tài thí, pháp thí, vô úy thí. Những Phật đường công cộng mà thường có bàn Thánh sự thì trong đóa hoa sen đó lại mọc thêm một đóa hoa sen, vả lại có ánh sáng vàng.

   Trong Phật Đường có cung phụng những vị Khí Thiên Thần ( như ông Thần Tài, Thổ Địa ), Tổ Tiên thì từ khi thắp lên ngọn phật đèn “ hướng về Tiên Phật tiếp giá tam cúc cung ” mãi cho đến khi tắt phật đèn “ hướng về Tiên Phật tiễn giá tam cúc cung ”, khoảng thời gian này Khí Thiên Thần và Tổ Tiên nhất định cần phải lui ra bên ngoài phật đường, do có phật quy lễ tiết. Do vậy mà Khí Thiên Thần và Tổ Tiên cần phải sau khi tắt phật đèn rồi thì mới hiến cúng và hiến hương cho họ.

   Mồng một, mười lăm, tổ tiên của những vị đạo thân có quay về phật đường khấu đầu cũng sẽ quỳ ở phía ngoài cửa phật đường để khấu đầu theo, mà bên ngoài cửa thì có hai vị pháp luật chủ “ Quan Thánh Đế Quân ” và “ Lữ Đồng Tân ” đảm nhiệm việc làm thượng hạ chấp lễ cho Tổ Tiên của các vị đạo thân. Thế nhưng vào đêm Giao Thừa của năm Âm Lịch thì tình hình có chút thay đổi. Đêm giao thừa của mỗi năm là ngày một lần duy nhất mà các vị Tổ Tiên có thể được cho phép tiến vào phật đường quỳ khấu đầu.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.