Tìm Về Lại Chính Mình
( Tế Công Hoạt Phật từ bi )
Tu đạo
thời kì Bạch Dương tuy rằng có thể việc Thánh việc Phàm song tiến, thế nhưng bước
chân phải bước vững chắc, đem đạo mang vào trong gia đình, khiến cho trên trên
dưới dưới trong gia đình đều viên mãn.
Hiếu
đễ là bài tập cơ bản của các đệ tử Bạch Dương, nếu như ngay đến bài tập này đều
làm không tốt, vậy thì làm sao mà thành toàn người đây ? làm sao mà thay trời
tuyên hoá đây ? Lại làm sao mà thúc đẩy mở rộng gia đình đạo hoá, thế giới đạo
hoá đây ? Do vậy mới nói hiếu đễ là gốc rễ căn bản.
Đồ
nhi ơi, Các con phải cảm tạ cha mẹ đã để cho con có được cái nhục thể này, tuy
rằng chẳng phải là tấm thân xinh đẹp nhất, hài lòng nhất, thế nhưng đã là rất
khá rồi. Bởi vì trong lòng các bậc cha mẹ thì con cái của họ nhất định là tốt
nhất, giỏi nhất rồi, vậy nên phải cảm ân, nhận được chút ít ân của cha mẹ thì
phải báo đáp nhiều đến tựa suối tuôn trào vậy; nếu như ngay đến một chút đạo lí
này đều chẳng hiểu, cho dù con đã làm rất nhiều việc tốt, rất nhiều công đức,
nhưng cha mẹ của con thì con lại chẳng chăm lo cho tốt thì người khác vẫn sẽ
nói rằng con là kẻ nguỵ quân tử “ bỏ gốc tìm ngọn ” đấy.
Đồ
nhi ơi, con đã từng dắt tay của mẹ qua chưa ? Đôi tay của bà ấy vì con mà bỏ ra
mọi tâm sức một cách chẳng oán chẳng hối tiếc. Giờ đây con đã trưởng thành nên
người rồi, đã từng quan tâm cha mẹ hay chưa ? có dành thời gian ra để thăm nom
quan tâm cha mẹ, nói chuyện tâm sự, ăn cơm với họ không ? có quan tâm đến thân
thể cha mẹ sức khoẻ tốt hay không ? Các con hiện nay đều chỉ lo bận rộn công
tác của bản thân, chăm lo cho cái gia đình nhỏ của bản thân, hiếu đạo thì lại
làm chẳng được viên mãn chi ! Quạ đen còn biết phải kiếm mồi đem về chăm ngược
lại cho cha mẹ ăn để báo ân, còn con người, quý ở chỗ là linh của vạn vật, đội
trời đạp đất, nếu như ngay đến cái tâm đền đáp công ơn như quạ đen còn chẳng
có, thì lẽ nào chẳng phải là đáng thương lắm hay sao ?
Phải
tận hiếu đối với cha mẹ, cái đạo lí này mọi người đều nói được, thế nhưng ở
trong nhà thì rót một ly nước cho cha mẹ có thể là cũng làm không được nữa kìa
! Đồ nhi ơi ! Con có quan sát phát giác ra những điều mà cha mẹ nghĩ mỗi ngày
là gì không ? điều mà họ lo lắng là gì không ? việc mà có thể khiến cha mẹ vui
lòng, an tâm lại là những việc gì đây ? Con liệu có biết món ăn mà cha mẹ thích
ăn nhất ? Những việc này thì con rất khó mà hiểu, rất khó mà làm được, phải
không ? Nếu như con có thể dụng tâm như thế để chăm nom phụng dưỡng cha mẹ của
con thì con chẳng cần phải phí rất nhiều lời, nhất định có thể cảm hoá được người
nhà, bạn bè thân thích cùng với con đến tu bàn đạo.
