Lời
Phật chẳng hư dối, xin mọi người thận trọng !
Tội
dâm tà, hiếp dâm, say mê, buôn bán văn hóa phẩm đồi trụy sẽ chịu cảnh ôm cột đồng
cháy đỏ, toàn thân máu thịt cháy khét cho tới chết.
(
Kinh Hiền Ngu ): Dâm dục làm tổn thương người, sắc bén hơn
dao kiếm !
( Phật
thuyết mạ ý kinh ): Phạm
vào việc dâm dật có 5 tội. Một là mất tiền tài. Hai là rơi vào kinh hoàng sợ
hãi. Ba là sợ quan huyện. Bốn là bị oán họa. Năm là mạng đã tận đọa vào trong địa
ngục ác.
Kinh
Lăng Nghiêm Kinh Văn:
Nếu
chúng-sinh lục-đạo các thế-giới, cái tâm không dâm, thì không đi theo dòng
sinh-tử tiếp-tục. Ông tu phép Tam-muội cốt để ra khỏi trần-lao, nếu không trừ
lòng dâm, thì không thể ra khỏi trần-lao được. Dầu có nhiều trí thiền-định hiện-tiền,
nếu không đoạn lòng dâm, cũng chắc lạc vào ma-đạo, hạng trên thành ma-vương, hạng
giữa thành ma-dân, hạng dưới thành ma-nữ; các bọn ma kia cũng có đồ-chúng, mỗi
mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng.
Sau
khi tôi diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều bọn ma nầy sôi-nổi trong thế-gian,
gây nhiều việc tham-dâm, lại giả làm người thiện-tri-thức, khiến cho các
chúng-sinh sa vào hầm ái-kiến; bỏ mất con đường Bồ-đề. Ông dạy người đời tu
pháp Tam-ma-đề, trước hết phải đoạn cái dâm trong tự tâm. Ấy gọi là lời dạy-bảo
rõ-ràng về tánh thanh-tịnh, quyết-định thứ nhất của các đức Như-lai Tiên-Phật
Thế-tôn. Vậy nên ông A-nan, nếu không đoạn lòng dâm mà tu thiền-định, thì cũng
như nấu cát, nấu đá muốn cho thành cơm, dầu trải qua trăm nghìn kiếp cũng chỉ gọi
là cát nóng, đá nóng, vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản-nhân
của cơm vậy.
Ông
đem thân dâm cầu diệu-quả của Phật, dầu được diệu-ngộ, cũng chỉ là gốc dâm, cỗi-gốc
đã thành dâm, thì phải trôi-lăn trong tam-đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào
tu-chứng Niết-bàn Như-lai. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống dâm,
cho đến tính-đoạn cũng không còn nữa, thì mới trông-mong chứng quả Bồ-đề của Phật.
Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời
nói của ma Ba-tuần."
Kinh
Lăng Nghiêm
Một
là Dâm Tập giao tiếp, phát nơi cọ xát lẫn nhau, cọ mãi không thôi, thế nên
trong đó phát ra ngọn lửa hồng, như người dùng hai tay cọ xát, thì tướng ấm hiện
tiền. Hai tập khí đốt nhau mới sanh những việc giường sắt, trụ đồng. Mười
phương Như Lai xem sự hành dâm đồng như dục hỏa, Bồ Tát xem dục như hầm lửa phải
tránh.
(
Bát Sư Kinh ) : Dâm
là hành vi bất tịnh, mê hoặc mất chánh đạo.
Người
dâm dục ví như lửa lớn, thiêu đốt núi trạch, cháy lan rộng vô cùng, chỗ bị tổn thương tràn khắp. Người ngồi trên
ngọn lửa dâm dục tàn hại lẫn nhau, ngày tháng tăng trưởng, dẫn đến đọa vào tam
đồ, chẳng có kỳ ra. Người yêu thích gia đình, tham hội họp, ân ái, nhân duyên
vinh lạc, những phiền não của sanh, lão, bệnh, tử, li biệt, quan huyện, chuyển
sang khóc thương luyến tiếc nhau, làm thương tổn hại tâm can, chết đi sống lại.
Nỗi thương luyến gia đình chắc sâu, tâm ý trói buộc, nghiêm trọng hơn cả lao ngục.
