Làm
thế nào để khắc phục chướng ngại của việc tu đạo ?
I. Lời
nói đầu
* Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo
“Ngọc
bất trác bất thành khí”: có nghĩa là viên ngọc, đá quý... nếu không được mài
giũa, đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó.
Từ một viên đá quý, một viên ngọc lấy trong tự nhiên nếu không có bàn tay gọt đẽo,
mài giũa của con người thì không thành những sản phẩm trang sức đẹp, quý giá được.
-
“Nhân bất học bất tri lí”: có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ
(học cả ở trường lớp và trường đời) thì không biết đến những lí luận, đạo lí...
về mọi sự vật hiện tượng được.
Tu đạo
là đi sâu vào nghiên cứu chân lý, hiểu rõ nhân quả, triệt ngộ tự tánh, sau đó dựa
theo thiên tánh mà hành đạo. Giữa quá trình này, không trải qua khảo nghiệm mài
luyện, không trải qua việc người trời giao chiến thì đạo quả khó thành.
*
Phí tận tâm sức vất vả suy nghĩ, trải qua khốn khổ mài luyện thân tâm, bất chấp
những lực cản bên ngoài, tiếp tục kiên trì gánh vác trách nhiệm lớn.
Mạnh
Tử rằng : “ trời sắp đem sứ mệnh trọng đại giáng xuống thân một người nào đó
thì trước hết nhất định phải khiến cho ý chí của anh ta chịu sự mài luyện, khiến
cho gân cốt của anh ta bị mệt lử, khiến cho cơ thể anh ta nhịn chịu cơn đói,
khiến cho anh ta có rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, làm việc cứ là chẳng thuận lợi,
như thế để chấn động tâm chí của anh ta, khiến cho tánh tình của anh ta bền bỉ
ngoan cường, làm tăng trưởng tài năng mà anh ta còn thiếu sót. ” ( 孟子云:天將大任於斯人也,必先苦其心志,勞其筋骨,餓其體膚,空乏其身,行拂亂其所為,所以動心忍性,增益其所不能。)
II.
Vì sao tu đạo sẽ có chướng ngại ?
* Đời
người tại thế bị khí bẩm kiềm chế, vật dục che lấp
Chúng
sanh vì sao có sanh tử ? do ái dục mà sanh, cũng do ái dục mà tử. Người đời bị
ái dục kiềm chế che lấp, ngày ngày trong sự sống mà tìm cái chết, ít có người
trong cái chết cầu sự sống.
*
Nhân quả nghiệp lực lũy kiếp lôi kéo
Hoạt
Phật Sư Tôn nói rằng : túc mệnh chính là nghiệp lực. Những tư tưởng của chúng
sanh từ sinh đến tử, từ lũy kiếp đến nay, lại cộng thêm sự tổng kết hợp của
hành vi gọi là nghiệp lực. Phật cũng chẳng thể chuyển định nghiệp ( nghiệp lực
trọng đại khó mà tiêu trừ, là nghiệp mà nhất định sẽ thọ báo. Định nghiệp thiện
thì nhất định được quả vui, định nghiệp ác thì nhất định chịu quả khổ ), nhưng nguyện lực từ bi hỷ xả có thể lớn
hơn nghiệp lực.
* Cá
tính thiên chấp, nhân sự chẳng viên dung ( thiên chấp : những kiến giải đối với
sự vật quá ư lệch lạc và cố chấp ý kiến của bản thân. )
Sư
Tôn nói rằng : Một người chẳng hợp với bản thân, chẳng hợp với người khác ( chẳng
cách nào cư xử hòa hợp với người khác ) , chẳng hợp với hoàn cảnh môi trường
thì là trong tâm có ma. Do vậy, tu đạo tu tâm, nhất định cần phải bắt tay vào từ
chỗ sửa bỏ thói hư tật xấu, tánh nóng nảy.
III.
Những chướng ngại của tu đạo có thể gồm có những gì ?
* Về
mặt thân thể :
Tác
nhân gây bệnh có hai : một là ăn uống không có tiết chế, sinh hoạt ngày thường
không điều độ, nếu là cảm thấy không khỏe thì phải tìm bác sĩ; một là do sự
huân tập những thói xấu không tốt đã triêm nhiễm trong quá khứ, túc nghiệp lôi
kéo, nếu muốn giải thoát thì phải dựa vào việc tu đạo. Đừng có trộn lẫn việc tu
đạo và việc sinh bệnh vào với nhau, chớ có do ma bệnh đeo bám quấy rầy mà lỡ mất
hành trình đạo. Tiền Hiền nói rằng : trong bệnh ngộ chân cơ. Hãy xem đau bệnh
là phương thuốc tốt phản tỉnh tiến tu. Hoạt Phật Sư Tôn nói rằng : người tu đạo
mang ba phần đau bệnh, có thể tiêu oán giải nghiệt, giác ngộ đời người.
