BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Làm Thế Nào Để Khắc Phục Những Chướng Ngại Của Việc Tu Đạo ? ( 2 )

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Những Chướng Ngại Của Việc Tu Đạo ? ( 2 )

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Sunday, October 16, 2016 | 5:57 PM



Làm Thế nào để khắc phục những chướng ngại của việc tu đạo ?
    Bờ biển không có đá thì kích ( dâng trào lên, dấy lên ) chẳng nổi những đóa hoa sóng xinh đẹp. Âm nhạc của Beethoven sở dĩ lay động lòng người chính là do ở sự lên xuống của giai điệu du dương trầm bỗng, đời người của chúng ta cũng vậy, do những thách thức và cửa ải khó, mới có thể nếm, thưởng thức những mong đợi và thất vọng trong lòng. Nếu như cả đời đều chẳng có gặp qua nghịch cảnh thì cũng sẽ không thể hội được mùi vị của sự thuận lợi. Nếu như không có sự khảo nghiệm của chướng ngại thì hiển hiện chẳng ra chỗ khác biệt của mỗi người, lúc có chướng ngại mới có thể nhìn ra bạn là người thế nào ?
 
   Cho nên chướng ngại là một cơ hội, quá trình của sự trưởng thành, là kinh nghiệm của đời người. Tu đạo sẽ khiến cho con người gặp phải những chướng ngại hữu hình, vô hình, do đó làm thế nào nâng cao bản thân đột phá cửa ải, đột phá và khắc phục nó là chương trình học mà mỗi người tu đạo nhất định phải học qua.

II. Những nguyên nhân của chướng ngại :
   Phật gia rằng : “ vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt ”. Cho nên, tâm chính là then chốt quan trọng nhất, vậy thì những nhân tố ảnh hưởng nội tại của tâm gồm có các tình huống như : không có lòng tin tuyệt đối đối với đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật, hoài nghi tiên phật là giả, thích nghi không tốt với phương thức vận hành của đạo trường, không thật sự hiểu rõ sự thù thắng của đạo…dẫn đến khoảng cách kéo dài của nội tâm chúng ta với tình hình hiện tại, do vậy sản sanh việc thối súc bất tiền, thậm chí buông xuôi bản thân.
Kế đến là những nhân tố hoàn cảnh bên ngoài : bao gồm nhịp sống bận rộn, sự nghiệp không thuận lợi, người nhà phản đối, ăn chay chẳng tiện, sự phê bình của những tôn giáo khác và những tình hình tiêu cực trên đạo trường …sẽ ảnh hưởng quyết tâm tu đạo và thái độ sống của chúng ta, thậm chí thay đổi sự theo đuổi của ý nghĩa và giá trị thật sự của đời người, đánh mất đi năng lực phán đoán đối với thiện ác thị phi. Cho nên chúng ta nhất định phải xây dựng một nguyên lý đúng đắn, nhận rõ mục tiêu tu đạo. Mọi chướng ngại khảo nghiệm đều chỉ là quá trình tu đạo của chúng ta mà thôi.

III. Chủng loại của chướng ngại
   1. Về mặt đạo trường
   a. Lòng tin đối với đạo :
   Nếu như ở trên đạo trường nhiều năm, cũng thường trở về phật đường, cũng đã hoàn tất lớp tiến tu, vả lại phật quy lễ tiết rất thuộc lòng, cũng rất biết bàn sự, nhưng lòng tin đối với đạo không đủ, vậy thì sẽ có kết quả gì ? giống như đang làm việc vì người khác, chẳng phải là làm vì bản thân, sức sẽ khác xa rất nhiều.

   Kinh Hoa Nghiêm rằng : “ Đức tin là nguồn của Đạo, là mẹ của công đức. Và nuôi lớn  tất cả mọi căn lành ”. Ý nghĩa là nói tất cả mọi công đức và thiện pháp đều là do đức tin mà sanh, do đức tin mà trưởng, cũng do đức tin mà nuôi dưỡng. Do đó lòng tin rất quan trọng. Nếu như vẫn chưa có lòng tin 100%, gặp phải những sự việc mà mình không hiểu rõ sự lý, hoặc là chướng ngại trắc trở thì dễ dàng sản sinh cái tâm rút lui.

b. Tham gia lớp tiến tu và các hoạt động của đạo trường :
   Lớp tiến tu có thể làm phong phú bản thân, tập trung trí tuệ của quần chúng, rộng tiếp thu những ý kiến hữu ích, có thể học tập kinh nghiệm của các tiền hiền, bồi dưỡng đạo học, những hoạt động của đạo trường là cơ hội để mài luyện bản thân, trong quá trình đó mà thể hội, học tập dẫn đạo các hậu tiến, có thể mở rộng tầm nhìn, kiên định đạo niệm.