Thầy
hỏi hỏi đồ nhi con, con đã lớn thế này rồi, đối với cha mẹ của con, con đã thật
sự tận được một phần tâm nào rồi ? Lúc cha mẹ của con sanh bệnh, con có thay họ
bưng đến cho họ một ly thuốc không ? Khi cha mẹ trách mắng con, con có tiếp nhận
một cách thản nhiên vui vẻ hay không ? Lúc cha mẹ cần đến con, con lại ở nơi
đâu ? Đồ nhi ơi ! Hãy hỏi tự bản thân con xem, con đã thật sự thể hội được tấm
lòng ấy của cha mẹ đối với con chưa ? Lúc con ngồi ở phật đường nghe lớp hưởng
máy lạnh, cha mẹ của con - họ đang ở đâu vậy ? Lúc con đang lên lớp ở trường học,
trải qua cuộc sống một cách rất an dật, cha mẹ con thì lại đội nắng đội mưa, vì
ngày ba bữa của con, vì tiền học phí của con mà họ đang bôn ba bận rộn đây đó !
Đồ nhi ơi ! Chúng ta nhận ơn phải cảm ơn, cảm ơn thì phải tìm cơ hội để báo ơn
đấy ! Nếu không, treo suông một cái mác danh tu đạo, lẽ nào chẳng hổ thẹn hay
sao ?
Đồ
nhi ơi ! Các con cảm thấy thế gian này có những người, việc, vật gì là trân quý
nhất vậy ? tuy rằng những sự vật của thế giới này chẳng thể tồn tại vĩnh hằng,
mắt nhắm một cái, cái gì cũng đều chẳng nắm bắt được nữa. Cũng bởi chính lẽ đó
mà có một việc phải tranh thủ nhân lúc những tháng năm còn sống mà phải nhanh
chóng làm cho kịp, đấy chính là hãy vội mau dẫn độ song thân của mình cầu đạo;
nếu như chỉ có mỗi một mình bản thân con đang tu đang bàn, sau này một mình con
trở về Lí Thiên rồi, còn cha mẹ thì lại vẫn cứ lưu lại ở cái thế gian này tiếp
tục luân hồi, liệu con có thể an tâm được hay sao ?
Đồ
nhi hãy xem xem xã hội hiện tại, định nghĩa hiếu tử là gì đây ? là hiếu thuận
con cái phải không ? Tất cả mọi thứ đều lấy những nhu cầu đòi hỏi của con cái
làm chính yếu, chẳng có thời gian dẫn đạo con cái đi con đường ngay chánh như
thế nào, đấy chính là mồi nổ cho mọi vấn đề của nhiều gia đình trong xã hội hiện
tại đấy. Thầy muốn các con khởi đầu đề xướng “ luân lí đạo đức ”, nghĩa là trước
tiên phải có những quan niệm nhân luân đúng đắn thì mới có tư cách bàn đến việc
cải biến những tập tục thói quen không tốt lỗi thời, cứu vãn cải biến những
phong tục suy đồi.
Lúc
con cần nước mưa thì ông trời bèn ban mưa xuống cho con; khi con oa oa cất tiếng
khóc chào đời, đại địa bèn trưởng dưỡng vạn vật để cúng dường các con. Có câu
nói rằng : “ Trời là Cha, Đất là Mẹ ”, ân tình của cha mẹ giống như sự rộng lớn
của trời đất bao la vậy, cho dù là dùng hết cả đời người của con đều khó mà báo
đáp. Đồ nhi ơi, các con nếu đã hạ xuống quyết tâm phải thật tốt tu đạo, đạo lí
cơ bản nhất chính là phải tận tốt đạo hiếu đối với cha mẹ, không thể lại nhếch
mép truyền lệnh đối với cha mẹ giống như quá khứ trước kia nữa, sau khi phát tiết
ra cơn giận rồi mới hối hận, mới sám hối. Đồ nhi ơi, các con phải biết cảm ân
và trân trọng phước mà mình đang có đấy !
