BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Bàn Về Nghĩa Lý Tinh Yếu Của Việc “ Bàn Đạo ” Của Đạo Trường Bạch Dương

Bàn Về Nghĩa Lý Tinh Yếu Của Việc “ Bàn Đạo ” Của Đạo Trường Bạch Dương

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Friday, October 14, 2016 | 1:20 PM



    Trong đạo trường bạch dương cho rằng con đường về cõi cực lạc cố hương nên bao hàm 4 phạm trù : “ cầu đạo ”, “ học đạo ”, “ tu đạo ”, “ bàn đạo ”.

Cầu đạo ” để được Thiên Mệnh Minh Sư mở ra cửa khiếu sanh tử - cũng là cánh cửa của trí tuệ, nhận biết bổn lai diện mục, bổn tâm bổn tánh; được Thiên Mệnh Minh Sư truyền cho khẩu quyết chơn ngôn thần chú để thâu nhiếp vọng tâm, hàng phục vọng niệm, khôi phục lại tự tánh vốn dĩ thanh tịnh, kết hợp với hợp đồng ( còn gọi là thủ ấn, ấn quyết ) tạo nên công năng thần diệu, giúp phần định tâm, còn gọi sự hỗ trợ, gia hộ của chư phật, bồ tát, phá tan mọi ma chướng.

  “ Học đạocó thể rõ lý, có thể từ việc hiểu sâu để mà tin sâu, hấp thu những kinh nghiệm của các tiền bối.

  “ Tu đạođể tu chánh, tu sửa hành vi, quan niệm, khải phát tiềm năng vô biên của tự tánh.

 “ Bàn đạođể thực hiện từ tâm bi nguyện, độ hóa chúng sanh, hành công liễu nghiệp.

   Trong 4 cái trên thì phần “ Bàn Đạo ” thường bị nhiều người hoài nghi thắc mắc nhiều nhất rằng : “ một vị pháp sư có năng lực độ hóa chúng sanh thường là phải khổ tu khổ học nhiều năm mới có tư cách độ hóa chúng sanh. Các đệ tử thiên đạo ở mức sơ phát tâm thì bắt đầu độ người, chẳng sợ rằng lấy mù dẫn mù sao ? ”. Thoạt nghe thì có lý, nhưng trên thực tế thì là chẳng hiểu được tâm nguyện vốn có của chư phật, chẳng thể khế hợp đạt đến tinh thần của bồ tát đại thừa.

   Hành đại thừa bố tát
   Kinh Lăng Nghiêm quyển 5 nói rằng : “ tự vị đắc độ, tiên độ nhân giả, bồ tát phát tâm ” ( tự mình chưa được độ mà độ người khác trước, ấy là chỗ phát tâm của Bồ Tát. Tự mình chưa đắc đạo thì trước đã đi giáo hóa người, người như thế đấy chính là một loại bồ tát phát tâm ) . Người hành bồ tát thể hội được “ chúng sanh đều có phật tánh ”, “ chúng sanh rốt cuộc rồi cũng sẽ thành phật ”, dựa vào từ tâm bi nguyện để hành cả việc tự độ, độ tha ( độ người khác ) , do vậy có thể được chư phật khen ngợi, gọi là “ phật thừa ”. Do đó trên đạo trường, sau khi cầu đạo tức phát tâm tham gia chuyên chú vào các hạng liệt độ người, thành toàn người chính là việc thực hành phật pháp đại thừa, chẳng những không nên hoài nghi, càng nên lấy làm tự hào. Đấy vĩnh viễn là chỗ mà hạng tiểu thừa “ tự tu tự liễu, cả đời ở rừng núi đến già ” và hạng trung thừa “ tùy duyên mà tu, tùy duyên mà độ hóa ” chẳng thể sánh được.

