Kí sự cầu đạo của ngài Trịnh Thành Công
Ngài Trịnh Thành Công, bởi vì đã có công đánh lui người Hà Lan, thu phục đài loan, giáo hoá bá tánh đài loan, cho nên sau khi quy không, ngài đã được Trung Thiên Ngọc Hoàng Đại Đế sắc phong làm Khí Thiên Thần, hiệu là “ Khai Đài Tôn Vương ”, dân gian còn gọi là “ Diên Bình Quận Vương ”.
Khí số của Thần Tiên cõi khí thiên là có hạn, phước báo dẫu có lớn thêm đi chăng nữa rồi cũng sẽ có một ngày phải luân hồi đầu thai, vậy nên Khí Thiên Thần đều phải rất tích cực đi tìm người có duyên với mình, hy vọng đắc được một chỉ điểm của Minh Sư để được siêu sanh liễu tử.
Vừa đúng lúc có một mối duyên phận đặc biệt, vào khoảng năm 1970, Tán Tu Cung thuộc làng quê Nhị Thuỷ huyện Chương Hoá của Đài Loan có mở pháp hội; đợt pháp hội này là do Hàn Lão Tiền Nhân ( Bạch Thuỷ Thánh Đế Hàn Vũ Lâm Lão Tiền Nhân ) đích thân chủ ban, vừa đúng lúc Kê Thân của Khai Đài Tôn Vương là Trịnh Vũ Tài cũng đến dự pháp hội, Khai Đài Tôn Vương bèn nắm bắt lấy nhân duyên này mà mượn khiếu trong pháp hội. Lại đúng ngay vào ngày hôm ấy là sinh nhật của Lão Tiền Nhân, Khai Đài Tôn Vương bèn chúc thọ Lão Tiền Nhân và khấu cầu Lão Tiền Nhân từ bi, hy vọng có thể cầu đạo.
Khai Đài Tôn Vương nói rằng : “ chẳng hay Tiểu Tiên có thể có cái nhân duyên có thể cầu đạo không ? ”.
Lão Tiền Nhân chẳng dám nhận lời, bởi vì Khí Thiên Thần cầu đạo cần phải thỉnh thị Nam Cực Lão Tiên Ông.
Lão Tiền Nhân nói rằng : “ Khí Thiên Thần cầu đạo không phải là chuyện bình thường, Tôn Vương có thể độ muôn người trước đã, để biểu thị thành ý. ”
Lúc bấy giờ Khai Đài Tôn Vương bèn phát nguyện rằng : “ Tiểu Tiên nguyện độ bốn vạn người ”. Khai Đài Tôn Vương còn đặc biệt yêu cầu rằng nếu như có được may mắn cầu đạo, hy vọng do Trần Đại Cô ( Tiền Nhân Trần Hồng Trân ) điểm đạo. Nếu tính từ dân quốc năm thứ 59 ( năm 1970 ) cho đến nay thì số lượng người cầu đạo mà do Khai Đài Tôn Vương đã độ hoá thông quá miếu của ngài đã vượt xa hơn bốn vạn người rồi.
Lão Tiền Nhân cảm nhận được lòng thành của Khai Đài Tôn Vương, bèn đã toại ứng lời thỉnh cầu xin được cầu đạo của ngài ấy, do Trần Đại Cô điểm đạo.
2. Thanh kiếm báu tặng Quang Tuệ, hiển hoá trong trận động đất lớn ngày 21 tháng 9 năm 1999.
Khai Đài Tôn Vương sau khi cầu đạo còn phát nguyện thủ hộ đạo trường, dốc hết toàn sức bảo vệ sự an toàn của đạo trường và các chùa lớn Tiên Thiên.
( Thanh bảo kiếm của Trịnh Thành Công Đại Tiên )
Tương truyền rằng vào năm Vĩnh Khang thứ 41 ( công nguyên năm 1699 ) ngài Trịnh Thành Công khi đến miền trung trú binh tại ngọn núi Thiết Châm bị quân Phiên vây khốn ở đỉnh núi khiến cho bị tuyệt lương thực và nước uống, ngài Trịnh Thành Công do thiếu nguồn nước nên sau khi đã cầu nguyện trời đất thì dùng thanh bảo kiếm cắm xuống đất, thanh kiếm ấy cắm vào đất rất sâu, cắm vào địa huyệt của núi Thiết Châm là vị trí họng cá sấu ( theo phong thuỷ ) , bèn lập tức vọt ra nước, chảy ra ngoài núi, nhất thời đã làm cảm động quân Phiên nơi ấy; quân Phiên bèn lui vào trong núi.
