BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !

Một Đường Kim Tuyến

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Thursday, October 13, 2016 | 7:49 PM



Tu Đạo phải phụng hành Phật Quy
    Phật Quy là quy giới, chớ xem ( như ) trò trẻ con, tự hỏi nguyện thế nào, chớ ngược với ý trời.
    Đạo có Phật quy, giống như nhà có gia quy, chẳng dựa theo quy củ thì chẳng thể thành vuông tròn ( làm việc nhất định phải tuân theo một pháp tắc nhất định ). Do vậy các Phật tử tu đạo nhất định phải tuân thủ tất cả mọi Phật quy, lấy việc tôn sư trọng đạo, cung kính Tiền Nhân làm tiêu chuẩn pháp tắc, lúc nào cũng khiêm tốn nhỏ nhẹ, khiêm cung hoà ái, diệt trừ lửa ma, chớ tồn những ý niệm sân hận, tự có thể hàm dưỡng đức tánh, khôi phục sự linh minh. Nếu chẳng tuân theo mà hành, thì chẳng thể thành đạo liễu nguyện.

   Điều thứ 12 ( Bất Loạn Hệ Thống ) trong 15 điều phật quy có đề cập đến việc người tu đạo phải nắm vững theo một đường kim tuyến, là điều mà các đệ tử Bạch Dương tu đạo thời nay rất dễ phạm phải.

 Một Đường Kim Tuyến
    Con người do Đạo sanh, quan hệ ấy giống như giữa cành lá và gốc rễ, nguồn nước và dòng nước, càng giống như giữa mẹ và con, gốc ngọn liên hệ với nhau thành một thể, có mối quan hệ chẳng thể phân lìa.

    Liên quan với việc nhân gian sở dĩ có đạo thống, nguyên lí và ý nghĩa của nó thì phẩm thứ tư của Cửu Liên Thánh Kinh Đạo Thống nói : “ Chân lí trời đất, gốc ngọn liền nhau ”, gốc của chất nơi khí, gốc của khí nơi Lí. Lí Khí Chất nhất quán tương thông, gọi là sự lưu hành nhất quán của Đạo.

    Tam Tài Thiên, Địa, Nhân, gốc liền nơi Đạo; Đạo là trung tâm then chốt của vạn vật, phát dục vạn vật, tên của nó tuy khác nhau, nhưng lí là một.

    Từ xưa đến nay, Tông của giáo ở nơi Đạo, đấy là mệnh mạch của Đạo, gọi là Đạo Thống. Trời đất có Đạo, do đó mà Tứ Thời có trật tự. Nước có Vua, thể chế rõ ràng. Do đó, Đạo mạch theo thứ tự nối tiếp liền nhau, liên tục dài dặc không dứt, là chánh lí của trời đất đấy.

    Cái gốc của tu đạo ở đạo thống, gốc của đạo thống liền với Trời. Đạo thống có thứ tự, tâm pháp khả chứng, thầy trò có ấn, đạo thống liên tục không dứt. Sự tương tục của đạo thống giống như định lí của trời đất, đến đi vô tận. Cùng thì Biến, biến thì Thông, thông thì lâu dãi vĩnh cửu. Cái đạo của sự lập đi lập lại là sự vận hành của Trời vậy.

     Mệnh mạch đạo thống giống như gốc rễ của trời đất vạn vật, vật mất gốc thì chẳng thể sanh. Tu đạo mất gốc chẳng thể nào chứng.

三界外天命尊 萬德莊嚴正乾坤:
金線普照應緣路 法身同覺一玄門:
Tam giới nội ngoại thiên mệnh tôn
vạn đức trang nghiêm chánh càn khôn
kim tuyến phổ chiếu ứng duyên lộ
pháp thân đồng giác nhất huyền quan.
     Thời kì mạt pháp, lòng người chẳng còn được tốt đẹp như xưa, đạo đời suy yếu, Minh Sư lâm phàm phổ độ chúng sanh, khiến cho người người đạt bổn hoàn nguyên, chẳng lại trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi nữa.

    Vạn giáo tề phát, dùng các loại pháp môn khác nhau, mỗi giáo đều độ những người hữu duyên. Hoàng Thiên khai ân, phái Minh Sư giáng thế, giống như trong biển khổ mênh mông buông xuống một đường kim tuyến, dẫn dắt cho chúng sanh về sinh mệnh tâm linh.