   Tự tánh tự độ
    Đạo trường Bạch Dương từ đạo thống mà xem xét thì là sự truyền thừa từ pháp mạch của Lục Tổ Đại Sư thuộc thiền tông. Trong Lục Tổ Đàn Kinh thường nhắc đến việc “ tự tánh tự độ ”, chẳng phải là chư phật bồ tát có thể độ, chẳng phải rằng tổ sư có thể độ. Chúng sanh “ tự tánh vốn tự đầy đủ ”, có thể tự giác, tự tu, tức có thể tự thành phật đạo. Tinh thần “ Bàn Đạo ” của đạo trường cũng như thế, nhắm vào việc giúp chúng sanh hiểu rõ “ ngoại trừ kiếp này, còn có kiếp sau ”, “ ngoại trừ nhục thân, còn có pháp thân ”, tự bản thân vốn cóđức tướng trí tuệ của như Lai ”, chỉ cần phát tâm thì rốt cuộc cũng sẽ có thành tựu. Chẳng phải là các đồng tu có thể độ, chẳng phải là các Tiền Hiền có thể độ, mà là tự tánh tự độ. Cái gọi là “ dẫn bảo sư, giảng sư, điểm truyền sư …” đều cùng là đệ tử của Hoạt Phật Sư Tôn, đứng trên lập trường của sư huynh đệ để làm công việc xúc tác cho chúng sanh tự tánh tự độ. Hoạt Phật Sư Tôn cũng thường nói rằng : “ lấy giác làm thầy ” tức là ý nghĩa này. Do vậy mà phát triển ra việc lấy nghĩa lý làm đầu, “ lớp nghiên cứu ” làm mô thức bàn đạo trục chính. Đấy là đứng trên lập trường “ phật tánh của chúng sanh đều là bình đẳng ”, khởi động bánh xe pháp chúng sanh tự giác tự độ, chứ chẳng phải là lấy thân phận “ người thầy mẫu mực ” để độ người, cũng chẳng hy vọng người học đạo rơi vào cái “ đạo tình người ” sùng bái thần tượng cá nhân.

   Từ trong việc độ hóa chúng sanh để viên mãn hạnh bát nhã của bản thân mình.
    Đức Thế Tôn năm thời thuyết pháp, sau “ thời phương đẳng ” khi đề xướng đại thừa bồ tát đạo, ngài dùng thời gian của 22 năm để thuyết giảng “ hạnh bát nhã ”, ca ngợi “ bát nhã ” là mẹ của chư phật, chư phật 3 đời đều từ “ bát nhã ” mà ra. Do chỉ cần bước chân vào thế gian thì phải đối mặt với sự chấp trước của chúng sanh, áp lực của bạn bè thân thích và xã hội, sự khiêu chiến cuộc sống của “ củi gạo dầu muối tương dấm trà ”, nếu chẳng có thanh kiếm trí tuệ của “ bát nhã ”, làm sao có thể thông qua được đủ thứ lớp gông cùm xiềng xích ( những ràng buộc ) để được tự tại ? Những đệ tử thiên đạo tích cực tham gia việc tu bàn đương nhiên có thể lĩnh hội được ý này mà mỉm cười, cũng do những va chạm như vậy mà trên con đường độ hóa chúng sanh có thể thường kích khởi những bụi nước trí tuệ ( bụi nước : ở sóng tung lên ) , khiến cho bồ tát được nhanh chóng chứng niết bàn. Mạnh Tử nói rằng : “ trời sắp đem sứ mệnh trọng đại giáng xuống thân một người nào đó thì trước hết nhất định phải khiến cho ý chí của anh ta chịu sự mài luyện, khiến cho gân cốt của anh ta bị mệt lử, khiến cho cơ thể anh ta nhịn chịu cơn đói, khiến cho anh ta có rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, làm việc cứ là chẳng thuận lợi, như thế để chấn động tâm chí của anh ta, khiến cho tánh tình của anh ta bền bỉ ngoan cường, làm tăng trưởng tài năng mà anh ta còn thiếu sót. ” Kinh Duy Ma Cật nói rằng : “ chúng sanh là tịnh độ của bồ tát ”, “ bùn lầy ẩm thấp là nơi sanh hoa sen ”. Từ huấn của tiên phật cũng nói rằng : “ trong lửa trồng sen phẩm càng thơmđều là nghĩa này. Còn toàn quyển kim cang kinh càng là đem cái tinh thần “ từ trong việc độ hóa chúng sanh làm viên mãn bản thân ” này phát huy triệt để sâu sắc.