Đặc biệt là trước trận động đất lớn ngày 21 tháng 9 năm 1999, Khai Đài Tôn Vương chỉ thị đem một thánh kiếm báu Trấn Sơn đặt ở đạo vụ trung tâm Phát Nhất Sùng Đức “ Quang Tuệ ” thuộc trấn Thảo Đồn của Tiền Nhân Trần Đại Cô, và xin Tiền Nhân xây cho ngài ấy một cái miếu nhỏ ở trước cửa của miếu lớn để dùng làm sự trấn giữ, tự nguyện thỉnh mệnh dẫn lãnh các vị thiên binh đại tướng thủ hộ Quang Tuệ, khiến cho nơi này tránh qua tai nạn của trận động đất lớn ngày 21 tháng 9 năm 1999.
Ngày 21 tháng 9 năm 1999 đã xảy ra trận động đất lớn cực nghiêm trọng. Do huyện Nam Đầu vừa nằm ngay đúng ở giữa vùng địa chấn, tình trạng tai kiếp vô cùng thảm trọng, tạo thành sự thương vong của rất nhiều người, là hạo kiếp lớn trong lịch sử khiến cho toàn dân không ngớt bi thương. Nhờ ơn phù hộ của Tiên Phật nên Đạo Vụ Trung Tâm " Quang Tuệ " chỉ chịu có mỗi chút ít tổn hại mà thôi.
Do Quang Tuệ nằm ngay trên vùng động đất, sau trận động đất lớn ngày 21 tháng 9, sân trước bị xé toạc, gồ lên, thế nhưng vết nứt sau khi đến sân trước thì chuyển hướng 30 độ, khiến cho cấu trúc chính của toà lầu lớn đều hoàn chỉnh không bị tổn hại; điều càng khiến cho mọi người kinh ngạc chính là sau đó khi hoàn thành việc tu bổ lấp sân trước, gạch lát nền vừa đủ không dư một hòn nào, và do vậy mà lại mở rộng thêm cho sân trước. Việc này khiến cho rất nhiều các chuyên gia khám nghiệm thảm hoạ đều cảm thấy thần tích hiển hách, thật không thể nghĩ bàn ! Điều đó cho thấy sự thủ hộ của Khai Đài Tôn Vương quả thật là công lao to lớn không thể nào mà không ai biết đến.
Từ đấy về sau, trong các đêm hôm ở Quang Tuệ có khi sẽ nghe thấy âm thanh của ngàn quân vạn mã, chính là Khai Đài Tôn Vương dẫn lãnh các thiên binh thiên tướng hộ vệ cho Quang Tuệ. Do công đức thủ hộ của Khai Đài Tôn Vương cực lớn nên ngài ấy đã được Lão Mẫu sắc phong làm “ Thủ Hộ Chân Quân ”. Vậy nên “ Thủ Hộ Chân Quân ” chính là quả vị tiên thiên của Khai Đài Tôn Vương.
3. Vị Đàn Chủ họ Tăng hiến đất xây dựng Quang Tuệ
Nói đến đạo vụ trung tâm của tổ Phát Nhất Sùng Đức là “ Quang Tuệ ” thì không thể không nhắc đến câu chuyện của “ Tăng Đàn Chủ hiến đất xây dựng Quang Tuệ ”. Nghe kể rằng Tăng Đàn Chủ nhiều lần muốn bán miếng đấy này đi nhưng đều bán không thành công. Thì ra là Tế Công Hoạt Phật đã phái một vị Thổ Công giữ miếng đất ấy 30 năm, chờ đợi Trần Đại Cô đến xây dựng đạo vụ trung tâm; sau đó là Tiên Phật từ bi hiển hoá cho Tăng Đàn Chủ, cuối cùng thì Tăng Đàn Chủ hiến miếng đất cho Trần Đại Cô. Câu chuyện mà ông thổ địa giữ đất là do thầy về sau lúc đến mượn khiếu đã nói ra đấy.
Sau khi Quang Tuệ xây dựng xong, vào lúc an toạ cho Khai Đài Tôn Vương, có thỉnh thị Khai Đài Tôn Vương xem coi bài vị của Tôn Thần nên xếp như thế nào ? Khai Đài Tôn Vương rất khiêm tốn, bảo rằng bản thân chẳng có công chẳng có đức, nên là ngài Nam Hải Cổ Phật ( Quán Thế Âm Bồ Tát ) ngồi ở vị trí chính giữa, Khai Đài Tôn Vương và Phước Đức Chánh Thần ( ông Thổ Địa ) thì ngồi ở hai bên. Vậy nên ở Quang Tuệ có cung phụng Khai Đài Tôn Vương và Phước Đức Chánh Thần chính là bởi vì mối nhân duyên này vậy.
0 comments :
Post a Comment