Tam
Kì Phổ Độ
( Nam Hải Cổ Phật từ huấn )
( Nam Hải Cổ Phật từ huấn )
南海波濤蕩孤舟
海中張帆向何方
古鏡淨塵指針現
佛開普度濟世間
Nam
Hải Ba Đào đãng cô chu
Hải
trung trương phàm hướng hà phương
Cổ
kính tịnh trần chỉ châm hiện
Phật
khai phổ độ tế thế gian
Dịch
nghĩa :
Sóng
cả Nam Hải quẫy ( động ) thuyền đơn độc,
Giữa
biển giương buồm hướng về nơi nao ?
Gương
xưa sạch bụi kim chỉ rõ hiện
Phật
mở phổ độ cứu giúp thế gian。
Thời
kì Bạch Dương do Di Lặc Tôn Phật ( Kim Công Tổ Sư ) Chưởng Thiên Bàn, Tế Công
Hoạt Phật và Nguyệt Tuệ Bồ Tát ( Sư Tôn Sư Mẫu ) chưởng đạo bàn, đại khai phổ độ
đến nay đã gần trăm năm rồi ! Chư Thiên Tiên Phật căn cứ tuỳ theo thời, duyên,
cơ, người mà thuyết pháp, thảy đều là vì dẫn lãnh những chúng sanh hữu tình vào
thế giới pháp hỷ của chân lý, triệt ngộ hiểu rõ ý nghĩa thật sự của đời người.
Một đời của con người ngắn ngủi mà vui ít khổ nhiều, khi trẻ thì non dại, lúc
già thì tóc bạc răng lung, trung niên thì vì gia đình mà suốt ngày bận rộn, nào
có khoảnh khắc thời gian để trầm tư phản tỉnh, mục đích tại thế của mình kiếp
này là vì cái gì ? cũng có nghĩa là sống thì rốt cuộc ý nghĩa ở đâu ? Con người
chẳng khác bao xa so với cầm thú, điểm khác biệt chính là ở chỗ con người biết
tự kiểm thảo phản tỉnh, giác tỉnh, ở ý nghĩa của đời người.
Do vậy
ông trời vì sao độ người mà chẳng đi độ súc sanh, chẳng độ những yêu ma quỷ
quái vô hình ? Con người nếu có thể hiểu rõ những công tác phổ độ này thì có thể
giao cho con người hữu hình đi thực hiện; con người nếu chẳng nỡ lòng nhẫn tâm
thì tự nhiên chẳng sát hại sinh mệnh; con người nếu hiếu thảo thì tự nhiên sẽ cảm
ân. Chẳng sát hại thì súc sanh được độ, mỗi loài quay về nhân quả chánh mệnh; cảm
ân thì Tổ Thượng được che chở, công đức che chở đến những thân thuộc có quan hệ
huyết thống. Vậy nên trọng nhiệm phổ độ Tam Tào ở trên thân của con người, phải
đi hiểu rõ triệt để, chẳng tạo ác nghiệp nữa, và khiến cho chúng sanh trong
thiên hạ có một con đường sáng tỏ để có thể men theo thuận theo; trước hết phải
trừ bỏ đi những nhân quả ác nghiệp, rồi mới lại nói đến việc bộc lộ cái bổn lai
của Chơn Ngã Phật Tánh, dựa theo thứ tự mà làm, dần dần mà hiểu rõ. Vậy nên vì
sao phải thiết lập phật đường đạo trường ? là vì để cho những người hữu duyên
chẳng rõ sự lí có thể học đạo mà triệt ngộ, đạo lí của nó chính là ở đấy.
Cái
tâm phổ độ tất cả mọi chúng sanh, trong quốc độ của nội tâm bản thân các Tu Tử
- những chúng sanh tham, sân, si phải chăng có thể độ hoá triệt để, tam độc của
nội tâm bản thân độ tận làm sạch hết rồi thì mới có khả năng đi độ những chúng
sanh hữu duyên của thế giới bên ngoài; ba nghiệp thân, khẩu, ý trình hiện ở
trên hành vi và cử chỉ của con người, như vậy thì cho người ta sự cảm nhận là :
rất giỏi nói, chẳng biết làm, miệng lưỡi lanh lợi khéo giỏi ăn nói thế nhưng
trong và ngoài chẳng nhất trí ( tư tưởng trái ngược chẳng nhất trí với lời nói,
hành động ), độ hoá như vậy thì diễn biến sản sinh thành hình thức, tu đạo bèn
trở thành khẩu hiệu mà thôi. Huống hồ việc phổ độ chúng sanh phải có đủ sự tu
trì lấy thân mình làm tấm gương sáng cho người trời noi theo, thế giới vô hình
khâm phục cái đức ( tâm ) của con, thế giới hữu hình khâm phục hành vi ( thân )
của con, Tam giới nhất thể, duy chỉ có những Đạo Tử tâm đức thân hành mới có thể
cảm hoá những chúng sanh ngoan cường khó bảo, huống hồ ma đạo hung hãn ngang ngạnh,
làm thế nào để phục ma đây ? Trước tiên phải hàng phục tâm ( cái tâm của bản
thân ), tự có thể hàng phục được rồi thì ma bên ngoài khó mà khởi tác dụng; tâm
ma của mình khởi lên thì ma bên ngoài bèn đã chuẩn bị chực chờ sẵn, chẳng cần tốn
chút hơi sức mà tự mình bèn đã đổ ngã trước rồi, còn phổ độ cái gì đây ?