   Tư tưởng “ bàn đạo ” trong kim cang kinh
   Trong phẩm thứ nhất của kim cang kinh, Đức Thế Tôn dĩ thân thị đạo, triển hiện ra chỗ diệu thú của việc đi ở nằm ngồi “ sinh hoạt chính là đạo ”, cảnh giới tự nhiên của “ nhàn nhã tự tại ” ( đạo pháp tự nhiên ). Trưởng lão Tu Bồ Đề lãnh hội nơi tâm, do đó trong phẩm thứ hai, ông đảnh lễ thỉnh hỏi phật rằng : “ Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng-phục tâm mình như thế nào ? ” ( một người hành bồ tát đạo phát đạo tâm vô thượng nên an trụ trong bồ tát hạnh tự độ, độ người như thế nào; khi phiền não, tập khí hiện ra trước mắt, lại nên hàng phục vọng tâm như thế nào ? ”. Đứng trên nghĩa đế thứ nhất, “ Đạo ” vốn không phải là lời nói có thể giải thích được, do vậy mà Thế Tôn cũng chỉ có thể “ thiện tai, thiện tai ”, “ như thế này, như thế này ”. Người kiến đạo tự là tâm tâm tương ấn, người mới phát tâm thì là có tai mà như điếc, chẳng biết được điều mà ngài đã nói. Do vậy, sau khi thông qua việc Tôn Giả Tu Bồ Đề lại thỉnh hỏi lần nữa, Đức Thế Tôn mới nói “ pháp âm kim cang bát nhã ” của sau 30 phẩm đó, cũng là pháp môn bắt đầu của vô thượng đạo này. Trong 30 phẩm kinh văn này, diệu ý của nó đã hoàn chỉnh ở phẩm thứ 3 “ Đại thừa chánh tông phân ”, 29 phẩm sau thì là đưa ra ví dụ, giải thích triển khai mở rộng từ các góc độ.

   “ Đại thừa chánh tông phân – đệ tam ”
   “ Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề : " Chư Bồ Tát Ma Ha Tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn.

   Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. Tại sao vậy ? Này, Tu-Bồ-Đề ! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát. ”

   Trong kinh văn, Đức Thế Tôn trả lời Tu Bồ Đề rằng, nếu chẳng thể trực tiếp an trụ bổn tâm ( phẩm thứ 2 ), thì dựa vào việc tham gia chuyên chú vào “ thánh nghiệp độ hóa chúng sanh ” để hàng phục vọng tâm ( phẩm thứ 3 ). Đấy là do Đức Thế Tôn có sự hiểu biết sâu sắc đối với “ tâm niệm ”, bất kể là tâm niệm, hay là sắc thân, tuy rằng sanh diệt vô thường, nhưng dựa vào “ ngay lúc ấy ” mà nói, chỉ cần ở phía đông thì sẽ chẳng ở tây, chỉ cần chánh niệm xuất hiện thì tà niệm ngay lúc ấy tự nhiên mất tích, chỉ cần đặt thân mình vào trong các loại hoạt động độ hóa chúng sanh thì thân này tự nhiên rời xa tửu sắc tài khí; chỉ cần đem tâm an trụ trên các loại chánh niệm độ hóa chúng sanh thì tà niệm tự nhiên chẳng sanh. Hoạt Phật Sư Tôn cũng thường khích lệ chúng ta rằng : “ tồn tâm bồ tát, nói lời của bồ tát, làm việc của bồ tát, chính là bồ tát sống của nhân gian ”. Những cái này có thể nói đều là sự vận dụng của “ cảnh giáo ”, mà cảnh giáo cũng chính là một loại phương thức học tập tự nhiên nhất, có hiệu quả nhất của những người mới học. Do vậy mà trong kinh văn phẩm này, Đức Thế Tôn chẳng dùng “ trì chú ”, “ bái sám ”, “ thiền na ” …để hàng phục vọng tâm, mà là muốn chúng ta từ việc thực hành trong hoằng nguyện “ chúng sanh vô biên thề nguyện độ ” để hàng phục vọng tâm. Trong đoạn kinh văn này, có thể chia làm 3 thứ tự.

