BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Sự Tu Hành Thật Sự Là Luyện Tâm Nơi Cõi Hồng Trần

Sự Tu Hành Thật Sự Là Luyện Tâm Nơi Cõi Hồng Trần

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Thursday, November 3, 2016 | 12:23 PM


Sự tu hành thật sự là luyện tâm nơi cõi hồng trần


   Sự tu hành thật sự không chỉ ở trên núi, cũng không chỉ ở trong chùa miếu, mà càng là ở trong xã hội. Phải sống trong sự tu hành, tu hành trong cuộc sống. Có người ngồi đả toạ, khấu đầu, lần tràng hạt niệm phật suốt cả ngày, tu đã nhiều năm rồi, thế nhưng những tập khí, những thói xấu đã nuôi dưỡng lâu ngày, những phiền não vẫn cứ như cũ, tính cách, tâm thái vẫn như cũ, chẳng có bất cứ sự thay đổi nào, đấy không phải là sự tu hành thật sự.

   Môi trường công việc của bạn cũng là đạo trường của bạn, là Đàn Thành của bạn. Bất luận là bạn làm nghề gì, đều phải đem sự tu hành của bạn dung nhập vào trong công việc của bạn, đối mặt cảnh giới, trải qua sự việc tôi luyện tâm tánh. Phải tận trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn, phải làm tốt tất cả những gì mà bạn gánh vác một cách tận tâm tận sức, phải chế tâm nhất xứ ( tập trung tâm ý vào một chỗ ), dụng tâm đi làm mỗi một công việc, hãy đem những đối tượng phục vụ của bạn xem như là cha mẹ, chúng sanh, hết thảy đều nghĩ thay cho lợi ích của họ; hãy dùng cái tâm chân thành đối đãi với mỗi một chúng sanh, quan tâm đến họ, giúp đỡ họ, hiểu họ, cảm thông nghĩ thay cho họ, làm viên chức phục vụ vì chúng sanh, toàn tâm toàn ý phục vụ cho họ. Khi bạn đi phụng hiến, cho đi mà không cầu xin đòi hỏi bất cứ sự hồi báo đền đáp gì, đấy chính là sự tu hành của bạn, bạn sẽ có được niềm vui vô song. Sự nghiệp của bạn, công việc của bạn, tất cả mọi thứ của bạn đều sẽ thuận lợi, cũng chớ có sợ gặp phải trái duyên làm chướng ngại, vì nó có thể mài luyện tâm tánh của bạn, nâng cao tầng thứ của bạn, làm tăng trưởng trí tuệ của bạn.


   Gia đình của bạn chính là cõi tịnh độ, chính là nơi tịch tịnh của bạn. Phải quét dọn cho thật sạch sẽ cõi tịnh độ của bạn, bố trí một cách trang nghiêm thanh tịnh, phải nhiệt tình phụ trách, chẳng từ mọi gian lao vất vả, chẳng sợ mọi lời kêu ca trách móc, tận hết nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Lau sạch bụi trần nghĩa là hãy lau sạch những nghiệp chướng của bạn, quét trừ rác rưởi chính là quét trừ những phiền não của bạn. Người nhà của bạn đều là người thân của bạn, đều là cha mẹ, chúng sanh của bạn. Con cái chúng sanh đều là những đạo hữu kim cang của bạn, phải quan tâm đến họ, chăm lo cho họ, tôn trọng họ, chớ có làm tổn thương họ, chớ có oán hận họ.

   Mỗi người đều có nhân duyên của mình, mỗi người đều có phước báo của mình, bạn chấp chước cái gì thì cái ấy sẽ làm tổn thương đến bạn, bạn chấp trước ai thì người đó sẽ khiến chọ bạn tổn thương đau lòng; tất cả mọi thứ đều phải xem thành giống như mộng như ảo, hãy buông xuống tất cả những vọng niệm, thế nhưng là buông xuống chớ chẳng phải là từ bỏ, những cái nên làm thì vẫn phải đi làm, vẫn phải làm cho tốt.