    Ông trời giáng đạo, phái Minh Sư tiếp tục đạo mạch, truyền đạo độ người, mượn nhờ vào việc đắc đạo, tu đạo để khôi phục lại bổn lai diện mục, người và đạo tự nhiên hợp thành một thể. Đấy là nguyên nhân vì sao mà nhân gian có đạo mạch kéo dài liên tục chẳng dứt.

    Gốc đạo thống liền nơi trời, gốc của tu đạo nơi đạo thống. Đạo thống do Tổ Sư thiên mệnh đời đời truyền nhau chẳng dứt, do đó đạo thống của nhân gian cũng có thể nói là gốc liền nơi Tổ Sư. Nếu chẳng có Tổ Sư, thì đạo thống chẳng cách nào tiếp tục kéo dài, nhân gian cũng chẳng có đạo để có thể cầu, có thể đắc, có thể tu, có thể bàn, có thể thành.

    Chính bởi vì ông trời từ bi, Tổ Sư hồng từ, trụ thế nhân gian, do đó phải cầu đạo, tu đạo, bàn đạo, thành đạo, có thể khấu khẩn Tổ Sư truyền thụ cho tam bảo tâm pháp. Tâm pháp chính là Đạo.

   Tổ Sư các đời đều là phụng thiên mệnh, gánh vác tổ vị, thay trời truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc, chứng đạo, lãnh đạo chúng sanh tu đạo, do đó Tổ Sư là người đại biểu của ông trời ở nhân gian, là cầu nối giữa người với trời.

   Tiên Thiên Đại Đạo Nhất Quán Chân Truyền đời đời tương truyền đến nay đã là tổ sư đời thứ 18. Trương Quang Bích, hoá thân của Tế Công Hoạt Phật đời Tống chuyển thế và Tôn Huệ Minh, hoá thân của Nguyệt Tuệ Bồ Tát chuyển thế là hai vị Minh Sư phụng thiên thừa vận, gánh vác thiên mệnh, phổ độ Tam Tào, trở thành Tổ Sư đời thứ 18.

   Một đời tổ sư phụng thiên thừa vận, phổ độ chúng sanh, tất cả những đệ tử đích truyền nắm bắt lấy đường kim tuyến này thì tu đạo có thể thành đạo. Tất cả những người ở phía dưới một đời tổ sư trong một đường kim tuyến đều là những đệ tử đích truyền của một đời tổ sư.

I. Chơn nghĩa và thần uy của kim tuyến
 1. Kim tuyến do trời giáng, quán xuyên Tam Tào ( Thiên Tào, Nhân Tào, Địa Tào ), khiến cho Phật đường trở thành chiếc bè quý ( pháp thuyền ) cứu đời.

2. Kim tuyến là thường mà chẳng biến đổi, có sự thần uy của thiên mệnh, có nội hàm của chánh tông, chánh mạch,chánh tri, chánh kiến, chánh pháp.

II. Một đường kim tuyến của Đạo Trường
1.  Đạo trường có sự gia trì của thiên mệnh, có sự phụng hiến từ bi hỷ xả, có sự truyền thừa của huệ mệnh. Mỗi một người của mỗi một giai đoạn đều làm được đến chánh tri chánh kiến, hành bồ tát lục độ vạn hạnh, noi theo sự từ bi hỷ xả của Phật, một ngọn đuốc tiếp một ngọn đuốc, khiến cho sự truyền thừa của đạo trường vĩnh tục, huệ mệnh thường tồn.

2. Từ các đạo thân bình thường, bàn sự nhân viên, đàn chủ, giảng sư của phật đường, giảng sư phụ trách vùng ( khu vực ), giảng sư của đạo vụ trung tâm, Điểm Truyền Sư của các đơn vị, lại tiếp Điểm Truyền Sư lãnh đạo thuộc tổng đàn, lại tiếp đến Tiền Nhân, Lão Tiền Nhân, hướng lên trên lại tiếp đến Sư Mẫu, Sư Tôn, Lão Tổ Sư, cuối cùng lại tiếp đến Minh Minh Thượng Đế, cấu thành một đường kim tuyến thông thiên phát quang lấp lánh.