   ( 1 ) Phát tâm rộng lớn. Phải đem tất cả các loài chúng sanh, bất kể là dựa vào sự phân loại hình thức xuất sanh, dựa theo sự phân loại hình thái thân thể, dựa theo phân loại hình thái tâm thức, chỉ cần là những ai chưa chứng đạo thì đều là những đối tượng mà mình nên độ hóa. Chẳng lấy “ bạn bè thân thích tốt ” làm giới hạn, không lấy việc “ khai hoang hạ chủng ” một nơi làm đủ, càng trội hơn “ đại nguyệncủa “ địa ngục không trống thề không thành phật ”, chỉ cóphổ độ tam tào ” mới có thể tương đương.

   ( 2 ) Lập nguyện kiên cố. “Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn ”. Chẳng phải là chỉ lấy việc khải phát thiện căn của chúng sanh thì cho là đủ, cũng chẳng phải là tất cả chúng sanh đều “ cầu đạo ” thì là được rồi, cũng chẳng ngưng ở mức tất cả chúng sanh đều “ phát tâm bồ đề ”, mà là mãi cho đến mỗi vị chúng sanh đều rốt ráo thành phật thì mới thôi. Do vậy không chỉ “ kiếp này ” nên đem toàn sinh mệnh tham gia chuyên chú vào các hạng liệt tu bàn đạo, mà càng phải thừa nguyện lại đến, không hoàn thành nhiệm vụ trọng đại : “ phổ độ tam tào ” thì quyết chẳng thôi.

   ( 3 ) Dựa vào bát nhã hạnh. “ Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát. ”

   Trong quá trình độ hóa chúng sanh, dựa vào sự bình đẳng không khác của “ tự tâm ”, “ chư phật ”, “ chúng sanh ”, không ngừng phản tỉnh quán chiếu, có chăng đủ thứ “ nhân tướng phân biệt bạn, tôinhư làtự lấy mình làm trung tâm, tự cho rằng mình đúng, tự cho rằng mình cao, mong người khác khen ngợi, thích làm thầy của người khác, muốn chi phối kiểm soát người khác, tham cầu cảm giác tự hào thành công …”, có chăng việc “ anh ta thì cao, anh ta thì thấp, anh ta là người nhận ( thí ) ơn, anh ta nên cảm ân, anh ta nên đền đáp, anh ta nên phục tùng …”; lúc nào cũng thể hội “ pháp chẳng có cao thấp, có thể chữa khỏi bệnh thì là tốt ”, “ các pháp vô thường, vô ngã, duyên khởi tánh không ”, lấy dựa vào “ đạo nghiệp, tuệ mệnh của chúng sanh ” làm niệm, thành công không nhất thiết ở mình, rời xa sự chấp trước củachúng sanh tướng ” như tiền tài, vật, việc, pháp môn …, có chăng sự chấp trước của “ thọ giả tướng ” như tham sống sợ chết, tham cầu trường thọ, tham cầu phước báo, mong cầu quả vị …

