BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Công Phu Chuyển Thức Thành Trí

Công Phu Chuyển Thức Thành Trí

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Thursday, November 3, 2016 | 2:13 PM



    五八六七果因轉
    Ngũ Bát Lục Thất quả nhân chuyển
    bàn về công phu chuyển thức thành trí

   Trong phẩm thứ 6 Cơ Duyên của Lục Tổ Đàn Kinh, kinh văn viết rằng :

   大圓鏡智性清淨,平等性智心無病,妙觀察智見非功,成所作智同圓淨


   五八六七果因轉,但用名言無實性,若於轉處不留情,繁興永處那伽定

   Đại viên kính trí tánh thanh tịnh

   Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh

   Diệu quán sát trí kiến phi công

   Thành sở tác trí đồng viên tịnh

   Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển

   Đản dụng danh ngôn vô thực tánh

   Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình

   Phồn hưng vĩnh xứ na già định

   Dịch nghĩa :
 
   Ðại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,

   Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh.

   Diệu quan sát trí chẳng tác ý. (Sự thấy của diệu quan sát trí chẳng cần tác ý)

   Thành sở tác trí đồng viên cảnh.
   
    Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển,


   Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh.


   Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc,


   Ở chỗ náo động cũng đại định.


   Như thế là chuyển thức thành trí.

   三界往返愛為基,六道輪迴淫為首
   Tam giới vãng phản ái vi cơ, lục đạo luân hồi dâm vi thủ

   ( Tạm dịch : trở lại tam giới yêu là gốc, lục đạo luân hồi dâm đứng đầu )
   Phật trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng “ ái ” chẳng gieo trồng xuống thì chẳng sanh nơi cõi ta bà. Cái “ ái ” này thật ra chính là dục, mà dục niệm chính là bổn thể của vô minh. Chúng sanh ngoại duyên đã khởi lên tham cầu, cho nên tự tánh vốn dĩ thanh tịnh bị nhiễm trước, tạo thành việc lưu chuyển sanh tử. Nhưng muốn phá vỡ sự luân hồi này thì chính là phải đem cái bát thức ( thức thứ 8 ) chuyển thành tứ trí. Ví dụ như hôm nay hậu học ở trên mạng internet nhìn thấy một bộ y phục, bộ y phục này thông qua nhãn thức tiến đến bên trong ý niệm, trong ý thức cảm thấy nó rất đẹp, do vậy bèn đem nó tồn giữ bên trong biển não. Trong bát thức điền ( ruộng thức thứ 8 ) chúng ta gọi là tồn giữ đến bên trong Như Lai Tạng. Như Lai Tạng thức này bản thân nó chỉ có công năng tồn trữ, cho nên tất cả những chủng tử ( hạt giống ) thiện và ác từ lũy kiếp đến nay đều tồn giữ nơi đây. Sau đó sau khi tồn giữ xuống rồi thì thức thứ 7, cũng chính là Mạt Na Thức, xem bộ y phục này là của mình, biến thành sự chấp hữu ( chấp có ). Cái gọi là có một thì có hai, sau khi chấp hữu ( chấp có ) thì sẽ càng hướng ra ngoài phan duyên, phan duyên thì sẽ gieo trồng cái nhân. Như Kinh Hoa Nghiêm đã nói : cho dù trăm nghìn kiếp, nghiệp đã tạo chẳng vong ( chẳng mất đi ), khi nhân quả tụ hợp, quả báo vẫn tự chịu. Có những nhân duyên bên ngoài thì sẽ giúp bạn tụ hợp thành quả. Cho nên vì sao mà có lục đạo luân hồi ? lục đạo còn gọi là lục thú, do nghiệp lực của tự bản thân chúng sanh cảm chiêu cho nên hướng đến các nẻo đường luân hồi. Nhưng lại do A Tu La Đạo trải rộng khắp bên trong ngũ đạo ( 5 nẻo đường ), cho nên những chúng sanh Lục Thú lại còn gọi là chúng sanh Ngũ Thú. Như lúc còn sống tham niệm quá mạnh thì sau khi chết sẽ vãng sanh ngạ quỷ đạo, còn nếu lúc còn sống những người thành tựu một trong tứ đức trung, hiếu, nhân, nghĩa thì có thể vãng sanh cõi trời để hưởng nhang khói. Thế nhưng chúng sanh bên trong lục đạo giống như bên trong dòng chảy gấp xiết vậy, chẳng cách nào khống chế bản thân muốn hướng chỗ nào mà đi. Do vậy cho dù vãng sanh cõi trời hưởng hương hỏa vài trăm năm, thậm chí nghìn năm, đến lúc thọ mạng đã tận thì người trời ngũ suy vẫn còn phải luân hồi trở lại. Thế nhưng tổng quan những sự luân hồi này thì vô minh là gốc rễ, có sự vô minh trong thức điền thứ 8 đã khởi lên tác dụng mới có sự lưu chuyển về sau. Do vậy mới phải chuyển thức thành trí, đem những tập khí ( thói hư tật xấu ) của hậu thiên chuyển thành siệu trí tuệ vốn có của tiên thiên.