* Về
mặt sự nghiệp :
Sự
nghiệp thuận nghịch, hoặc do thời vận, hoặc do phước báo, vốn không thể trộn lẫn
với việc tu đạo mà bàn. Thầy Tế Công Hoạt Phật nói rằng những người vào cửa của
thầy thì sẽ không nghèo, ra khỏi cửa của thầy chẳng giàu; khi sự nghiệp không
được thuận lợi thì nên dùng lòng kiên nhẫn, sự nhẫn nại bền chí để khắc phục
nghịch cảnh; nên biết rằng phàm nghiệp phải chăm lo, thánh nghiệp đạo nghiệp
cũng phải khai sáng.
* Về
mặt gia đình
Nuôi
dưỡng song thân dễ, làm thuận vừa lòng song thân khó; sinh con dễ, dạy con khó.
Cái đạo hạnh phúc của phụ từ tử hiếu ( phụ thân từ ái, con cái hiếu thuận ),
huynh hữu đệ cung ( tình cảm giữa anh em với nhau hòa hợp, có thể thương yêu
tôn kính nhau ) quý ở chỗ đồng tâm mà thôi, cho nên gia đình hòa hợp thì có thể
hưng thịnh. Tề gia tu đạo mới có thể tâm đồng khí hòa, hưởng thụ niềm vui gia
đình.
* Về
mặt tình cảm
Tình
cảm là động lực của sinh mệnh, quá nặng tình thì lại dễ trầm mê thân tâm, tự
làm chướng ngại bản thân, có cái gọi là hữu ái vô trí ( có tình yêu thương mà
không có trí tuệ, tình yêu ấy là mù quáng ).
Sư
Tôn nói rằng : chúng sanh trọng cảm tính, nhiều phiền não. Phải đem cảm tính
chuyển hóa thành lý tính, lý tính chuyển hóa thành trí tính, trí tính chuyển
hóa thành không tính thì có thể thường, lạc, ngã, tịnh rồi ( Thường là không
thay đổi, không sinh diệt. Lạc là không yêu ghét, một niềm vui siêu thế. Ngã là
tự do tự tại. Tịnh là trong sạch, không bị ô nhiễm, dù là sống giữa đời thế tục
).
* Về
mặt đạo trường
Đạo
trường là nơi lấy đạo làm nhà, cái chú trọng là đạo tình, tuyệt đối không phải
là tu cái đạo nhân tình ( tình người ); dựa vào nhân tình khởi tu thì dễ chiêu
ma chiêu khảo ( chuốc lấy ma khảo ) . Đạo trường là nơi tu hành lấy phật quy lễ
tiết làm hành trì ( ứng dụng ), cái chú trọng là quy củ, tuyệt đối không được
tùy tiện ngã mạn; ngã tướng quá nặng nhất định sẽ tự khảo khảo người.
* Về
mặt đạo lý
Nhận
lý chẳng rõ, tu luyện mù mờ, lãng phí tinh thần sức lực mà không có hiệu quả.
Thầy bảo rằng : lý chẳng rõ, làm sao tu đạo ? tu đạo quý ở chỗ giác, ở chỗ ngộ,
lấy chân lý làm thầy, lấy lương tâm làm thầy; là đạo thì tiến, chẳng phải đạo
thì lui. Mạnh Tử nói rằng : “ 盡信書,不如無書 ” ( tin tưởng hoàn toàn vào “ Thượng Thư ”,
chi bằng không có “ Thượng Thư ” ), nghĩa là đọc sách không thể câu nệ những gì
ghi chép trên sách hoặc mê tín sách mà tin làm theo một cách mù quáng. Do vậy
người học đạo không thể chấp chước ở văn tự tướng mà sanh tri thức chướng.
IV.
Làm thế nào khắc phục chướng ngại của việc tu đạo ?
*
Tâm cảm ân, tâm hoan hỷ
Khắc
giả tận tuyệt, phục giả thuận toại. Có thể triệt tiêu hết mọi chướng ngại thì
tu đạo mới có thể xuôi thuận. Chướng ngại của tu đạo là do sự hiểu biết và tu
trì của con người đối với đạo khác nhau. Có người xem chướng ngại là phương tiện
bàn đạp của sự tinh tiến, có người sợ chướng ngại là khối đá gây trở ngại cho sự
tiến về phía trước. Điều quan trọng là ở cá nhân mỗi người tự tịnh thân tâm thì
mới có thể chuyển hóa được. Tâm muốn tịnh thì chỉ có thường gìn giữ tâm cảm ân,
tâm hoan hỷ.