Tu đạo
bước đầu tiên phải bắt tay vào từ chữ “ khiêm ”, duy chỉ có khiêm tốn mới có thể
thành tựu đức hạnh. Lục Tổ nói rằng : “ nội tâm khiêm hạ là công, ngoài hành
nơi lễ là đức ” thấp đến chỗ tận cùng cực thấp mới là cao, đấy mới thật sự là
có đức.
Khiêm
tốn chẳng phải là một loại thoái nhường, mà là một loại khí độ cao nhã. Một người
mà biết khiêm tốn hạ mình thì mới có cơ hội nhìn thấy giai đoạn đỉnh điểm cao
nhất. Đồ nhi tu bàn cả đời người, nếu như chẳng học biết một chữ “ khiêm ” thì
rất khó mà thành tựu những đức hạnh đẹp khác.
Con
nếu như chẳng biết khiêm tốn, chẳng biết sẵn sàng mở lòng tiếp thu cái mới, chẳng
cầu chỉ dạy, vậy thì cả đời này của con đã định sẵn là thất bại đấy.
Khiêm,
là vị đạo sư tốt nhất giới trừ sự ngạo mạn. Khiêm thì tâm thành, khí hoà, sắc
ôn, ngôn từ chánh, cũng có thể làm cảm động sâu sắc đến người khác. Đồ nhi mỗi
ngày đều phải đối mặt với đủ thứ các kiểu loại người; nếu như chẳng thể buông
xuống những ngạo mạn, ngã chấp, lại làm sao có thể chứa đựng được đời người
phong phú như thế ?
Hôm
nay chúng ta tu đạo, bàn đạo là triêm được thiên ân sư đức, vậy nên thời thời
khắc khắc đều phải biết cảm ân. Tu đạo chẳng phải là việc của một ngày, là bởi
vì đã tu tích lâu từ nhiều đời nhiều kiếp mới có thể gặp được đại đạo. Hiện nay
ông trời đại khai phổ độ để mọi người có thể kiếp này tu kiếp này thành, đấy là
cơ duyên từ xưa đến nay khó mà gặp. Những người tu hành ngày xưa phải ngàn dặm
tìm Minh Sư, vạn dặm cầu khẩu quyết. Nay đồ nhi chẳng phí chút hơi sức thì đã cầu
đắc được đại đạo này rồi, phải cảm ân, trân trọng đấy !
Đồ
nhi phải trân trọng những tháng ngày có thể tu bàn. Có thể tu có thể bàn chính
là phước đấy. Đồ nhi phải ghi nhớ lấy rằng : có việc thì gầy dựng công dễ, chẳng
có việc thì gầy dựng công khó. Lúc nào cũng cảm tạ thiên ân, cảm tạ Chư Phật Bồ
Tát, lúc nào cũng khen ngợi các đồng tu, thì đường tu đạo bèn sẽ đi được một
cách thanh thản, vui vẻ, chẳng có những âu lo.
Hãy
ngẫm nghĩ xem, trong một đời này của con đã nhận chịu những ơn gì rồi ? Ơn dưỡng
dục của cha mẹ, ơn dạy bảo của thầy, ơn dìu dắt của huynh đệ, nhiều ân đức như
thế làm sao mà báo đáp đây ? Đồ nhi ơi, chỉ có mang giữ lấy cái tâm sơ phát ban
đầu, mãi cho đến thời khắc cuối cùng nhất thì mới được xem là “ báo ân ” đấy.
Ngoài việc báo đáp những cái ơn của kiếp này ra, các con càng phải mong đợi kì
vọng bản thân trong đời đời kiếp kiếp đều vẫn có cái nhân duyên tu đạo bàn đạo,
vì chúng sanh mà bỏ ra tâm sức, để cho cái bi tâm bi niệm này vĩnh viễn tiếp tục
kéo dài xuống, đấy gọi là “ liễu ân ”.
