Tu trì quán của Nhất Quán Đạo
Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “
Tâm ta tự có Phật, Tự Phật là chơn Phật. Nếu tự chẳng Phật tâm, Nơi nào tìm
chơn Phật ? ”. Lại nói rằng : “ Bồ Đề tự tánh , bổn lai thanh tịnh, đản dụng thử
tâm, trực liễu thành phật ”( tự tánh của Bồ Ðề vốn thanh tịnh, chỉ dụng tâm này
trực liễu thành Phật.). Có thể thấy rằng người người đều có phật tánh, người
người đều có thể thành Nghiêu, Thuấn, Phật ; chỉ là ở chỗ có chí hay không có
chí mà thôi. Nay gặp tam kì mạt kiếp, chơn đạo phổ truyền, Ơn trên vì cứu độ
các Nguyên Nhơn, đặc mệnh cho Minh Sư giáng thế để truyền thụ tánh lý tâm pháp
của tam bảo “ quan, quyết, ấn ”, chỉ điểm nơi tồn tại của linh tánh chúng ta,
và con đường sáng rõ của việc sanh từ đâu đến, chết từ đâu đi; chỉ thị rõ cái
pháp của tánh mệnh song tu. Nếu có thể dựa pháp mà dụng tâm tu trì để đạt cảnh
giới của Nội Thánh Ngoại Vương, tất có thể siêu sanh liễu tử, trở về Vô Cực Lí
Thiên.
Nghiệm chứng của việc tu
hành Nhất Quán Thiên Đạo là phàm là các vị Tiền Hiền tu đạo sau khi quy không đều
là gương mặt mang theo nụ cười, sắc mặt như sống, chẳng đi bốn cửa, mùa đông
không cứng, mùa hạ không thối rữa, thậm chí có đến nhiều ngày không biến đổi, dị
hương ( mùi hương thơm lạ ) khắp nhà, già trẻ đều như thế, sắc thân tức có biểu
hiện này, đủ có thể chứng tỏ rằng linh tánh đã đăng thiện cảnh, chẳng có gì
đáng để tranh luận nghi ngờ. Vì sao mà các đạo thân sau khi quy không lại có hiện
tượng tốt lành như thế ?
Người bình thường khi qua đời
thì đau khổ như con cua rơi vào vạc dầu vậy, sau khi chết thì thân thể cứng ngắt,
bởi vì một khi đứt hơi rồi thì acid
lactic, đạm, Glycogen ở bên trong cơ thể đều sẽ trong vòng 6 tiếng đồng hồ phân
giải trở nên cứng; mùa đông có thể trong 6 phút thì sẽ ngưng kết ( trở nên đông
cứng ), còn các đệ tử của Nhất Quán Đạo sau khi quy không thì khác với những
người bình thường. Lý do vì sao vậy ? bởi vì thức thứ 7 của con người, gọi là “
A Lại Da Thức ” như cuộn phim vậy, ghi chép lại những hành vi của cả một đời
người, vào cái sát na ( khoảnh khắc chớp nhoáng ) của quy không sẽ đem hành vi
của cả một đời người hiển hiện ra trước mắt.
Người bình thường, có người
đã tạo ra rất nhiều tội nghiệt; lúc lâm chung thì nghiệp lực hiện ra ngay trước
mắt, và nhìn thấy công tội của cả đời người; thảm trạng của địa ngục xuất hiên ở
trước mắt; hắc bạch vô thường lại đến bắt giữ. Lúc ấy tâm lý sản sinh nỗi khiếp
sợ, kinh hãi, không chịu, đau khổ…do vậy hình tượng chết cực kì khó coi, thân
thể trong nháy mắt thì cứng đơ, còn các đệ tử Bạch Dương sau khi quy không thì
hiển hiện ra hình tượng cát tường. Bởi vì các đạo thân ngày ngày đều đang tu
thân dưỡng tánh, hành thiện tích đức, bổn tánh quang minh, biết được con đường
sáng tỏ ngay trước mắt của sanh đến chết đi, vào cái sát na của quy không thì
Thánh cảnh thiên đường hiện ra trước mắt, là tịnh độ cực lạc tiêu diêu tự tại
bình thản, quang minh, thảnh thơi vô tư lự, chẳng âu lo, lại có Tiên Phật đến
tiếp dẫn, dựa vào nguyện lực của Tổ Sư, chẳng quên Tam Bảo, sự kết hợp của lòng
tin và nguyện lực, tâm địa quang minh giải thoát, tức có thể trở về Lí Thiên,
tiêu diêu tự tại, do vậy mà nhục thân hiển hiện ra hiện tượng cát tường.