*
Dùng lòng tin để đột phá
Đức
tu báng hưng ( Những người mà có thanh danh phẩm đức tu dưỡng càng tốt thì càng
dễ thu hút sự bôi nhọ nói xấu và hủy báng của những người mà trong lòng bất
bình không phục ), nếu chẳng có ma khảo thì không thể thành đạo; đạo cao thì hủy
đến ( sự cao quý của đạo một khi hiển hiện thì những lời nói hủy báng đố kị bèn
đến ), nếu chẳng có sự hủy báng thì không thể hưng đức. Xưa nay người tu đạo đều
trải qua thiên ma vạn khảo mới có thể thành đạo, cái mà dựa vào chính là lòng
tin.
*
Dùng trí tuệ để phân biện rõ ràng đạo lý
Đạo
là cái tôn quý nhất mà vĩnh hằng, tu chân đạo nhất định có chân khảo, thường
nghe nói rằng : muốn hiển quý trước người khác thì nhất định phải nhẫn chịu đau
khổ ở đằng sau người. Người tu đạo càng phải rõ thấu cái lý này. Lục Tổ rằng :
Phiền não ám trạch trung, thường tu sanh huệ nhựt ( nhà phiền não đen tối, thường
nên sanh huệ nhật ); tu đạo nên biết quay ngược lại đòi hỏi bản thân thì tâm
trí tuệ viên minh thường chiếu.
V. Kết
luận
Chuyển thức thành trí, chuyển phiền não
thành bồ đề, chuyển sanh tử thành niết bàn
Vĩnh Gia Đại Sư rằng :
觀惡言是功德,此即成吾善知識;不因訕謗起冤親,何表無生慈忍力?
Quán
ác ngôn, thị công đức, Thử tắc thành ngô
thiện tri thức.
Bất
nhân san báng khởi oán thân, Hà biểu vô
sanh từ nhẫn lực.
Dịch:
Xét
lời ác ấy là công đức, Ðó mới chính là thầy ta thực.
Chớ
vì báng bổ khởi oán, thân; tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực.
Quán
ác ngôn : Quán, là quán sát, là nhìn nghe, cũng cùng nghĩa như chữ thính là
nghe, nhưng tại sao ở đây không dùng chữ "thính" - thính ác ngôn? Mà
lại nói là quán ác ngôn? Quán là hồi quang phản chiếu, quay ngược lại mà quán tự
tánh. Câu "phản cầu chư kỷ," cũng cùng nghĩa như công phu hồi quang
phản chiếu.
Gặp
người nói với ta bằng ác ngôn, ta nên hồi quang phản chiếu, lấy diệu quan sát
trí để quán sát. Quán sát như vậy chính là diệu quán, là cách phân tích. Khi chứng
được thánh quả thì sẽ có bốn trí. Khi chưa chứng, thì bốn trí đó có chăng? Cũng
có, nhưng có sơ sơ, chưa đến chỗ rốt ráo. Ai cũng đều có một chút diệu quan sát
trí, cũng biết quán, cũng có quán lực, và khi quán rồi thì sát, sát cái gì?
Quán cái gì? Tức là quán sát ác ngôn.
Có bốn
thứ ác, thuộc về lời nói: Nói thêu dệt, nói dối, ác khẩu, nói lưỡi hai chiều.
Ác ngôn chính là ác khẩu, tức là buông ra những lời vô lễ, không hợp lý, vô cớ
gây sự.
Thị
công đức: Chúng ta nên nghĩ rằng những lời đó chính là các chất béo, các sinh tố,
các chất bổ dưỡng, rất tốt cho cơ thể chúng ta. Chúng ta đương thiếu chất sinh
tố, nay có người mắng ta, chính là họ cho ta sinh tố; ta vốn chẳng có công đức
gì, nay được nghe người chửi mắng ta, tức là người cho ta công đức; phước báo
ta không có, nay có người mắng ta, đó là phước báo. Thí dụ như quí vị tin Phật
tức là quí vị đã có chút công đức rồi, nhưng quí vị cũng còn phải qua sự thử
thách mới biết được, cho nên có câu nói:
Nhất
thiết thị khảo nghiệm, Khán nhĩ chẩm ma
biện
Ðịch
diện nhược bất thức, Tu tái tòng đầu lai.
Câu
trên nghĩa là hết thảy đều là sự thử thách, coi quí vị xử sự ra sao. Gặp thử
thách mà quí vị xử sự không đúng, thì quí vị phải tập lại từ đầu.
Nếu
quả quí vị nghĩ được như vậy tức là theo được câu "quán ác ngôn thị công đức."
