BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Làm Thế Nào Quảng Kết Thiện Duyên ? ( 2 )

Làm Thế Nào Quảng Kết Thiện Duyên ? ( 2 )

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Sunday, October 16, 2016 | 12:32 PM





   Lời nói đầu
   Đời người có duyên mới tụ họp, vô duyên đối diện chẳng quen biết ”. “ Duyên ” là quan hệ tiếp xúc qua lại giữa người với người trong cuộc đời của chúng ta, chia làm hai loại : thiện duyên và ác duyên. Có một câu nói rằng : “ gặp mặt tức có duyên, trân trọng thì là thiện duyên, làm tổn hại không trân trọng thì là ác duyên

   Phật cũng đã từng nói rằng : “ Muốn kết phật duyên, trước hãy kết nhân duyên ”. Thánh Hiền Tiên Phật các đời đều là đã lũy kiếp kết xuống thiện duyên với chúng sanh, tiến thêm một bước độ hóa chúng sanh mà thành phật.

   Vì sao phải rộng kết thiện duyên ?
   ( Câu chuyện : Pháp sư giảng kinh thuyết pháp, dưới bục trống không chẳng có một người )

   1. Học tập kinh doanh quan hệ tốt đẹp
    Quan hệ sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí giữa người với người, chủ động trong hoàn cảnh sáng tạo niềm vui, đem lại niềm vui cho mọi người, rộng kết thiện duyên có thể xây dựng quan hệ tiếp xúc qua lại tốt đẹp giữa người với người.

   2. Làm chiếc cầu nối giữa chúng sanh và thiên đường.
   Đóng vai thiên sứ, làm hóa thân của thầy Tế Công Hoạt Phật, làm Dẫn Bảo Sư của những chúng sanh thế giới sa bà với đức Di Lặc ( độ người thành toàn người, tiếp dẫn những cừu non lạc đường ).
Chúng sanh đều có đức tánh của Như Lai, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc. Chúng sanh trong bốn bể đều là anh chị em của chúng ta, do ảnh hưởng của hoàn cảnh môi trường hoặc người khác mà tư tưởng, tính cách, thói quen đã bất tri bất giác mà khởi lên sự thay đổi biến hóa, nên dùng thiện duyên để giáo hóa.

   Làm thế nào để rộng kết thiện duyên ?
   1. Mặt mang nụ cười :
   Có câu nói rằng : “ giơ tay chẳng đánh người mặt cười ”, mỉm cười là ngôn ngữ chung của thế giới, nó chẳng những có thể rút ngắn khoảng cách giữa người với người, lúc nào mặt cũng mang nụ cười càng có thể dễ dàng gần gũi với mọi người, tăng thêm sức hòa thuận gần gũi và khiến cho người ta giải trừ cái tâm đề phòng cảnh giác, khiến cho người khác dễ dàng nói chuyện với chúng ta, vả lại càng có thể kéo gần thêm khoảng cách cự li với chúng sinh.
 
   2. Lễ tiết chu đáo :
   Lễ tiết là chất bôi trơn giữa sự tiếp xúc qua lại của người với người, cũng là biểu hiện dễ dàng nhất trong cuộc sống, giống như 3 câu nói này “xin mời ”, “cảm ơn”, “ xin lỗi ”. Ba câu nói này tuy là những lời nói rất bình thường, nhưng chớ có xem thường mấy từ ngắn ngủi này. Diệu dụng của nó nhiều khi vượt ngoài sự tưởng tượng mong đợi của con người. Bởi vì lễ tiết của chúng ta làm được chu đáo, tự nhiên ấn tượng của người khác đối với chúng ta cũng sẽ thêm sâu.

   3. Chân thành đối đãi với người :
   Chúng ta đối với chúng sanh phải dùng sự chân thành để đối xử, phải xuất phát từ chân tâm, bỏ ra mà không có điều kiện.