Bạch
Dương kì 3, Bạch nghĩa là cái tâm thanh thanh bạch bạch ( trong sáng trong sạch
) , Dương nghĩa là chẳng có những hành vi âm hiểm mờ ám, người người đạt được
như vậy là sự phổ độ kì 3 đấy ! Mỗi người đòi hỏi nghiêm khắc đối với bản thân,
biết thấu tâm niệm bổn nhiên và hành vi của bản thân, chính là pháp môn triệt để
nhất. Tất cả các pháp chẳng lìa sự triệt ngộ bản thân, làm sự phụ trợ, làm sự
quyền biến ( tuỳ cơ ứng biến ) , làm phương tiện, ý nghĩa ở chỗ đấy. Tuyệt đối
chớ có điên đảo gốc ngọn, xem trọng pháp mà coi nhẹ Đạo, xoay tròn lẩn quẩn mãi
ở tất cả các pháp bên ngoài, mãi ở trên việc thuyết pháp mà quên mất đi việc Ai
có thể thuyết pháp, Ai có thể hiểu pháp, Ai thiết lập tất cả các pháp – cái “
Người ” ấy là gì ?
Tu đạo
có nghi vấn, phải hỏi ai đây ? Ông trời muốn các Tu Tử hỏi bản thân mình, chớ
có hỏi Ai, Ai, Ai ? Ai có thể đại biểu cho cái tâm hiểu rõ bản thân, khắp nơi
đi hỏi Ai, Ai cũng đều chẳng phải là bản thân, hiểu không ? Duy chỉ có bản thân
khai ngộ hiểu rõ ràng thì mới là sự tu đạo thật sự, mới có thể xứng với cái tên
gọi là phổ độ Tam Tào, chớ có lại si mê ở những âm thanh hình sắc ngoại tướng nữa,
đủ thứ những cái khiến cho người tu đạo mê muội ấy, xưa kia thì ở tiền bạc danh
lợi, nay thì ở những âm thanh hình tướng. Vị Lão Mẫu Nương Thật Sự có thể thấy
được trong sự phát hiện lúc tự hỏi cái
lương tri của bản thân, hãy nhớ lấy, lương tri chính là trời, lương năng chính
là đất, trời đất chính là sự thị hiện vô tư của lương tri lương năng, hiểu được
những điều này thì tu đạo còn có nghi vấn gì nữa ? có khốn khó gì ? Muốn noi
theo trời đất, học tập các bậc Thánh Hiền thì ở trên “ cái này ”, một chỉ của
điểm đạo chính là ý của “ cái này ”, soi ngược hướng vào bên trong, tự hỏi cái
thiên địa của bản thân, cái tâm vô tư ấy chính là.
Chớ
có chết ở trong các tướng,
chớ
có chấp trước ở trên các từ
Tam
Kì Phổ Độ là danh từ, nó là một danh từ giúp chúng ta tiến vào lĩnh vực đại đạo,
hãy nhớ lấy, chớ có chết ở trong các tướng, chớ có chấp trước ở trên các từ,
tâm linh hoạt bát lung linh chẳng có mọi sự chấp trước trói buộc dính mắc ở
hình tướng chính là tìm về lại cái bản thân khai ngộ. Tu đạo cả một đống vấn đề
đều là đến từ những lí giải chấp trước đối với tất cả mọi hình tượng danh tướng,
hãy nhớ lấy là phải hiểu rõ cái thế giới nội tâm của chính bản thân mình, chớ
chẳng phải là phải học tập ghi nhớ cả đống các danh từ hình tướng để mà hại chết
bản thân, cái tâm vốn dĩ chẳng có một vật, hiểu không ? Ta nay nhân đây triệt để
xiển rõ sự khai ngộ tâm tánh, ý chỉ của Tam Kì Phổ Độ; mong rằng bài huấn mang
tính chất thể loại văn xuôi này có thể hiệp trợ cho các Tu Tử khai ngộ, khế ngộ
bổn tâm, tìm về ý nghĩa thật sự của đại đạo chánh tông, cái giác của một chỉ chẳng
lại mê muội nữa.
0 comments :
Post a Comment