Có một
miếng cơm để ăn, phải cảm ân đấy ! Nếu như con nhìn thấy cái này chẳng thuận mắt,
thấy cái kia cũng chẳng ổn, thì cho dù là món ăn thơm phức, thức ngon ngay trước
mặt, ăn xuống cũng chỉ là những cặn bã, có khác chi rác rưởi đâu ! Nếu như tâm
trạng của con hôm nay rất vui vẻ, cảm ân, biết đủ, thì cho dù là cơm đạm trà
thô, một miếng cơm này ăn vào thì cảm thấy đặc biệt thơm ngon, đấy là bởi vì
con có cái “ tâm cảm ơn ”.
Cuộc
sống hiện nay của các con đều qua được một cách rất phồn vinh, thế nhưng trong
sự phồn vinh phải đi trân trọng cái phước như thế nào đây ? Phải tiết kiệm !
Các
đồ nhi có thể sinh trưởng trong cái thời đại này phải biết trân trọng lấy cái
phước.
Cha mẹ
vẫn còn sống và mạnh khoẻ, huynh đệ tỉ muội còn đầy đủ, phải cảm ơn.
Người
một nhà có thể bình bình an an ở bên nhau chính là niềm hạnh phúc, càng huống hồ
còn có thể cùng nhau tu đạo, bàn đạo, đấy thật sự là niềm hạnh phúc lớn nhất thế
gian đấy !
Chúng
sanh đều là liễu nghiệp liễu tội trong những nhân duyên nghiệp báo. Đồ nhi nếu
như cũng đang ở trong nghịch cảnh, đấy cũng là đang liễu những nghiệp chướng của
các con, vậy nên cũng phải tâm tồn sự cảm ân. Gặp phải nghịch cảnh thì chớ có
nhụt chí nản lòng, càng không được có những niệm đầu tìm đến cái chết, sinh mệnh
quý báu biết bao, càng huống hồ lại được nghe đại đạo rồi, có khổ thêm đi chăng
nữa đều phải cố mà nhịn chịu qua đi.
Sống
đến già phải học đến già, mãi cho đến khi đậy nắp quan tài mới thôi. Đồ nhi ơi,
những sự việc có lớn đi chăng nữa cũng đều có thể giải quyết, chớ có toàn là
đem sự việc ẩn giấu mãi trong lòng; người đã già rồi cái tâm tu đạo càng phải rộng
mở, phải sống một cách tự do tự tại, chẳng quải chẳng ngại, sống được lâu còn
phải sống một cách tốt đẹp, sự học đạo tu đạo như vậy mới có một chút ý nghĩa.
Tự bản
thân chẳng tinh tấn thì các hậu học làm sao mà học tập ở con đây ? Chớ có chỉ
có khoanh tay đứng ngoài đợi và nhìn, vĩnh viễn làm “ kẻ ngoài cửa ” ! Sự học tập
là chẳng có giới hạn ngừng nghỉ; bất luận là đạo học hay là tâm tánh thì đều phải
không ngừng tự trau dồi làm phong phú thêm, học tập những ưu điểm của người
khác thì mới có sự tiến bộ thực chất.
Tinh
tấn độ biếng nhác, đấy là nhắc nhở chúng ta rằng trên con đường tu hành chỉ cần
ngừng lại thì sẽ khiến cho những thói quen xấu có cơ hội trưởng thành.
Hành
trình của đời người có ngọt cũng có khổ, hành trình tu đạo làm gì có khác ! Chỉ
cần con có cái ý chí kiên cường, con có sự gánh vác phụng hiến vì chúng sanh,
ta tin rằng chắc chắn đắc được sự trợ giúp của trời người.
Nhà
Phật có quy củ của nhà Phật, gia đình có quy củ của gia đình, con đến phật đường
có giữ lấy những quy củ của phật đường hay không ? Nếu như có theo đó mà làm
thì cũng được xem là một loại trì giới.