   Ví dụ như : chúng ta đi trên đường, nhìn thấy có ông / bà cụ đang chống gậy muốn qua đường, lúc này chúng ta lập tức đi dìu ông / bà cụ qua đường, lúc này chính là sự bỏ ra xuất phát từ chân tâm. Tương tự như vậy, chúng ta đối đãi với mọi chúng sanh cũng phải mang một cái tâm chân thành để đối xử.

   4. Tôn trọng người khác :
   Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đã từng nói : “ muốn học vô thượng bồ đề, không thể khinh bỉ kẻ sơ học, người hạ đẳng nhất cũng có trí tuệ thượng đẳng nhất, người thông minh tuyệt đỉnh cũng có lúc mai một trí tuệ. Nếu khinh người tức có tội vô lượng vô biên ”. Ở đây Lục Tổ cảnh cáo rõ ràng với chúng ta rằng không được xem thường người khác. Điều mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống là trong các hội nghị, do ý kiến của hai bên không hợp mà khởi lên sự tranh chấp, thậm chí ra tay đánh mạnh, đấy là kết quả của việc không tôn trọng người khác; nếu như lúc ấy hai bên có thể tôn trọng ý kiến của người khác trước, không phê bình ý kiến của đối phương ngay tại chỗ, mà âm thầm kín đáo thảo luận ra phương án thích hợp, như vậy thì chẳng những có thể giải quyết viên mãn những vấn đề thảo luận trong hội nghị, cũng có thể tránh được những sự tranh cãi không cần thiết. Cho nên, bất luận chúng sanh tốt hay xấu đến thế nào, chúng ta vẫn phải rộng kết thiện duyên, bởi vì phật tánh là bình đẳng.

   5. Tấm lòng rộng mở
   Tiên Phật nói rằng : “ đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự ”, cho nên khi người khác phê bình chúng ta, chúng ta nhất định cần phải khiêm tốn tiếp nhận, phản tỉnh. Khi người khác dựng chuyện bịa đặt với chúng ta, chúng ta cũng phải có tấm lòng rộng mở để đi tiếp nhận, không đi tranh biện với người khác, chính là cái gọi là : “ thanh giả tự thanh ”, sự tình rồi cũng sẽ có một ngày chân tướng rõ ràng ! Có một câu chuyện kể rằng : “ ngày xưa có một vị hòa thượng bị người ta đặt điều dựng chuyện rằng đã cùng với một vị cô nương sinh ra một đứa con trai, vị hòa thượng này nghe rồi cũng không tự biện bạch cho mình, chỉ là điềm đạm nói một câu rằng : là như vậy sao ? rồi bèn đem đứa trẻ ôm về chùa nuôi dưỡng, mãi cho đến một hôm vị cô nương ấy mang cái tâm sám hối đến chùa muốn lãnh nhận lại đứa con đem về, bèn nói ra chân tướng sự việc, lúc này cũng xem là đã trả lại sự trong sạch cho hòa thượng, nhưng vị hòa thượng chẳng có biểu hiện ra bất kì biểu tình gì, chỉ là điềm đạm nói một câu rằng : là vậy à ? tấm lòng của vị hòa thượng này thật đáng để chúng ta noi theo.

   * Không oán trời, chẳng trách người :
    Dùng lòng thương yêu để nhìn thế giới thì thế giới sẽ tràn đầy tình thương yêu; nếu dùng ánh mắt phẫn nộ, oán hận để nhìn thế giới thì sẽ là địa ngục nhân gian của ngọn lửa phẫn nộ thiêu đốt tâm can.

   Thầy nói rằng : “ tâm bình thì đường sẽ phẳng ”, lại nói rằng : “ tâm cảnh đẹp mọi vật đều đẹp

   Ta chỉ nhìn thấy cái ta đã có, chẳng nhìn thấy cái ta không có

   Từ những góc độ khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau ( tất cả đều là vấn đề của góc độ ).