( Luận
Đại Trí Độ - quyển thứ 35 )
Kinh :
Bấy giờ trời Tứ thiên vương cho đến trời A-ca-ni-sắc, đều rất hoan hỷ, ai nấy tự
nghĩ rằng: chúng ta hãy làm phương tiện, khiến Bồ-tát xa lìa dâm dục, từ khi mới
phát tâm, thường làm kẻ đồng chơn, đừng để cho chung hội với sắc dục. Nếu hưởng
thụ ngũ dục, còn chướng ngại sanh cõi Phạm thiên, huống gì Vô thượng Chánh đẳng
Chánh giác. Vì vậy, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát diệt dâm dục xuất gia nên được
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chứ chẳng phải không dứt.
Luận.
Hỏi: Chư thiên cớ sao nguyện như vậy?
Đáp:
Trong thế gian, ngũ dục là đệ nhất, không ai không ưa thích. Trong lục dục, xúc
dục là đệ nhất, nó trói buộc tâm người, như người bị rớt xuống bùn sâu, khó thể
vớt khỏi, vì vậy chư thiên phương tiện khiến Bồ-tát xa lìa dâm dục.
Lại
nữa, nếu hưởng thụ các dục khác, vẫn không mất trí tuệ, còn khi hội hiệp dâm dục,
thân tâm hoan mê, không còn tỉnh giác, tự chìm đắm sâu. Vì vậy chư thiên làm
cho Bồ-tát xa lìa.
Hỏi:
Làm sao khiến xa lìa?
Đáp:
Như Bồ-tát Thích-ca Văn ở trong cung vua Tịnh-phạn, muốn ra ngoài thành đạo
xem, chư thiên Tịnh cư, hóa làm người già, bệnh, chết, khiến tâm kia chán. Lại
khiến nửa đêm, thấy các cung nhân kỷ nữ lộ hình xấu xí bất tịnh, nước bọt mũi
chảy ra, phân đãi bừa bãi, Bồ-tát thấy rồi liền sanh ghê chán. Hoặc có khi chư
thiên khiến người con gái sanh ác tâm đố kỵ, chẳng biết ân đức, ác khẩu dối
trá, không biết tỉnh xét. Bồ-tát thấy rồi liền sanh niệm nghĩ rằng: thân tuy tợ
người mà tâm nó thật đáng ghét, liền xa bỏ nó.
Muốn
khiến Bồ-tát từ khi mới phát tâm, thường làm hạnh đồng chơn, không hội cùng sắc
dục, vì cớ sao? Vì dâm dục là gốc các thứ kiết sử. Phật dạy: thà lấy dao bén cắt
đứt thân thể, không nên hội cùng nữ sắc, dao cắt tuy khổ, không đọa đường ác,
còn nhân duyên dâm dục phải chịu khổ địa ngục trong vô lượng kiếp số. Người hưởng
thọ ngũ dục còn không được sanh cõi Phạm thiên, huống gì được Vô thượng Chánh đẳng
Chánh giác.
Kinh Lăng Nghiêm: “Tỷ-kheo Ni Bồ-Tát
Bảo Liên Hoa lén lút làm việc dâm dục rồi nói bậy rằng : Hành dâm chứ đâu sát
sanh, trộm cướp mà có quả báo! Vừa nói xong, trước hết phần sinh dục của cô
phát lửa lớn, kế tiếp tay chân thân hình của cô đều bị thiêu cháy và bị đọa vào
Địa Ngục Vô gián.”
(
Kinh Tứ Thập Nhị Chương )
Chương
3 : Cát ái khứ tham
Ðức
Phật dạy: "Cạo bỏ râu tóc để trở thành một vị Sa môn, lãnh thọ giáo pháp của
Phật thì phải xả bỏ của cải thế gian, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa, dưới
gốc cây ở một đêm, cẩn thận không trở lại lần thứ hai. Ðiều làm cho người ta
ngu muội là ái và dục".
Chương
16 : Xả ái đắc đạo
Ðức
Phật dạy: "Người giữ ái dục ở trong lòng thì không thấy được Ðạo. Thí như
nước trong mà lấy tay khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình.
Người do vì ái dục khuấy động mà trong tâm ô nhiễm nổi lên nên không thấy Ðạo
được. Sa
môn các ông cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi, có thể thấy Ðạo được".
Chương
22 : Tài sắc chiêu khổ
Ðức
Phật dạy: " Tiền tài và sắc đẹp đối với con người rất khó buông xả. (Tiền
tài và sắc đẹp ấy) giống như chút mật trên lưỡi dao, không đủ cho bữa ăn ngon,
thế mà đứa trẻ liếm vào thì bị nạn đứt lưỡi".