   五八六七果因轉 
 Ngũ bát lục thức quả nhân chuyển

    Muốn bàn đến việc chuyển thức thành trí thì trước tiên phải bàn đến bát nhã tự tánh. Phật lúc ngộ đạo nói rằng chúng sanh đều có trí tuệ và đức tướng của Như Lai, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc. Cho nên, tự tánh mà chúng ta vốn có đều là thanh tịnh, nhưng do hôm nay đã có cái thân ảo ngũ uẩn của nhân duyên hòa hợp này, cho nên đã bị che lấp đi, cũng giống như trên mặt gương có vết dơ vậy. Còn phật pháp thì giống như chất tẩy rửa tẩy trừ những vết dơ vậy; sau khi làm sạch những vết dơ này thì bổn tánh vốn có của chúng sanh vẫn sáng rõ như gương vậy. Tự tánh viên minh ở trong tam thân chính là pháp thân thanh tịnh, đấy là bổn thể của chúng sanh. Muốn tìm trở lại nó thì phải giữ giới, như A Nan Tôn Giả hỏi đức Thế Tôn rằng sau khi phật diệt độ phải lấy cái gì để làm thầy, phật bảo rằng phải lấy giới luật làm thầy. Hoạt Phật Lão Sư cũng đã từng từ bi nói qua 15 điều phật quy, thật ra đều là ra từ trong tự tánh vốn có của chúng sanh, bởi vì chúng ta vốn có nên mới có thể giữ. Nếu như là đến từ bên ngoài là kìm nén, chỉ có nhẫn chịu được nhất thời, chẳng cách nào nhẫn chịu cả đời được. Sau khi giữ giới mới có thể sanh định, mà diệu trí tuệ chính là sinh ra từ trong định. Nói cách khác, định là bổn thể, tuệ là diệu hạnh. Cũng như vậy, pháp thân thanh tịnh là thể, hóa thành báo thân viên mãn chính là diệu trí tuệ, lại dựa vào diệu trí tuệ này hành bát nhã diệu hạnh thì trở thành trăm nghìn ức hóa thân. Mà tam thân này thật ra đều là sinh ra từ bên trong tự tánh. Sau đó tam thân hóa thành tứ trí. Ngũ thức trước ( năm loại tâm thức: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức ) là thiên tuyến của cái sắc thân này, chúng có thể tiếp xúc với lục trần bên ngoài, tiến đến bên trong ý thức của chúng ta. Thế nhưng ngũ thức giống như tấm gương vậy, nó chỉ là trình hiện ra một cách trung thật diện mạo vốn có của vạn vật, còn việc tạo thành những tập tính thói hự tật xấu, tánh khí nóng nảy của chúng ta …là sự phân biệt, ví dụ như người Đài Loan nhìn thấy những lao động nước ngoài thì cảm thấy họ tương đối thấp kém ti tiện, nhìn thấy người Nhật Bản thì cảm thấy họ cao thượng. Thế nhưng thật ra tự tánh của chúng sanh là như nhau, chẳng có người tương đối cao, cũng chẳng có người tương đối thấp; tất cả sự phân biệt đều là từ trong ý thức mà ra. Do vậy phải dùng sự bình đẳng để phá vỡ sự phân biệt. Khi chúng ta hiểu rõ tự tánh của chúng sanh đều như nhau, tự nhiên sẽ chẳng có sự phân biệt. Ngoài phân biệt ra còn có một loại chính là sự chấp trước, tưởng rằng việc thế gian có thể thường tồn, như mình muốn phát tài, muốn mua nhà cửa rất to, muốn ăn những món đồ ngon, đáng sợ nhất chính là chấp trước cái sắc thân này là tôi, nào ngờ đâu tất cả sự vật của thế gian đều là nhân duyên hòa hợp mà sanh; nếu đã có sanh thì đương nhiên sẽ có tử, không thể có sự vật là thường tồn. Do vậy, phải dùng diệu quán sát trí để phá vỡ sự chấp trước như vậy, hiểu rõ đạo lý của duyên khởi tánh không mới có thể phá vỡ sự chấp trước. Khi ý thức và Mạt Na Thức đều chuyển thành tánh trí bình đẳng và diệu quán sát trí, những cái tiến đến bên trong Như Lai Tạng nhất định đều là những hạt giống thiện, tự nhiên chẳng chuyển mà đã thành, cho nên thức thứ 8 lại chuyển về giống như ngũ thức vậy, cho nên gọi là Thành Sở Tác Trí, bởi vì bạn chỉ là đem cái kho rửa sạch sẽ lại mà thôi.