   6. Nhiệt tình giúp người :
   Vào lúc trận động đất lớn ngày 21 tháng 9 tại Đài Loan, chúng ta có thể nhìn thấy mọi người làm theo tình yêu thương đồng bào, chẳng phân bạn hay tôi, có tiền ra tiền, có sức ra sức, theo tinh thần ở đâu cần thì tôi ở đó, đã phát huy trọn tấm lòng từ bi nhân ái, chẳng phân ngày đêm vì những người dân bị nạn mà hy sinh phụng hiến. Những hành vi việc làm của họ chẳng phải là để được người khác khen ngợi, mà là xuất phát từ sự chân thành của nội tâm phục vụ vì chúng sanh, cho nên chỉ cần chúng ta có một cái tâm giúp người, nơi nào cũng có chỗ để chúng ta hành công liễu nguyện; chỉ cần chúng ta có một cái tâm thành khẩn nhiệt tình, lúc nào cũng có thể kết xuống thiện duyên với chúng sanh, vả lại, rộng kết thiện duyên cũng có thể rộng gieo trồng phước đức.


   7. Quên đi cá tính của mình
   Tính cách, có một số tính cách mọi người đều ưa thích, ví như : nhiệt tình thành khẩn, siêng năng, giúp người, nhã nhặn, nghiêm túc ...
Một người được hoan nghênh : không nhất định do diện mạo ngoại hình bên ngoài, tài hoa hoặc những lời nói ngon ngọt, nói không chừng là một số các chi tiết của anh ta rất được ưa thích và làm người khác cảm động.

   Có một số cá tính khiến người ta không dám gần gũi tiếp nạp, như : kiêu ngạo, lười biếng, ích kỷ, cô độc lập dị, tánh tình dễ nổi nóng...đều là kết quả của những thói quen không tốt.
Một người không nhận được sự hoan nghênh không nhất định là chẳng có tài hoa, diện mạo ngoại hình, hoặc là biểu đạt không tốt, quan sát tỉ mỉ phân tích thì nói không chừng là một số các chi tiết việc nhỏ của người ấy không làm cho người ta ưa thích.

   8. Thật tốt mà vận dụng tâm đồng cảm nghĩ thay cho người khác.
   Chủ động suy nghĩ thay cho người khác là một trong những phương pháp cực tốt trong quan hệ tiếp xúc qua lại giữa người với người, quan tâm tỉ mỉ, ( đứng trên lập trường của người khác mà suy nghĩ ) , không mưu lợi ích vì bản thân.


   9. Bỏ ra một cách vô vi :
   Tục ngữ rằng : “ thí hạnh phúc hơn là nhận ”. Cảm ơn mọi người đã cho chúng ta cơ hội được bỏ ra công sức để cống hiến. Duy chỉ có “ bỏ ra ” mới có thể đắc được niềm vui lâu dài mà nối tiếp chẳng dứt; còn niềm vui do “ sở hữu ” mà có được là ngắn ngủi tạm bợ.

   Trương Lương Đại Tiên từ bi nói rằng : “ niềm vui thật sự là vô cầu; sự hưởng thụ thật sự là sự bỏ ra

   10. Càng tích cực bao dung độ lượng :
   Không ghi hận, thưởng thức ưu điểm
    
   Độ lượng, nhẫn chịu, tiếp nạp, bao dung với những khuyết điểm của người khác.
  
    Bồi dưỡng tâm khoan thứ không ghi hận cũ.

   Cổ Đức nói rằng : lời nói lúc vui phần nhiều thất tín, lời nói lúc phẫn nộ phần nhiều thất lễ.
Nếu có thể nhẫn nhịn được cơn nóng giận nhất thời thì sẽ không tạo thành những sự phân tranh vô nghĩa.

   Lời nói nóng giận nhất thời thường thường tạo thành những hậu quả nghiêm trọng xấu đến cực điểm, do vậy tuyệt đối chớ có tùy tiện phát ngôn khi cơn giận đang tích trữ, có thể nhẫn nhịn một câu thì tự nhiên gốc rễ của tai họa từ đấy chẳng có chỗ sanh.

   Bao dung : chúng ta phải bao dung cho những khuyết điểm của người khác, càng nên bao dung cho những ưu điểm của người khác.