Đồ
nhi ơi, tu đạo chẳng sợ chậm, chỉ sợ đứng yên tại chỗ. Con có thể thể hội được
một phần thì đắc được một phần. Ông trời xưa nay chưa từng từ bỏ qua các con,
chỉ sợ các con tự mình đào thải. Nếu như ông trời muốn dứt bỏ các con, trước
tiên bèn sẽ khiến cho trời hôn đất ám, vạn vật chẳng sanh, thế nhưng ông trời
chưa từng buông bỏ qua bất cứ chúng sanh nào cả.
Có
câu nói rằng : “ người mà đánh mất đi giá trị của tự bản thân thì có tư cách gì
mà nói rằng sinh mệnh là vô giá ? ”. Đồ nhi ơi, con định vị giá trị sinh mệnh của
con như thế nào đây ? Chúng ta phải nương nhờ vào việc tu hành để gột rửa sạch
những tánh khí thói hư tật xấu của bản thân, kế đến mà đoan chánh phẩm cách bản
thân, đạt đến chỗ bản thân làm tốt sự tu dưỡng lập thân xử thế, thì cũng khiến
người khác làm tốt sự tu dưỡng lập thân xử thế, tự mình cầu được sự thông đạt
cũng khiến người khác cầu được sự thông đạt, hiểu không ?
Con
người nếu như xem những thứ chẳng nên xem, nghe những điều chẳng nên nghe, nói
những điều chẳng nên nói, làm những việc chẳng nên làm, thì sẽ chuốc đến các
tai hoạ, vậy nên bình thường thì phải thật tốt mà quản lấy sáu tên trộm của bản
thân mình rồi, chớ có để cho chúng chạy lung tung bừa bãi. Hoạ phước chẳng có cửa,
duy có người tự chuốc vời đến mà thôi ! Phần lớn mọi người đều chỉ biết tạo
Nhân, lúc tạo xuống nhân quả rồi thì mới sám hối, sợ hãi. Con chẳng đi tạo những
cái Nhân này thì tự nhiên bèn chẳng cần phải gánh chịu những cái quả này, đúng
không ?
Muốn
các con quay về phật đường thật nhiều để nghe đạo lí chính là muốn các con tu
tâm luyện tánh, hành công liễu nguyện. Nếu như con lúc nào cũng đều có thể Chơn
Nhân làm chủ, lấy đạo đức làm chỗ quay về nương tựa thì sẽ không chìm chìm nổi nổi theo trào lưu thế
giới. Đồ nhi ơi, nếu như con ngay đến những việc này đều chẳng làm, mơ mơ màng
màng ngu muội vô tri qua tháng ngày thì sẽ uổng phí cái sắc thân này mà ông trời
đã ban phú cho con đấy.
Đồ
nhi ơi, con muốn đi viết ra một cuộc đời của chính mình như thế nào đây ? Là muốn
để lại một dấu chấm câu rất đẹp phải không ? Theo thầy thấy thì cho đến tận bây
giờ, rất nhiều đồ nhi đều để lại dấu chấm than và dấu chấm hỏi lớn đấy. Mọi người
là những đồng tu với nhau thì phải cắt, mài, kéo, nhổ lẫn nhau, viết lịch sử
cho nhau, thành tựu lẫn nhau, để lại một dấu chấm vừa tròn vừa đẹp cho một kiếp
này.
Nguyện
lực phải kiên định chớ chẳng phải là cái tính cờ bạc đánh cuộc kiên cường, chớ
có đem một cuộc đời này ra cá độ thua mất, đem một đời này của mình ra để đền
trả thì là vạn kiếp khó trở mình, khó có lại được thân người đấy ! Mạt hậu rồi,
phải hồi tưởng lại những đau khổ mà trước kia mình đã từng chịu đựng, sửa bỏ những
tánh khí thói hư tật xấu, kiếp này nhất định phải tu thành chánh quả.