   Đời người cũng giống như một vở kịch, vở kịch đã bắt đầu mở màn rồi thì bạn phải diễn tiếp, thế nhưng bạn phải rõ rõ ràng ràng, biết một cách rõ ràng rằng bạn đang diễn vở kịch, làm gì có vợ chồng thật sự ? làm gì có con cái thật sự ? Vừa phải diễn tốt vai diễn của mình, vừa phải chớ có phim giả đóng mà lại xem như là thật, thật ra nhân gian vốn chẳng phải là nhà xưa quê cũ của chúng ta, chúng sanh chẳng qua chỉ là những khách qua đường vội vội vàng vàng mà thôi, có cái gì đáng chấp trước đây, có cái gì đáng để so đo tính toán đây, nói bớt một câu thì lại có thể như thế nào đây ? Lùi nhường một bước lại có thể ra sao đây ?

   Phàm việc gì cũng chớ có chỉ suy ngẫm đến bản thân, phải suy ngẫm cân nhắc cho cả đối phương nữa. Chỉ có dứt bỏ đi sự ích kỉ, tự lợi, tự ái, bạn mới có thể tự tại được. Bạn thật sự đã có cái tâm từ bi, cái tâm bồ đề, bạn tu theo như lí như pháp, đi làm một cách chơn tâm thành ý, người khác tự nhiên sẽ tôn trọng bạn, yêu thích bạn. Bạn đối đãi với người khác như thế nào thì người khác cũng sẽ đối đãi với bạn như thế đó. Chớ có cứ mãi là oán trời trách người, chớ có cứ mãi đi tìm bới những thói xấu của người khác, nhìn người khác không thuận mắt; chớ có cứ mãi muốn đi thay đổi người khác, trước tiên hãy điều chỉnh tốt tâm thái của bản thân; tu cho tốt cái tâm của chính mình, tất cả mọi thứ cảnh đều sẽ tuỳ theo tâm mà chuyển. Nếu như khi bạn dùng tấm lòng rộng rãi để đi dung nạp mọi thứ, bao dung mọi thứ, bạn sẽ chẳng có những việc nghĩ chẳng thông, sẽ nhìn thấy tất cả mọi người đều là người tốt, tất cả mọi việc đều là việc tốt, tất cả mọi cảnh đều là cảnh tốt, có thể thường tìm kiếm những khuyết điểm của bản thân, có thể không ngớt vứt bỏ đi những Ngã Chấp, đấy chính là tu hành, nếu không thì tu cái gì đây ?

   Thật ra, tu hành và cuộc sống, công việc vốn chẳng mâu thuẫn; phật tánh là mỗi người chúng ta đều có, thế nhưng con người rơi vào các công việc bận rộn, khắp nơi bôn tẩu tìm cầu, đã quên mất, thất lạc mất chính mình, chẳng biết rằng những thứ quan trọng nhất, quý báu nhất lẽ ra nên từ trong tự tâm mà tìm kiếm. Phật ở trong tâm, vị phật thật sự chính là cái tâm của chính mình. Chúng ta nhất định phải có lòng tin, lòng tin lớn bao nhiêu, thành tựu lớn bấy nhiêu. Hãy nghiêm túc học, kiên trì tu, thật tốt học, thật tốt tu, kiếp này nhất định có thể giải thoát, kiếp này nhất định có thể thành phật.

   Những người bệnh, phải tìm lại sức khoẻ;

   Người thất nghiệp, phải tìm phần công việc;

   Người thương tâm đau lòng, phải tìm thấy niềm vui;

   Người thất vọng, phải tìm thấy hy vọng.

   Cả đời người chúng ta dường như đều đang vì tìm sự nghiệp, tìm bằng hữu, tìm sự giàu sang phú quý, tìm công danh mà bận rộn, thậm chí cả đời người đều đang tìm kiếm vẫn tìm chẳng thấy những cái mà bản thân mình muốn. Thật ra tìm đi tìm lại, tìm cái tâm của chính mình mới là quan trọng nhất. Làm thế nào tìm thấy cái tâm của chính mình đây ?