    Cái gọi là một đường kim tuyến, mọi người đều biết là theo dẫn bảo sư, điểm truyền sư, tiền nhân, lão tiền nhân, sư mẫu, sư tôn tu đạo thì mới có thể thành đạo. Hiện nay Tiền Nhân, Lão Tiền Nhân, Sư Tôn, Sư Mẫu đều chẳng còn tại thế nữa, chúng ta chỉ còn có theo dẫn bảo sư, điểm truyền sư và tiền bối điểm truyền sư tu đạo thôi.

   Tuy rằng trên đạo trường thường nói một đường kim tuyến, thế nhưng lúc thật sự gặp phải tình huống thì lại chẳng biết ứng dụng, một đường kim tuyến đã trở thành khái niệm mơ hồ. Ông trời giáng đạo, đồng thời giáng ma khảo đạo, đấy gọi là “ Phật Ma cùng xiển ”. Người tu đạo không cẩn thận thì sẽ vào sai cửa Ma, lỡ mất con đường về trời. Công dụng của một đường kim tuyến thật ra là để ngăn ngừa bước chân của mỗi một người tu hành đi lạc lối chệch hướng, gia nhập vào cửa Ma.

    Nắm chặt đường kim tuyến chính là theo chặt sự dẫn dắt của Dẫn Bảo Sư. Người chẳng có dẫn bảo sư ở trên đạo trường thì nghe theo chỉ thị của Điểm Truyền Sư, chẳng lung tung bừa bãi tuỳ tiện ra vào các phật đường khác, tuỳ tiện tiếp tuyến lung tung.

   Một đường kim tuyến sẽ đứt khi còn có một loại tình trạng chính là phản bội tiền bối ( bao gồm dẫn bảo sư và điểm truyền sư ), bởi vì “ có lí thì nghe, chẳng có lí thì không nghe ”, chẳng có lí do chính đáng mà rời khỏi tiền bối thì là phản bội, phản bội tiền bối chính là phản bội đạo, hễ một khi phản bội đạo thì kim tuyến bèn bị đứt, làm sao mà có thể thành đạo đây ?

   Vậy thì lí do gì có thể rời khỏi tiền bối đây ? Khi tiền bối tự mình thoát lìa một đường kim tuyến, lúc này thì thân là hậu học của người ta thì không thể tiếp tục đi theo vị tiền bối này, nhất định cần phải dựa theo luân lí đạo trường tìm kiếm con đường quang minh sáng rõ của chính mình. Ngoài điều này ra thì phản bội tiền bối chính là phản bội đạo, đường kim tuyến tự nhiên sẽ bị đứt.

III.   Nhận chuẩn đường kim tuyến, hộ trì thiên mệnh.
1. Trong thời kì mạt pháp vạn giáo tề phát, phải thể ngộ sâu sắc thiết thực thiên mệnh đáng kính nể và sự tôn quý của đạo.

2. Thuỷ chung theo sát đạo trường lớn, tham bàn sự vận hành đạo vụ của các đạo trường các khu, các phật đường, mới có thể bảo đảm xác thật chân tu và chân bàn.

3. Nội tu bản thân, ngoài độ người khác, hiển thị ra đạo trên thân mình, nhận chuẩn đường kim tuyến, hộ trì thiên mệnh, thì mới có thể duy trì liên hệ nhất quán chơn truyền, hoằng dương lâu dài cho đến thiên thu vạn đời, vĩnh tục truyền thừa.

Lời kết

1. Lấy việc nhận chuẩn đường kim tuyến làm bước khởi đầu, lấy việc duy trì bảo vệ đường kim tuyến liên tục không dứt làm kết quả, hộ trì thiên mệnh, quý ở chỗ theo sát và thực hành mới có thể xây dựng đại đạo trường to lớn lâu dài.

2. Trong cảnh vạn giáo tề phát, dễ dàng mê muội, cũng dễ dàng tạp loạn, do đó nhất định cần phải dùng đại trí tuệ nhận chuẩn đường kim tuyến, càng phải lấy nhân nghĩa tồn tâm, cứu độ chúng sanh, càng phải dùng tinh thần cương nghị, dũng cảm gánh vác, hộ trì thiên mệnh, khiến cho thiên mệnh vĩnh viễn hưng thịnh, lịch sử lâu dài.

Sư Mẫu rằng : Những nhân tài lãnh thiên mệnh tức là những sứ giả trời phái trú nhân gian, nhất định cần phải lấy vài điểm dưới đây làm nguyên tắc tuân theo, thì mới có thể tự giác giác tha !

