BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Những Khiếm Khuyết Mà Giảng Sư Thường Dễ Phạm Phải

Những Khiếm Khuyết Mà Giảng Sư Thường Dễ Phạm Phải

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Tuesday, November 1, 2016 | 2:34 PM



Những khiếm khuyết mà Giảng Sư thường dễ phạm phải
   a. Chỉ giảng bài mà không bàn đạo vụ
   Làm giảng sư không thể không độ người, không bàn đạo vụ, cũng không thể không nghe bài giảng của người khác, càng không thể xem ngoài việc giảng bài ra, tất cả những việc khác đều chẳng liên quan đến mình, chỉ muốn làm giảng sư chuyên chức.

   b. Chuyên tìm những nơi an dật ( an lạc, thoải mái, tự tại ) để tu bàn
   Không thể chỉ nguyện ở những nơi an dật để tu bàn, cũng đừng có chuyên lựa chọn những đề tài mình yêu thích mà khước từ những chủ đề mà mình chưa giảng qua, hoặc chọn địa điểm đạo trường; bỏ công sức ra ở những nơi gian khổ thử thách gay go mới có thể tăng trưởng trí tuệ.

   c. Đàm luận chính trị, tiết lộ thiên cơ, phê bình những tôn giáo khác
   Giảng đạo nên dùng chân lý để thành toàn các hậu học, chẳng nói thị phi ngắn dài, phải có thể ẩn ác dương thiện, chẳng đàm luận chính trị, thiên cơ hoặc phê bình những tôn giáo khác, mà chỉ kì vọng chúng sanh rời khổ, chẳng bỏ mặc trôi nổi trong cõi hồng trần.

4. Trên bục giảng nói một đằng, dưới bục giảng thì những gì mình làm lại là một nẻo
   Giảng sư nhất định phải lời nói hành động nhất trí hợp nhất, làm gương cho đạo thân, nếu không chỉ nói chẳng làm thì đạo thân sẽ chẳng nghe bài mà mình giảng nữa.

5. Nội dung bài giảng phải cẩn thận phòng ngừa đem những thông tin không chính xác tiếp tục truyền phổ biến xuống, khiến cho người khác và bản thân mình đều mê hoặc sai lầm.
   Những nội dung muốn nói trước hết phải tiến hành sàng lọc qua những đạo lý mà bề ngoài có vẻ đúng nhưng thật ra lại sai, hoặc những đạo lý mà không hiểu rõ lắm thì tránh giảng thuật; lý niệm đúng đắn mới có thể nhiếp thụ chúng sanh.

6. So sánh ai giảng hay, ai giảng tệ
   Cái tốt thì phải hấp thu, cái xấu thì lấy đó làm cảnh giác để tránh bản thân phạm sai lầm giống vậy, phải có thể hạ mình sẵn sng tiếp thu những cái hay mới, không tự mãn.

7. Chỉ biểu dương những cái tốt của mình
   Phải bố đức cho các Tiền Hiền, nói những sự tích và tinh thần hy sinh phụng hiến vì đạo của các Tiền Hiền để cho những hậu học có thể biết noi theo và cảm ân.

8. Do tư tâm hoặc sự yêu thích của mình mà làm mai một nhân tài.
   Với những nhân tài tốt thì phải tiến cử cho điểm truyền sư mới không tạo thành sự tổn thất của đạo trường.

9. Khi không hợp với ý kiến của điểm truyền sư thì tùy ý phê bình
   Giảng sư là cánh tay tả hữu của điểm truyền sư thì tu trì phải cao hơn những đạo thân bình thường. Sự chỉ dạy của các Tiền Hiền không thể xem thành những lời chỉ trích; sự chỉ trích của Tiền Hiền cũng không thể xem thành có ác ý, phê bình điểm truyền sư là phê bình thầy và thiên mệnh, phải ghi nhớ kĩ trong tâm.

10. Tiền hiền chỉ phái nhiệm vụ ( ủy nhiệm ) thì mượn cớ khước từ
   Giảng sư nên làm tốt việc thừa thượng khải hạ, nghe thầy điều khiển, có thể gánh vác chức trách và thường mang tâm cảm ân.

   * Quan, Trương Pháp luật chủ từ bi khai thị : những khiếm khuyết mà các giảng sư dễ phạm phải

   Nội dung y chang chẳng thay đổi, đọc cứng nhắc theo bài đã soạn sẵn, chẳng biết ứng cơ thuyết pháp.
  
  Không thể đợi lâm thời mới ôm chân phật ( bình thường chẳng chuẩn bị, sự việc phát triển đến thời khắc cần phải giải quyết rồi mới tìm cách bù đắp cứu chữa  ) , sắp đến lúc giảng bài thì loay hoay mãi, ứng phó cho xong việc.

  Không thể chỉ vì chuẩn bị đề tài mà không tham dự lớp

  Chưa thể nắm bắt được thời gian giảng bài, đoạn trước giải thích quá nhiều, đoạn sau giải thích vắn tắt không rõ.

  Không biết đang nói gì, rời đề tài quá xa, nói những cái ngoài đề quá nhiều.

  Chỉ nói mà chẳng luyện, nói thì một đằng, làm thì một nẻo, chỉ yêu cầu người khác, chẳng ràng buộc bản thân.

 Trang phục chẳng đàng hoàng chỉnh tề, lên bục giảng tốt nhất nên mặc đạo bào.

  Không thể ghi chép bất cứ lúc nào, ghi nhớ những câu từ đạo lý tốt của người khác để có thể làm tham khảo cho bài giảng. 

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.