   Thứ nhất, hãy thành tựu vị chơn phật của nội tâm, có bài kệ rằng :

   “ Phật tại Linh Sơn chớ xa cầu,

   Linh Sơn chỉ tại tâm đầu ( của ) con,

   Người người có cái Linh Sơn Tháp,

   Hướng dưới Linh Sơn Tháp mà tu ”

   Thế nhưng con người chúng ta lại theo đuổi ở trong cái vui thanh sắc mà mê muội đánh mất bản thân, tìm khắp tất cả mọi thứ bên ngoài, nhưng lại sao lãng không chú ý đến kho báu của chính mình, uổng công ở trên đời vài chục năm tìm chẳng thấy con người thật của chính mình, thật là đáng tiếc. Do đó, chúng ta phải làm một người có trí tuệ, hướng vào bên trong tâm mà tìm Phật, thành tựu vị chơn phật của nội tâm.

   Thứ hai, hãy thắp sáng ngọn đèn sáng của nội tâm :

   Người thời nay nhấn mạnh việc làm sạch môi trường, tịnh hoá xã hội, thật ra quan trọng nhất vẫn là phải bắt tay làm từ chỗ tịnh hoá bản thân mình, tịnh hoá tâm linh trước tiên. Bởi vì tâm của chúng ta thường bị những ngu si, đen tối hắc ám, vô minh, phiền não che lấp. Trong tự tánh của mỗi người chúng ta đều có một ngọn tâm đăng. Thắp sáng ngọn đèn trí năng, ngọn đèn bát nhã này thì có thể đuổi đi những vô minh, phiền não. Cái gọi là dung nhan đẹp, dáng vẻ đẹp chẳng bằng tâm đẹp, thắp sáng ngọn đèn sáng của nội tâm chính là tâm đẹp.

   Thứ ba, trị liệu những căn bệnh của nội tâm :

   Thân thể sinh bệnh rồi phải đi khám bệnh,

   Tâm lí sinh bệnh rồi thì phải thế nào đây ?

   Có người cầu thần hỏi bói để đoán việc lành dữ, có người đi gặp bác sĩ để được khám chữa, thế nhưng cứu cánh rốt ráo nhất vẫn là tự bản thân làm vị bác sĩ của chính mình, bởi vì bệnh nội tâm của bản thân thì chính mình là hiểu rõ nhất. “ Phật thuyết tất cả các pháp, vì để trị tất cả các tâm; nếu chẳng có tất cả các tâm, đâu cần dùng chi tất cả các pháp ? ”. Phật Đà thuyết pháp chính là muốn trị tám vạn bốn nghìn loại phiền não của chúng sanh, cái gọi là “ siêng tu giới định tuệ, ngưng diệt tham sân si ”, dùng giới để trị tham, dùng định để trị sân, dùng tuệ để trị si thì thân tâm mới giải thoát.

   Thứ tư, khai quật sự giàu có của nội tâm : sự giàu có của cải vật chất bên ngoài bất cứ lúc nào cũng có thể vì nước, lửa, đạo tặc, quan lại tham ô và những đứa con cháu bất hiếu mà biến mất tiêu. Thế nhưng sự giàu có của trong tâm chúng ta là trộm chẳng mang đi được, cũng chẳng mất đi được. Ví dụ như : tín ngưỡng, bát nhã, từ bi, đạo đức, tinh tiến, hỷ xả, hổ thẹn… đều là sự giàu có tài phú trong tâm, đấy là thứ mà lấy bất tận, dùng chẳng cạn kiệt. Bạn muốn sở hữu sự giàu sang tài phú bao nhiêu thì phải xem tự bản thân mình đã khai quật bao nhiêu. Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng nói : “ tất cả ruộng phước, chẳng rời phương thốn ( Tâm ), từ Tâm mà tìm, cảm vô bất thông ”. Sinh sống ở thế gian, có người chuyên tìm cách để đạt được mục đích, có người thích tìm những chuyện xích mích phiền phức, tìm đi tìm lại, chỉ có tự tìm lấy cái khổ để nếm, tự tìm tội để gánh chịu. Duy chỉ có tìm thấy kho báu của chính mình, thì tâm mới cởi mở vui vẻ, mới an định thanh bình, bất luận cuộc sống như thế nào cũng đều được tự tại.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.