   Thế nhưng cuộc sống của con người bận rộn, hoặc là tham sự an dật rỗi rãi nhàn nhã, chán ghét lao động; khi tiền hiền khích lệ tham dự lớp tiến tu và các hoạt động của đạo trường thì sản sanh cái tâm xung đột, giống như càn đạo mê các trận đấu bóng, tối hôm nay là trận đấu chung kết của đội bóng mà mình yêu thích; hoặc là khôn đạo rất mê phim truyện dài tập trên truyền hình, hôm nay đúng lúc là đại kết cục tuyệt vời, các vị sẽ chọn lựa đến lớp hay là ở lại trong nhà ? nếu muốn ở lại trong nhà mà tiền hiền hy vọng bạn đến lớp, trong lòng phải chăng sẽ có cái tâm dao động lên xuống ?

2. Về mặt sự nghiệp
   a. Công việc không thuận lợi, áp lực lớn
   Công việc của người hiện đại phần lớn là đi theo chế độ trách nhiệm, công việc làm xong mới có thể tan ca. Ông chủ hy vọng tiết kiệm chi tiêu, một nhân viên mà dùng như là hai, ba nhân viên vậy, lượng công việc lớn làm không xong. Lúc này nếu tiền hiền hẹn là phải đi thành toàn đạo thân, có mệt không ? thật ra nếu đã phải làm thì phải nỗ lực, tận tâm mà đi làm, tình hình rồi sẽ cải thiện.

   Chúng ta hiện nay đạo giáng hỏa trạch, phải thánh phàm kiêm tu, làm sao đây ? thật ra thánh phàm là một quan hệ của sự động tĩnh; khi chúng ta tận tâm tận lực trên đạo trường, thánh sự đã động lên rồi thì việc phàm của chúng ta sẽ bình tĩnh.

b. Yếu tố về kinh tế :
   Tiền lương chẳng đủ dùng, cảm thấy rất nhiều chỗ không đủ sức chi trả cũng sẽ ảnh hưởng bước chân của chúng ta trên đạo trường, bước ra ngoài chẳng được. Sinh hoạt cũng không đủ dùng, làm sao mà bước ra được ?  
  
   Thật ra bố thí có tài thí, pháp thí và vô úy thí, có lẽ chúng ta hy vọng ra ngoài bàn đạo, thậm chí ra nước ngoài bàn đạo, vậy thì trước tiên phải mở rộng nguồn thu nhập và cắt giảm chi tiêu để để dành tiền, căn cứ vào thu nhập bao nhiêu để quyết định mức độ chi tiêu; muốn có tiền thì phải để dành tiền, hoặc ít hoặc nhiều từ từ mà tích lũy; thật ra chỉ cần các đồ nhi có một phần tâm thì thầy sẽ trợ giúp cho chín phần sức. Có rất nhiều tiền hiền ở đài loan muốn ra nước ngoài bàn đạo nhưng chẳng có tiền thì làm sao đây ? nhất tâm nhất ý chỉ vì độ hóa những chúng sanh hữu duyên, cuối cùng rồi rất đúng lúc có được một khoản tiền không ngờ đến, nào là tiền thưởng của công ty hoặc là sự đột nhiên điều chỉnh tăng lương tháng này, số tiền có được đều vừa đủ đúng với số tiền ra nước ngoài bàn đạo, chính là kỳ diệu như vậy. Ngoài ra cũng hy vọng công việc của các vị có thể không xung đột với việc tu đạo, và lại có thể phụ trợ phối hợp cho nhau chính là sự chọn lựa tốt nhất.