1.  Có thể hành đạo trung thứ từ bi.

2.  Có thể hành đạo Tam Cương Ngũ Thường.

3.  Có thể hành pháp giải hoặc thích nghi ( giải trừ những nghi lo, nghi nan trong lòng ) .

4.  Ở trong cảnh chẳng thẹn với lòng, chẳng sợ hãi.

5.  Có thể an nhiên tự tại lặng yên ngầm dưỡng lí trí.

6.  Có thể viên thông khải phát chỉ đạo các căn.

7.  Có thể bình đẳng vạn pháp ứng cơ.

8.  Có thể hoạt bát tích cực tuyên hoá.

9.  Có thể tu và làm theo tất cả các pháp thiện, các hạnh lành, chẳng có chấp trước.

10.Có thể chẳng nhiễm các điều ác, tịnh nghiệp.

   Nếu có thể như thế thì chẳng có cái tâm đối đãi môn hộ, chẳng có chuyện phê bình công kích, chẳng những triệt ngộ “ thiên mệnh chi vị tánh ” , càng có thể “ suất tánh ” mà hiển đạo. Người lãnh thiên mệnh tối kị việc tự khen mà huỷ người, cao cao tại thượng, trái lại phải có thể phàm việc gì cũng đích thân đi làm, lấy thân mình làm tấm gương tốt, vì hậu học dựng sẵn ngọn hải đăng.

   Thời nay đại đạo phổ truyền, tuy rằng chẳng xông vào nhau, cũng không thể dựa vào cái tên khác của đường kim tuyến mà phân biệt môn hộ. Nên ngộ cái  lí  của  “ kim tuyến hợp đồng ”, “ thiên mệnh hợp đồng ”, láng giềng lân cận ( những đơn vị khác mà quan hệ tương đối gần gũi tiếp cận ) thảy đều là những người thân của cùng một đạo.

Phụ chú :

   Mỗi vị đạo thân đều có một đường kim tuyến của bản thân anh ( chị )  ta, đường kim tuyến này từ bản thân anh ( chị ) ta hướng lên trên liên kết với Dẫn Sư, Dẫn Sư của Dẫn Sư, Dẫn Sư của Dẫn Sư của Dẫn Sư… mãi cho đến Điểm Truyền Sư, liên tiếp đến Tiền Nhân, Lão Tiền Nhân, sau đó đến một đời Tổ Sư Trương Quang Bích, Tôn Huệ Minh, Lão Tổ Sư, Minh Minh Thượng Đế.

   Ở giữa Dẫn Sư và Tiền Nhân có thể còn có vô số các tiền bối, bao gồm tất cả những vị tiền bối trực hệ trước khi liên tiếp với Tiền Nhân. Những vị tiền bối trực hệ này chúng ta chưa chắc nhận biết, chúng ta chỉ cần biết Dẫn Sư một lớp trên thì đủ rồi.

   Lưu ý là Dẫn Sư có khi sẽ xuất hiện tình huống Dẫn Sư có trên danh nghĩa và Dẫn Sư trên thực chất. Vãn bối dẫn Trưởng Bối đến cầu đạo, ví dụ như cháu đưa bà nội đến cầu đạo. Dựa theo luân lí thì cháu chẳng thể để cho bà nội khấu đầu, nhất định cần phải tìm một vị đạo thân tại hiện trường thay thế làm dẫn sư. Vị dẫn sư mà tìm đến tại hiện trường gọi là dẫn sư trên danh nghĩa, còn dẫn sư trên thực tế thì vẫn là đứa cháu này. Vị dẫn sư ở trên một đường kim tuyến thì vẫn là đứa cháu đó, đứa cháu đó được gọi là Dẫn Sư thực chất. Em trai dẫn anh trai, em gái dẫn chị gái cũng là như thế.

   Bạch Dương tu bàn đạo nhất định cần phải nắm chặt lấy một đường kim tuyến này thì thành đạo mới có sự bảo đảm. Theo ai tu bàn đạo đây ? Chính là lấy một đường kim tuyến này làm chuẩn. Theo Dẫn Sư, Điểm Truyền Sư của mình tu bàn đạo chính là nắm lấy đường kim tuyến. Thoát lìa kim tuyến thì tu đạo lãng phí tinh thần sức lực mà chẳng có công gì.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.