Ánh
sáng mặt trời rốt cuộc vẫn là chiếu soi con, gió mây qua đi rồi thì lại sẽ có
hy vọng. Đồ nhi ơi, những đau khổ của nhân gian con cứ mặc kệ chớ quản, có biết
bao nhiêu là việc chẳng do con người lo liệu lường trước được, con chỉ cần quản
tốt “ tuỳ duyên tiêu nghiệp cũ, chớ gây thêm vạ mới ”, hãy giữ lấy ánh mặt trời
tự tánh của con, rồi sẽ có một ngày mây tản mù tan, lộ ra ánh sáng rạng đông rực
rỡ.
Các
con nói rằng “ sinh mệnh là dùng để học tập ”, không sai ! Mỗi một phân đoạn mắt
xích của sinh mệnh đều đáng để học, ngoại trừ khóc, ăn, cười là thiên tánh tự
nhiên chẳng cần phải học ra, mỗi một sự việc đều phải trải qua sự học tập và
giáo huấn thì mới trưởng thành, thế nhưng đồ nhi phải ghi nhớ lấy rằng sự trưởng
thành này là để khiến cho tâm linh của con càng thêm tĩnh lặng yên bình, càng
đơn giản hơn, chớ chẳng phải là càng phức tạp, càng bận rộn hơn đâu đấy !
Đồ
nhi phải giữ tốt phật quy, phàm việc gì cũng kính cẩn giữ bổn phận, tuân theo
quy củ thì mới có thể đem ngọn đuốc lửa của đại đạo truyền được một cách càng
huy hoàng. Bởi vì “ quy củ ” là cái bộc lộ ra từ lương tri của con, con giữ được
thiên lí lương tri thì nhất định thanh thản hợp đạo.
Tu đạo
phải khắc khổ, chớ có tham hưởng thụ; tham hưởng thụ tất sẽ gặp ưu hoạn, nếm khổ
thì mới có thể liễu khổ, khổ nghiệp hết cả thì mới có thể tiêu. Nếm chút khổ,
chịu chút thiệt thòi chẳng có sao, hãy hy sinh sự hưởng thụ, hưởng thụ sự hy
sinh, chớ có tham những sự an lạc nhất thời của trước mắt, tầm nhìn phải phóng
xa thì con đường tu đạo này mới sẽ đi được một cách vững chắc ổn định.
Khảo
nghiệm cuối cùng là trí tuệ khảo, con nếu như thông minh một đời, hồ đồ nhất thời,
một bước sai thì bước bước sai, sự khác biệt giữa trời vực bèn chỉ ở một niệm đầu
mà thôi !
Con
người của bây giờ đều tu cái đạo phú quý, sinh hoạt trong sự an dật, nếm trải
không nổi chút ít hoàn cảnh tệ hại, phải cẩn thận cảnh giác đấy ! Con cứ mãi sống
trong sự an dật, một chút cảnh giác cũng chẳng có, lại chẳng muốn tu, chẳng muốn
bàn, đấy là sự đoạ lạc xuống dưới đấy ! Con có từng nghĩ qua xem “ mình có những
bạn bè thân thích, đồng nghiệp nào mà mình vẫn chưa đi độ hay không ? ”; chớ có
suốt cả ngày chỉ bận rộn vì việc phàm, khốn khổ lang thang phiêu bạt cả đời người
nhưng một chút việc Thánh đều chẳng có làm.