3. Về mặt gia đình
   a. Vấn đề về Thánh phàm kiêm cố ( việc thánh việc phàm đều chăm lo đến )
   Thành tâm đối với đạo nhưng lại sao lãng việc chăm lo cho gia đình, tạo thành sự thay đổi kịch liệt trong gia đình; hoặc là rất tích cực đối với việc đạo, nhưng sao lãng đối với công việc sự nghiệp, kinh tế gia đình nảy sinh ra vấn đề, tạo thành sự bất mãn của gia đình…
Trên có nhắc đến rằng người tu đạo chúng ta hiện nay phải thánh phàm kiêm tu, nội bộ trong gia đình vui vẻ hòa thuận mới có thể ra bên ngoài chẳng phải lo; hàng xóm lân cận nhìn thấy cái gia đình này phụ thân từ ái, con cái hiếu thuận, tình cảm anh chị em, có thể thương yêu tôn kính nhau thì thể nào mà chẳng muốn đến cầu đạo ? đương nhiên nếu có thể cả nhà cùng đi ra ngoài tu đạo thì là hạnh phúc nhất rồi ! nhưng nếu như có người thân, vợ, chồng vẫn chưa thể tiếp nhận, có câu nói rằng giơ tay chẳng đánh người mỉm cười, chúng ta là những người tu đạo thì trên người phải có khí chất của người tu đạo, phàm việc gì cũng phải bao dung nhiều, hiểu cảm thông nhiều một chút, cho nên, nếu có những nhân duyên như thế, muốn có thể viên mãn thì các mặt đều phải chăm lo mới không có chuyện lo cho cái này mà bỏ bê cái kia.

b. Học tập ăn chay
   * Người nhà không tán thành hoặc thân thể không tốt
   Có rất nhiều bậc trưởng bối sẽ cảm thấy rằng ăn chay không được khỏe ! dinh dưỡng không cân bằng …cho nên sẽ phản đối việc chúng ta ăn chay; trước hết nên khiến cho họ hiểu được lợi ích của việc ăn chay chẳng những có thể trị khỏi rất nhiều những căn bệnh mãn tính phiền toái, càng có thể dự phòng bệnh ung thư và rất nhiều loại bệnh tật. Cũng có người sẽ nói rằng do ăn chay cho nên thân thể không tốt; thật ra nên  xem xét đánh giá xem có phải là do tâm trạng cảm xúc, thói quen ăn uống, làm việc nghỉ ngơi hoặc là thiếu vận động. Chỉ cần chú ý thay đổi nhiều thì thân thể sẽ ngày càng tốt khỏe, phải có lòng tin đối với việc ăn chay.

c.  Ảnh hưởng của người khác
   Hôm nay một đám bạn bè đi ra ngoài ăn, lúc này chỉ có một mình bạn là người ăn chay, vẫn phải kiên trì chăng ? có cảm giác bất tiện không ? mọi người hy vọng bạn cùng ăn thì làm sao đây ? ăn chay là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, chớ có chịu sự ảnh hưởng của người khác, phải viên dung, hợp thành một thể thống nhất gần gũi hòa hợp với những bạn bè thân thiết, lại có thể bảo trì nguyên tắc; giống như hậu học đi ra ngoài với bạn bè, nếu như nơi đó không có thức ăn chay thì sẽ ăn trước rồi mới đi, hoặc mua từ ngoài đem vào ăn, lâu ngày rồi mọi người đi nhà hàng đều sẽ lưu ý giúp hậu học nhà hàng này có thức ăn chay hay không. Những nơi tụ hội cũng dần dần sẽ chọn lựa những nhà hàng có thức ăn chay, cho nên chớ có để cho người ta cảm thấy là sau khi mình ăn chay rồi thì không có hòa đồng hòa hợp với mọi người, cảm giác đoạn tuyệt sự qua lại.

IV. Làm thế nào để khắc phục những chướng ngại ?
   1. Phát tâm lập nguyện :
   Nguyện lớn thì trợ lực càng lớn. Thánh Hiền Tiên Phật ngày xưa đều lập xuống hoằng thệ đại nguyện, và lại chắc chắn thực hành mà thành, giống như Quan Thế Âm Bồ Tát lúc xưa đã lập xuống đại nguyện : “ văn thanh cứu khổ ” ( nghe tiếng kêu mà đến cứu khổ ).
   
    Phẩm Phổ Môn rằng : “ Phật bảo Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử ! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét âm thanh kia, đều được giải thoát ". Cũng giống như Thường Bất Khinh Bồ Tát cung kính hành lễ đối với mỗi một người mà ngài nhìn thấy, và nói : “ Tôi rất cung kính quí Ngài, chẳng dám khinh mạn. Vì quý Ngài đều tu hành đạo Bồ-Tát sẽ đắc đạo thành Phật". Cho dù có người cảm thấy rằng ngài điên điên khùng khùng, nổi giận mắng ngài, dùng gậy gộc, ngói đá để đánh ném, ngài cũng chỉ chạy tránh đứng xa mà vẫn to tiếng xướng với mọi người rằng : "Ta chẳng dám khinh quý Ngài, quý Ngài đều sẽ thành Phật".