   Những quan niệm này trong kinh hoàn toàn khế hợp với mẫu bàn đạo của đạo trường bạch dương, Đạo trường thường nhấn mạnh : “ tận nhân đạo để đạt thiên đạo ”, “ đạo chính là ở giữa cuộc sống bình thường mỗi ngày ”, “ gia đình ”, “ sự nghiệpđều làđạo trường ”, các đệ tử bạch dương chính là nương vào “ gia đình ”, “ sự nghiệp ”, trong tu bản thân, ngoài thì đi sâu vào hàng xóm láng giềng, xã hội để độ hóa chúng sanh. Từ đấy có thể nhìn thấy rằng đạo trường bạch dương không chỉ là những người thực hành “ đại thừa bồ tát đạo ”, mà còn là những người phát dương “ pháp môn kim cang kinh ”. Càng tiến thêm một bước nữa mà nói, phương thức “ bàn đạo ” của đạo trường bạch dương có lẽ chính là tiếp tục kế thừa từ kim cang kinh mà đến. Khảo lại các tài liệu lịch sự và những nghị thuật đã ghi chép lại thì từ sau Ngũ Tổ của thiền tông, kim cang kinh lẽ nào không phải chính là pháp điển tâm ấn của thiền tông đó sao ?

   Xã hội ngày nay có rất nhiều các đoàn thể tích cực tham gia chuyên chú vào “ sự nghiệp từ thiện ”, “ chí nghiệp tình nguyện ”, chúng ta cảm thấy vô cùng hài lòng và được an ủi, cũng vui thay cho sự thành công ấy và tùy sức mà hộ trì. Thế nhưng có một số vị Tiền Hiền trái lại lại hoài nghi sự thù thắng của “ thánh nghiệp bàn đạo ” của đạo trường, vậy thì có chút “ gốc ngọn đảo ngược rồi ”, có chút đáng tiếc thay ! Về điểm này thì trong kinh cũng có văn tự viết rõ bàn giao lại rồi. Trong kinh nhiều lần đề cập, dựa vào sự thù thắng của vô thượng diệu đạo tự độ, độ người này là chỗ mà “ tài thí ” ( thứ 8, phần 11 ), “ thân mạng bố thí ” ( thứ 13, phần 15 ) khó mà sánh kịp được.

   Phần thứ mười một : Vô vi phước thắng
   " Này, Tu-Bồ-Đề! Nay Ta nói thật mà bảo ông : Nếu có trang nam-tử, thiện nữ-nhơn nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng-hà sa-số cõi Tam-thiên đại-thiên để làm việc bố-thí, người đó đặng phước có nhiều không

   Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng : " Bạch đức Thế-Tôn ! Rất nhiều."

   Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề : " Nơi trong kinh này, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... và giảng nói cho người khác nghe, thời phước-đức này hơn phước-đức trước kia.

   Phần thứ mười ba : Như pháp thọ trì
   "Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, đem thân-mạng, bằng số cát sông Hằng ra bố-thí. Nếu lại có người giữ theo trong kinh nầy, mà thọ-trì nhẫn đến những bài kệ bốn câu v.v..., mà giảng nói cho người khác nghe, thời phước của người nầy nhiều hơn người trên."

   Những vị Tiền Hiền đó nếu có thể nhìn thấy sự so sánh của những kinh văn đã nói trên, ví dụ cho dù “ dùng thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới để bố thí chẳng bằng “ nơi trong kinh này thọ trì nhẫn đến một bài kệ 4 câu v.v…,mà giảng nói cho người khác nghe ”, cho dù dùng “ thân mạng bố thí ” của đời đời kiếp kiếp để chăm sóc cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng sanh, chẳng bằng “ nơi trong kinh này thọ trì nhẫn đến một bài kệ 4 câu v.v…,mà giảng nói cho người khác nghe ”, chúng ta nên lãnh ngộ hiểu được điều này, càng nên trân trọng cơ duyên “ bàn đạo ” của mình hơn nữa.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.