   11. Chịu tiếp cận chúng sanh
   Nguyện ý tạo ra cơ hội tiếp cận chúng sanh, như : đạo trường có mở lớp, có tiệc, có sự tụ hội, nên nghĩ cách khiến cho chúng sanh có cơ hội tốt bước lên pháp thuyền, vận dụng thật tốt thời gian mới có thể tạo ra giá trị.
  
    Chia sẻ tâm đắc để cho mọi người cùng học tập, ví dụ như : làm thế nào tiếp cận quần thể, làm thế nào độ hóa chúng sanh. Độ người chính là quảng kết thiện duyên.

    Lợi ích của việc rộng kết thiện duyên
    1. Có thể vui vẻ không ưu phiền, cuộc sống an định thoải mái.

    2. Có thể tu thiện tạo phước trồng thiện căn. Người học phật tâm tồn thiện niệm, thích hành thiện bố thí, sẽ không do tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc mà tranh đấu với nhau, dùng tâm bình đẳng, tâm cung kính, tâm hoan hỷ mà hành bố thí, giải cứu những khổ nạn của chúng sanh, thúc tiến xã hội hòa bình cát tường an lạc.

    3. Có thể cầu đắc thiên tâm được người trợ giúp. Đạo đức kinh của Lão Tử, chương 79 cũng nói rằng : “ Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân ” ( tạm dịch : đạo trời không tư vị ai, chỉ gia ân cho người có đức ), nghĩa là đạo trời chẳng phân biệt thân sơ, đối với tất cả mọi người đều là đối đãi bình đẳng như nhau, nhưng việc hành thiện là phù hợp với đạo của trời, cho nên thiên đạo vẫn cứ hay là cùng bên cạnh những người lương thiện, khiến cho những người lương thiện làm việc gì cũng giống như được thần trợ giúp, thuận nước thuận gió. Nói chung thì  nhân hữu thiện nguyện, thiên tất tùng chi ” (人有善愿,天必從之). Người có thiện nguyện thì trời nhất định sẽ thuận theo ý muốn. Lại nữa, ngày thường vui thích việc giúp đỡ người khác, đương nhiên người khác cũng sẽ dễ dàng đưa tay giúp đỡ lại khi cần.

    4. Có thể đạo tế thiên hạ độ quần sanh : “ người có thể hoằng đạo, chẳng phải đạo hoằng người ”. Bình thường có thể chú ý quan hệ tiếp xúc qua lại trong cuộc sống giữa người với người, qua lại nhất định phải ôn hòa lương thiện; lúc người ta tín phục mình, nếu có thể hành việc tuyên dương cái đạo của Thánh Hiền, thể hội lòng thầy, kế tục chí hướng của thầy, hoằng dương đại đạo, quảng độ quần sanh, vô cùng vui vẻ, quên đi ưu sầu thì trong thời kì phổ độ Tam Tào này, tự nhiên sẽ độ được và thành toàn được rất nhiều người, kiến công lập đức dễ dàng !

   Quảng kết thiện duyên là bậc thang thành phật, là cơ sở nền tảng tu bàn của các tu sĩ Bạch Dương, thiện duyên kết được rộng thì phật duyên sẽ kết càng sâu. Chúng ta phải thật tốt mà nắm bắt mỗi một phần thiện duyên, sau đó bắc lên một chiếc cầu nối giữa nhân gian và thiên đường, độ hóa chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh lên pháp thuyền.

   Giống như Thầy Tế Công Hoạt Phật vào triều đại nhà Tống chính là đã rộng kết thiện duyên với mọi người khắp nơi, do vậy cũng đã giải cứu rất nhiều những khổ nạn của chúng sanh, cho nên nói một người mà quảng kết thiện duyên thì nhân duyên của anh ta mới tốt, nếu như mỗi người chúng ta đều có thể quảng kết thiện duyên, tin rằng về phương diện độ người, thành toàn người, nhất định có thể thu được hiệu quả to lớn mà chỉ tốn ít công sức.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.