Chương
23 : Thê tử thậm ngục
Ðức
Phật dạy: "Người bị vợ con, nhà cửa ràng buộc còn hơn là lao ngục. Lao ngục
có kỳ hạn được phóng thích còn đối với vợ con không có ý tưởng xa rời. Khi đã
đam mê sắc đẹp, đâu có ngại gì đến gian nguy ! Dù tai họa nơi miệng cọp vẫn cam
tâm ! Tự đắm mình vào chốn bùn lầy nên gọi là phàm phu. Vượt thoát cảnh ấy sẽ
là bậc Alahán.
Chương
24 : Sắc dục chướng đạo
Ðức
Phật dạy: "Trong các thứ ái dục, không gì bằng sắc dục. Sự ham muốn sắc dục
mạnh hơn mọi thứ khác. Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như
sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập theo Ðạo.
Chương
25 : Dục hỏa thiêu thân
Ðức
Phật dạy: "Người đam mê ái dục giống như người cầm đuốc đi ngược gió, chắc
chắn sẽ bị tai họa cháy tay".
Chương
26 : Thiên ma nhiễu Phật
Thiên thần dâng cho Ðức Phật một ngọc nữ với ý
đồ phá hoại tâm ý của Phật. Phật bảo: "Túi da ô uế, người đến đây làm gì ?
Ði đi, ta không dùng đâu". Thiên thần càng thêm kính trọng, do đó mà hỏi về
ý của Ðạo. Ðức Phật vì ông mà giảng pháp. Ông nghe xong, đắc quả Tu Ðà Hoàn.
Chương
27 : Vô trước đắc đạo
Ðức
Phật dạy: "Người thực hành theo Ðạo như khúc gỗ trên mặt nước trôi theo
dòng nước. Nếu không bị người ta vớt, không bị quỷ thần ngăn trở không bị nước
xoáy làm cho dừng lại và không bị hư nát, ta đảm bảo rằng khúc cây ấy sẽ ra đến
biển. Người học Ðạo nếu không bị tình dục mê hoặc, không bị tà kiến làm rối loạn,
tinh tấn tu tập đạo giải thoát, ta bảo đảm người này sẽ đắc Ðạo".
Chương
28 : Ý mã mạc túng
Ðức
Phật dạy: "Phải thận trọng đừng chủ quan với tâm ý của ông. Tâm ý của ông
không thể tin được, (vì vậy) hãy thận trọng đừng gần nữ sắc ; gần gũi nữ sắc
thì tai họa phát sinh. Khi nào chứng quả A La Hán rồi mới có thể tin vào tâm ý
của ông".
Chương
29 : Chánh quán địch sắc
Ðức
Phật dạy: " Phải thận trọng đừng nên nhìn ngắm nữ sắc, cũng đừng nói chuyện
với nữ nhân. Nếu (bắt buộc) phải nói chuyện với họ thì phải giữ tâm chánh trực
và suy nghĩ rằng: "Ta làm Sa môn sống giữa cuộc đời ô nhiễm, phải như hoa
sen không bị bùn làm ô nhiễm. Nghĩ rằng người (nữ) già như mẹ, người (nữ) lớn
tuổi (hơn mình) như chị, người (nữ) nhỏ (hơn mình) như em gái, đứa bé (gái) như
con, sinh khởi tâm cứu độ họ được giải thoát. Như vậy liền diệt được ý niệm xấu
đối với nữ nhân
Chương
30 : Dục hỏa viễn li
Ðức
Phật dạy: "Là người tu hành phải coi mình giống như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa
đến phải tránh, người học Ðạo thấy các đối tượng dục lạc phải tránh xa".
Chương 31 : Tâm tịch dục trừ
Ðức
Phật dạy: "Có người lo lắng vì lòng dâm dục không dứt nên muốn đoạn
âm". Phật dạy rằng: "Ðoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công
tào, công tào nếu ngừng thì kẻ tùng sự đều ngừng, tâm tà không ngưng thì đoạn
âm có ích lợi gì?
Phật
vì Ông mà nói kệ: "Dục sinh từ nơi ý. Ý do tư tưởng sinh, hai tâm đều tịch
lặng, không mê sắc cũng không hành dâm". Phật dạy: "Bài kệ này do Ðức
Phật Ca Diếp nói".
Chương 40 :
Ðức
Phật dạy: "Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập
mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (hình thức bên
ngoài).
Chương
41 : chân tâm xuất dục
Ðức
Phật dạy: "Người hành Ðạo giống như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu, mệt
lắm mà không dám nhìn hai bên, ra khỏi bùn lầy rồi mới có thể nghỉ ngơi. Người
Sa môn phải luôn quán chiếu tình dục còn hơn bùn lầy, một lòng nhớ Ðạo mới có
thể khỏi bị khổ vậy.
0 comments :
Post a Comment