Cái gì gọi là Tiên, Phật,
Thánh ? tiêu diêu tự tại gọi là Tiên, Giác hành viên mãn gọi là Phật, nhân cách
đại hóa gọi là Thánh. Làm thế nào để đạt đến cảnh giới của Tiên Phật Thánh ?
Các Tiền Hiền của Nhất Quán Đạo sau khi quy không đều hiển hiện hiện tượng cát
tường, tu trì quan ấy như thế nào ? Dưới đây hậu học xin quy nạp lại vài điểm để
cung cấp cho việc tham khảo :
Tam Bảo tâm pháp – Giác lộ
minh đăng
( ngọn đèn sáng trên con đường
giác ngộ )
Kim Cang Kinh chương thứ 6
phần Chánh Tín Hy Hữu nói rằng : “Ông Tu-Bồ-Đề bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch
đức Thế-Tôn! Như có chúng-sanh nào được nghe những câu trong bài giảng giải như
vậy ( chương cú, ngôn thuyết, như thế này ), mà sanh lòng tin là thiệt chăng?"
Đoạn kinh văn này chỉ thị rõ
việc được nghe : như thế này, ngôn thuyết, chương cú, 3 món bí bảo vô thượng
này trong bổn tánh; nếu có thể dựa theo tam bảo tâm pháp này mà siêng năng tu
trì, phật tánh quang minh thì có thể minh tâm kiến tánh, trực liễu thành phật.
Nói ngắn gọn đơn giản thì
Minh Sư điểm mở huyền quan khiếu, mượn ngay lúc ấy của một chỉ của Minh Sư khế
nhập tự gia bồ tát của bên trong huyền quan khiếu, khiến cho lương tri lương
năng có thể hiển lộ, buông xuống tất cả mọi sự vướng mắc chấp trước; công phu
tu luyện tức ý thủ nơi huyền quan, tìm trở lại cái chơn tâm đã buông thả ra
ngoài mà thôi, khiến cho những dục vọng riêng tư đều sạch hết, thiên lí lưu
hành, bộc lộ sự từ bi hỷ xả. Trì niệm khẩu quyết có thể làm hiển lộ ra tâm từ
bi của chúng ta, mở ra trí tuệ, hàng phục những tà tư vọng tưởng, thay đổi khí
chất, trừ bỏ đi những thói quen không tốt, rời xa ác nghiệp, tiến một bước
tránh kiếp tị nạn, đạt đến cảnh giới luân hồi ngưng, sanh tử dứt. Phương pháp
trì niệm chân kinh là lấy việc mặc niệm ( âm thầm niệm trong tâm ), quán tưởng
dung mạo từ bi, từ tâm của Tổ Sư Di Lặc, lâu rồi có thể khai phát tiềm năng,
tăng trưởng trí tuệ, nâng cao mức độ tâm linh. Hợp đồng, Tí Hợi chéo nhau thì
là hợp đồng. Tay ôm hợp đồng có thể khiến chúng ta khôi phục lại cái tâm của trẻ
sơ sinh, tức là bổn lai diện mục, gia tăng sức ổn định, đạt đến chỗ hợp với trời,
đồng với vạn vật, cảnh giới của người trời hợp nhất. Tóm lại, tu trì tam bảo tâm pháp có thể khiến cho nghiệp của
thân tâm khẩu đều thanh tịnh, khiến cho chỉ có cái “ nhất chơn ” bộc lộ, thức
giấc ra khỏi con đường lầm lạc để trở về cố hương gặp lại người mẹ của linh
tánh.