    Tiền Nhân Lão sau khi thành đạo cũng được Lão Mẫu sắc phong là Bất Hưu Tức Bồ Tát ( Bồ Tát chẳng nghi ngơi ), đấy cũng là do Bất Hưu Tức Bồ Tát lập nguyện quảng đại, đạo vụ hoành triển trong và ngoài nước, sau khi quy không cũng chẳng nghỉ ngơi. Do vậy người tu đạo trước hết lập nguyện, biểu bạch rõ tâm ý của mình với ơn trên, lấy nguyện làm cương lĩnh tu đạo. biển chỉ đường bàn đạo của chúng ta, cuối cùng sẽ trở thành cái mà chúng ta dựa vào để thành đạo.

2. Tham khảo nhiều với kinh nghiệm của người khác
   Con đường mà người khác đã đi qua đều đáng để cho chúng ta tham khảo, đồng tu không chỉ là những người bạn cùng tu bàn với nhau, trong sự quan tâm lẫn nhau, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm đời người mà học tập tiến trình tâm lộ đột phá của người khác.

   Tu đạo cũng là bồi dưỡng cái tâm khiêm tốn của chúng ta; trong quá trình chúng ta thành trưởng, các bậc trưởng bối nhất định đã từng gợi ý cho chúng ta, chúng ta đều có chấp nhận không ? hay là dầu sao chăng nữa sự tình đã phát sanh rồi tôi đã biết rồi ! Cái tôi này chẳng phải là cái ngã chấp mà trong quá trình chúng ta tu đạo phải từ bỏ đi sao ? trong quá trình mà chúng ta tu đạo, tiền hiền sẽ quan tâm chúng ta, đưa ra những gợi ý cho chúng ta, phải mang tâm cảm kích mà tiếp nhận; khi gặp phải trở ngại thì chớ có nên mắc cỡ nhút nhát. Hãy dũng cảm mà tìm sự giúp đỡ của các tiền hiền, các đồng tu, để bản thân chẳng cần phải tốn thời gian đi phạm lỗi.

3. Không thể cải biến hoàn cảnh môi trường bên ngoài thì cải biến tâm cảnh bên trong
   Mỗi người trong những hoàn cảnh khác nhau, cho dù gặp phải chướng ngại giống nhau, nhưng do góc độ khác nhau thì cách nhìn cũng khác nhau; từ phía bên mặt này nhìn qua thì là chướng ngại, giải quyết không được; từ một góc độ khác để xem thì có thể chẳng phải là vấn đề, tự nhiên giải quyết. Đấy cũng huấn luyện chúng ta lúc nào cũng dùng cách nghĩ tích cực để suy nghĩ sự việc; cũng là nửa ly nước, bạn có thể than thở vì sao chỉ còn dư có nửa lý nước, cũng có thể cảm ân vẫn còn có nửa ly nước.

4. Không thể thay đổi được người khác thì hãy thay đổi bản thân
   Phải có cái tâm phản tỉnh bản thân, tu đạo chính là tu những thiếu sót của mình, tu bỏ đi những thói hư tật xấu, tính nóng nảy của bản thân, cải biến những tập tánh không tốt, giữ gìn những tập tánh tốt, trừ bỏ đi ngã chấp; khi một lòng vì chúng sanh, phát tâm từ bi muốn giúp đỡ chúng sanh thoát rời biển khổ thì sẽ nhìn thấy mỗi người đều là đáng yêu.

5. Mỗi một chướng ngại, mỗi một kinh nghiệm đều ẩn tàng một bảo tàng, chỉ xem chúng ta có thể từ trong quá trình đó học được cái gì ? 
   Ít nhất chúng ta cũng phải học được không vấp ngã ở cùng một chỗ, chớ có để cho chướng ngại có cơ hội phát sanh lặp lại.

6. Đời người phải viên mãn
   Chúng ta nếu đã đóng vai của người tu đạo, trở thành sứ giả vì ơn trên thay trời tuyên hóa thì phải có một cái tâm bình đẳng đi đối đãi với tất cả mọi chúng sanh trên thế gian, đối đãi với người xử sự với việc phải viên dung, nguyện tất cả mọi chúng sanh đều có thể thành đạo, đấy chính là mục đích cuối cùng nhất của người tu đạo, cũng chính là đời người viên mãn nhất.