Thử
tắc thành ngô thiện tri thức : Người nào dùng lời ác nói với ta, ta cho rằng đó
là điều hay cho ta, như vậy là họ đã giúp ta, họ chính là vị thiện tri thức của
ta vậy. Ta tu đạo mà chẳng thành tựu, có người giúp ta thành tựu; ta làm công đức
mà không thành tựu, có người giúp ta thành tựu công đức; ta cầu mà không mãn
nguyện, có người tác thành cho ta, giúp ta mãn nguyện.
Bất
nhân san báng khởi oán thân : Chẳng vì người nói xấu và chê cười ta mà ta sanh
lòng oán hận. Ðối với những lời dèm pha, nói xấu, ta chẳng hề có chút gì gọi là
tức giận, gọi là buồn bực, gọi là oán ghét, mà ngược lại ta còn đem lòng biết
ơn. Ta giữ lòng bình đẳng, không oán không thân, bởi vì ta đủ sức từ bi nhẫn nhục,
không tham, sân, si, ba thứ độc này, ta nghe người mắng ta, ta không oán, không
ghét, cũng không sanh tâm hoan hỷ, đó chính là tâm bình đẳng, giống như nghe mà
chẳng nghe.
Hà
biểu vô sanh từ nhẫn lực : Nếu như chẳng đạt tới trình độ này, thì làm sao biểu
hiện nổi vô sanh pháp nhẫn, cũng như lòng từ bi nhẫn nại?
Do
đó chúng ta phải làm thế nào để khi gặp cảnh nghịch mà coi như cảnh thuận; để
tìm thấy cái hay trong cái dở; để đối với kẻ thù địch mà có thái độ hòa giải,
không đối đầu, không mang trong lòng ý nghĩ cừu hận. Nếu hiểu được đạo lý đó mới
gọi là hiểu Phật pháp một cách chân chánh.
自從頓悟了無生,於諸榮辱何憂喜。
Tự
tòng đốn ngộ liễu vô sanh, Ư chư vinh nhục hà ưu hỷ.
Dịch :
Tự
thời thoắt ngộ pháp vô sanh, Cơn vinh nhục mừng lo gì tá?
Tự
tòng đốn ngộ liễu vô sanh : Bất cứ ai tu hành, nếu đốn ngộ, chứng được pháp vô
sanh nhẫn, là biết tu hạnh nhẫn nhục.
Ư
chư vinh nhục hà ưu hỷ : Có ai sỉ nhục ta, có gì đâu mà buồn; có ai khen ta, có
gì đâu mà vui? Vinh nhục chẳng buồn động tâm. Mọi sự xảy đến, gặp mọi hoàn cảnh,
ta đều sống với công phu nhẫn nhục.
Bồ-tát
Di-lặc tu nhẫn nhục, nên Ngài có bụng phệ, và bụng của Ngài có thể chứa mọi thứ
mà thế gian không chứa nổi. Ngài luôn luôn cười, Ngài nhìn người thế gian rất
buồn cười. Chúng ta xem như vậy thì đủ hiểu.
Như
Ðức Phật Thích-ca, trong thời gian Ngài tu nhân, đã xả thân làm mồi cho hổ. Hổ
là ác thú, Ngài đem sanh mạng của mình bố thí cho hổ, hổ ăn thịt của Ngài nên
không bị chết đói. Chim ưng cũng là một loại ác điểu. Ngài cắt thịt của mình
cho chim ưng ăn khi thấy nó đói không bay được và nó sắp sửa ăn thịt con chim bồ
câu. Ngài lóc thịt trên toàn thân mình cho nó ăn như vậy. Quí vị thử nghĩ coi,
xả thân làm mồi cho hổ, cắt thịt trên thân mình cho chim ăn, điều này thực chẳng
ai làm được!
Trong
thời kỳ tu nhân, Ðức Phật Thích-ca xả thân mình không biết bao nhiêu lần, hy
sanh tính mạng cho nhân loại không biết bao nhiêu lần. Trong tam thiên đại
thiên thế giới, khắp hết mọi nơi, không một chỗ nào, thậm chí nhỏ như hạt bụi
mà không phải là nơi mà chư Phật mười phương đã từng bố thí sanh mạng. Nói một
cách khác, mỗi chỗ nhỏ như hạt bụi là mỗi địa điểm mà chư Phật mười phương đã từng
hy sanh thân mạng, bố thí thân thể của mình. Nếu quả chúng ta hiểu được ý nghĩa
này, thì còn có gì mà chẳng buông bỏ được? Ðể đến nỗi chấp trước? Ðể tối ngày
tính tới tính lui, làm sao có tiền, làm sao cho phát tài
0 comments :
Post a Comment