   緣起性空觀自在,慈悲喜捨見佛心

   Duyên khởi tánh không quán tự tại, từ bi hỷ xả kiến phật tâm

   Sau cùng, phải buông xuống phật pháp. Như trước đã nói, chúng sanh trong cái bổn thể thanh tịnh đột nhiên đã sanh ra vô minh, tạo thành phiền não vọng tưởng chẳng được thanh tịnh. Phật do vậy ứng vận mà sanh. Phật Thích Ca Mâu Ni lúc tại thế thuyết pháp là dựa vào căn cơ bén cùn của chúng sanh làm căn bản, cho nên phật pháp là mang tính đối trị. Vì sao nói Phật có tám vạn bốn nghìn loại pháp môn ? bởi vì chúng sanh có tám vạn bốn nghìn loại phiền não. Thế nhưng thật ra bổn thể của chúng sanh và phật là như nhau, cho nên những phiền não vọng tưởng như thế này là huyễn hóa, giống như điện ảnh hôm nay chiếu cảnh ngày tận thế, thế nhưng đối với thế giới hiện thực là chẳng có ảnh hưởng. Cũng như vậy, những phiền não này cũng chẳng tương quan đối với tự tánh. Hôm nay một người viên thông kinh điển của tam giáo, tu hành vô cùng tốt, cũng đi giảng kinh thuyết pháp khắp nơi để giải hoặc cho mọi người; và một người khác cả ngày không có việc ác nào không làm, thường mặt đối mặt nói những lời cay độc với người, tự tánh của họ đều là như nhau. Cho nên, chẳng những phiền não vọng tưởng là chẳng có tương quan với tự tánh, ngay đến cả thuốc để trị những vọng tưởng phiền não này cũng chẳng có tương quan với tự tánh. Cho nên, những thứ này nếu chẳng phải là tự tánh vốn có, đương nhiên khi minh tâm kiến tánh rồi thì đều phải xả bỏ. Chấp hữu ( có ) cũng là chấp, thế nhưng chấp Không cũng là chấp. Phật Đà cả đời giảng kinh thuyết pháp, chủ yếu nhất là muốn bảo với chúng sanh thật ra Không, Hữu chẳng hai. Chúng ta thường nói tiên phật là vô tại vô bất tại ( tạm dịch : chẳng ở chẳng không ở, chẳng có tồn tại, chẳng chỗ nào mà không tồn tại ), vì sao vậy ? vì tự tánh có thể hàm tam giới thập phương. Cũng như vậy, Tam Tạng 12 bộ trong kinh phật cũng là ra từ bên trong tự tánh của chúng sanh, nếu đã là thứ vốn có, vậy thì lúc sử dụng bên ngoài cũng chỉ là ứng cấp ( ứng phó với nhu cầu khẩn cấp mà thôi ). Hôm nay chỗ thù thắng nhất của Minh Sư nhất chỉ điểm chính là trực tiếp khiến cho chúng ta khế nhập vô sanh, trực tiếp phá vỡ Không, Hữu tri kiến, tiến vào cảnh giới duyên khởi tánh không. Thế nhưng đấy là dựa vào phật lực gia trì của tiên phật mới đạt thành, chẳng phải là tự bản thân chúng ta ngộ được. Cho nên sau khi cầu đạo vẫn phải cần mẫn siêng tu, nói cách khác thì những người tu hành trước đây là ngộ trước chứng sau, chúng ta là chứng trước ngộ sau. Do vậy, chúng ta phải tham gia các lớp nghiên cứu, phải đi dự pháp hội, phải học biết cách độ người, thật ra đủ thứ những loại việc này đều là giúp chúng ta ngộ được việc này mà thôi. Đương nhiên, ông trời giáng đạo là chẳng nỡ để cho ngọc đá đều cùng bị thiêu đốt, hy vọng có thể cứu vãn những thiện nam tín nữ, vả lại Hoạt Phật Lão Sư thường dùng từ “ nhân tài xuất chúng ” để hình dung chúng ta, cho nên sau khi đã hiểu được những sự tình này rồi vẫn phải đi thực hiện mới có thể có chỗ đắc được.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.