7. Đời người giống như một tiến trình :
   Bất kể những chướng ngại gì, đều có thể làm phong phú cuộc đời con người chúng ta; phải dùng trí tuệ và cái tâm cảm ân đi đối mặt những chướng ngại, gánh vác sứ mệnh. Chúng ta có thể đắc đạo rất khả quý, có thể tu đạo rất hạnh phúc, cho nên phải thường gìn giữ sự phát tâm ban đầu, tâm chí tu đạo không lùi bước.

  Tục ngữ nói rằng : “ ngọc chẳng giũa chẳng thành trang sức, vàng chẳng luyện chẳng đáng đồng tiền, người chẳng học chẳng rõ đạo lý ”. Nếu như tu đạo chẳng có khảo nghiệm, sóng yên gió lặng thì có khác gì so với người thường ? chính do có những khảo nghiệm ở trước mặt đang chờ đợi, tuy có chút khó khăn, lại giống như chẳng khó khăn lắm; khó thì mới có thể khích lệ chúng ta tinh tiến không chểnh mảng, nếu như một người chưa trải qua những trắc trở thất bại, hoặc là đủ thứ chướng ngại đến khảo nghiệm cho thì không thể có chỗ thành tựu.

   Cổ Thánh Tiên Hiền có vị nào chẳng phải là trải qua những sự khảo nghiệm lớn mà thành tựu quả vị lớn, như Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát, chẳng luyến vinh hoa phú quý của Vương Thất, xuất gia tu hành tuy gặp phải đủ thứ khảo nghiệm dày vò, nhưng vẫn kiên trì xuống mãi không hối tiếc, đã từ bỏ những địa vị danh lợi mà mình vốn có, kiên trì tu hành nên mới có được thành tựu vĩ đại, được người người kính ngưỡng.

   Sự dài ngắn của sinh mệnh người phàm không thể nào dự đoán trước được, nhưng mà quá trình của sinh mệnh lại là cần phải mỗi một người tự mình nghiêm túc mà đi suy nghĩ cân nhắc, theo đuổi. Tuy rằng chúng ta không cách nào nắm bắt được sự dài ngắn của sinh mệnh, nhưng độ rộng và độ sâu của sinh mệnh lại là cái mà mỗi người đều có thể nắm bắt và khai sáng.

V. Kết Luận
   Khắc phục những chướng ngại của việc tu đạo thì trước hết phải lấy đức tin làm điều quan trọng hàng đầu, kế đến phải hiểu rằng vạn sự vạn vật trên đời có hình có tướng rồi cũng đều sẽ quy về Không, cho nên tu đạo phải có sự nhẫn nại bền bỉ và phản tỉnh mọi niệm đầu và hành vi của bản thân, và phải tin sâu vào sự bảo quý của đạo, như vậy mới có thể tràn đầy pháp hỷ vĩnh viễn không lùi bước.

  Thầy Tế Công Hoạt Phật cũng đã từng bảo với chúng ta rằng : “ tu đạo tu tâm của bản thân mình, liễu nguyện liễu cái nguyện của bản thân mình, tu phước tu huệ tu bản thân ”. Chỉ cần tận tâm đi gieo giống, gieo giống thế nào thì sẽ thu hoạch thế đó. Đương nhiên việc tu đạo chẳng phải là một ngày, một năm, hai năm, mà là việc của cả đời người; chúng ta tu đạo phải kiên trì đến cùng, cho dù có gặp phải bất cứ khó khăn gì cũng chớ có mà từ bỏ nửa đường, nếu không thì những công sức bỏ ra trước đây đều đổ sông đổ bể, hối hận không còn kịp. Duy chỉ có khẩn thiết ghi nhớ kĩ không quên, giữ chặt không buông bỏ đối với đạo, từ đầu đến cuối kiên trì đến cùng, thường gìn giữ một đạo tâm vĩnh bất thối chuyển, dốc hết tâm sức hiệp trợ cho ơn trên để bàn tốt đại nghiệp Tam Tào Phổ Độ Thâu Viên, chỉ cần chúng ta tận tâm tận sức đi làm, nhất định có thể đạo thành trên trời, danh lưu nhân gian.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.