Mười điều nguyện lớn – bậc
thang tu hành
Một chỉ của Minh Sư, Tam Bảo
tâm pháp, mười điều nguyện lớn là sự bảo đảm cho việc tu đạo thành đạo. Các đệ
tử Nhất Quán Đạo trước khi được Minh Sư truyền thụ cho tam bảo tâm pháp nhất định
trước tiên phải lập xuống 10 điều nguyện lớn, dựa vào nguyện lực để chống đỡ những
nghiệp chướng lỗi lầm trước đây, giảm nhẹ những sự đeo bám vướng mắc của nghiệp
lực, lại hành công lập đức để bù đắp cho những tội lỗi trước đây, khiến cho việc
cầu đạo thuận lợi. Đấy là chỉ thị rõ phương pháp tu đạo, khai sáng chỉ điểm cho
lương tri của chúng ta, biểu đạt sự chí thành và nguyện vọng vĩ đại của người cầu
đạo mới đến, một mặt để báo đáp hồng ân hậu đức của ơn trên giáng đạo, mặt khác
thành tựu bản thân, khiến cho sau khi cầu đạo dựa theo nguyện để thực hành mới
có thể công nguyện thành tựu, liễu thoát luân hồi, đắc chứng bỉ ngạn ( lên được
bến bờ bên kia ). Do vậy 10 điều nguyện lớn, ý nghĩa sâu xa, nội dung của nó
như sau : “ thành tâm bảo thủ, thật tâm sám hối ( Khôn đạo : thật tâm tu luyện
). Nếu có hư tâm giả ý, thoái súc bất tiền, khi sư diệt tổ, miễu thị Tiền Nhân,
bất tuân phật quy, tiết lộ thiên cơ, nặc đạo bất hiện, bất lượng lực nhu vi giả
( Khôn đạo : bất thành tâm tu luyện giả ), nguyện thụ thiên nhân cộng giám.
Mười điều nguyện lớn ở trên
là nguyện văn mà các đệ tử Bạch Dương đã lập lúc cầu đạo, biểu đạt sự kiên định
lập chí và hoằng nguyện tu đạo của người cầu đạo; khi lập nguyện có Tiên Phật
làm chứng, một là có thể giám sát, đồng thời phù hộ cho người lập nguyện được
công nguyện thành tựu, phản bổn quy hương. Do vậy mười điều nguyện lớn là bậc
thang của việc tu hành. Chúng ta nếu có thể dựa theo nguyện để thực hành, nhất
định có thể khiến cho linh tánh quang minh, la bài tập quang trong của việc tu
hành.
Lục độ vạn hạnh – sự bảo đảm
cho việc thành đạo
Cầu đạo chỉ là thủ tục đăng
ký mà thôi, còn phải học đạo, tu đạo, hành đạo mới có thể thành đạo.
Bởi vì tu đạo giống như việc tích tụ tồn trữ vậy, từ từ mà tích lũy. Phương pháp tu trì của Nhất Quán Thiên Đạo là pháp môn đốn kiến tiệm tu, cũng có nghĩa là sau khi đắc đạo rồi, lại dựa vào phương thức tiệm tu, một mặt độ hóa chúng sanh, mặt khác liễu dứt nghiệp chướng thì có thể từng bước một bước chân vào con đường thành phật. Pháp tu trì trong ấy là lấy Lục độ vạn hạnh làm sự bảo đảm thiết thực nhất cho việc tu đạo thành đạo.
Lục độ vạn hạnh còn gọi là Lục
Độ Ba La Mật, cũng chính là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, tinh tiến,
trí tuệ. Ở đây giản thuật như sau :
1. Bố thí :
a. Tài thí : như xây cầu sửa
đường, tu tạo mới lại chùa miếu, khai hoang phật đường, in tặng kinh sách, giúp
đỡ những người đói nghèo…
b. Pháp thí : giảng đạo đức,
thuyết nhân nghĩa, dùng khẩu thuật hoặc văn tự ( chữ viết ) để tuyên dương chân
lý, độ người cầu đạo…
c. Vô úy thí : tức tu trì tịnh
nghiệp, hoằng pháp lợi sanh, siêng phát tâm bồ đề chánh giác, một lòng vì chúng
sanh, như lau chùi quét dọn phật đường, tiếp đãi các đạo thân…
2. Trì giới :
Tức là trì giữ trai giới,
quy y tự tánh tam bảo, thuyết pháp độ chúng sinh, nghe Nhất Quán Diệu Đạo,
thành chánh giác để chứng pháp thân.
3. Nhẫn nhục :
Người tu đạo phải nhẫn nhượng,
không được so đo thị phi thiện ác với người, không oán không hận, nhẫn nhục cầu
sanh, thường mang tâm hoan hỷ vui vẻ, tâm cảm ân.
4. Tinh tiến :
Học đạo tu đạo không được lười
biếng, kiêu ngạo, phóng đãng. Học đạo như thuyền đi ngược dòng ( phải không ngừng
nỗ lực, nếu không sẽ lạc hậu thụt lùi, chẳng tiến thì lùi ); việc gì cũng tận hết
sức để truy cầu tinh tiến, dụng công tu trì để chứng đắc bỉ ngạn.
0 comments :
Post a Comment