Tín,
ở trung ương của 5 phương, thuộc thổ, con người chẳng có tín thì toàn thân trăm
mạch chẳng thông, dễ sanh bệnh. Lời nói con người phải giữ tín, nói được chẳng
làm được thì là chẳng có tín, còn “ tín ” mà tu đạo nói đến không chỉ là lời
nói con người phải giữ tín, mà còn phải lấy “ chân tâm thành ý ” làm tín. Đồ
nhi ơi, nếu như con hoài nghi đối với đạo, đấy là bởi vì con chưa có hạ công
phu ở tâm tánh, bởi vì trong lòng chẳng có “ thành ”, vậy nên chẳng cách nào sản
sinh lòng tin, chẳng thể tự tin tin người. Con chẳng còn lòng tin thì là chẳng
còn Chơn Nhân làm chủ, thì mới có chuyện gặp phải một chút những trắc trở dày
vò thì bèn thoái chí, phẫn nộ giận dữ, bế quan tự tu. Đồ nhi ơi ! Sinh mệnh có
nhiều những khổ nạn như vậy, sự lang thang phiêu bạt của chúng sanh trong biển
khổ sinh tử còn đang chờ đợi thầy trò chúng ta đi cứu độ, đồ nhi sao có thể chẳng
có lòng tin đối với bản thân, chẳng giữ tín đối với Lão Mẫu, chẳng có chút nguyện
lực sứ mệnh đối với chúng sanh vậy ? Khi đồ nhi nghĩ đến những điều này, tâm của
đồ nhi bèn phải thâu về trở lại, chớ có lại cúi đầu đối với những khốn khó nữa.
Đời
người tại thế, phẩm cách và đức lượng cực kì là quan trọng. Nếu như chỉ là cứ
mãi theo đuổi vàng ngọc, đến cuối cùng ngay đến cả phẩm đức cơ bản đều tiêu diệt
biến mất cả rồi, vậy thì đời người rốt cuộc là vì cái gì đây ? cái có được liệu
có phải là sự bất an không ? Đồ nhi ơi ! phải cẩn thận mà suy ngẫm đấy !
Đời
người của một lần như thế sao có thể để dục vọng làm chủ, khiến lương tri, đạo
đức “ bận, vội ” chẳng thấy đâu nữa ?
Trời
sanh đất dưỡng mới có sự tồn tại của con, ôi con người, phải ghi nhớ kĩ chớ có
làm trái ngược với lí, hãy thuận theo những đạo lí nên làm. Đạo là Lí, con thuận
theo cái đạo lí này mà làm thì có thể đi ra bên ngoài, thì có thể nhìn thấy được
sự quang minh sáng ngời. Con chẳng có thuận theo cái đạo lí này thì vĩnh viễn
mơ màng chẳng rõ sự lí, cứ lượn vòng ở đó, lúc này chỉ sẽ khiến cho nhục thể,
tâm linh của con càng yếu ớt dễ vỡ.
Đồ
nhi phải hiểu cục thế của hiện nay, là “ nguy cơ ”, đồng thời cũng là “ chuyển
cơ ”. Nếu như mỗi một người, anh tranh tôi đoạt, anh chẳng nhường tôi, tôi chẳng
nhường anh, cha chẳng giống cha, mẹ chẳng giống mẹ, con cái chẳng giống con
cái, thiếu đi cái văn hoá cố hữu của trung hoa “ hiếu, đễ, từ ”, nếu như thế
thì chính là nguy cơ.
Thế
nào mới là chuyển cơ ? Chuyển cơ là mỗi một người đều phải có “ cách ”. Bàn đạo
không thể cố chấp ý kiến của bản thân, lúc nào cũng phải tồn đạo tâm, lúc nào
cũng tồn đạo niệm, chỗ nào cũng hành đạo, đấy gọi là “ cách ”. Tu đạo, tu đạo,
con hiếu đễ trung tín làm chẳng được tốt thì làm sao có thể thành đạo ? Hiếu đễ
trung tín, cái đạo lí căn bản này con chẳng thể đem nó hiển hiện ra ngoài, con
nói, vậy thì có nhân phẩm gì có thể nói đây ? Nhân phẩm đều làm chưa tốt, còn
nói chi là đạo phẩm đây ?
Với
những sở thích thói quen đang lưu hành trong bầu không khí chung của xã hội hiện
nay, nói về nhân phẩm và đạo đức thì trái lại trở thành người chẳng đúng mốt,
chẳng hợp thời; còn người mà thất đức mất phẩm thì trái lại lại trở thành trào
lưu khuynh hướng chung. Đồ nhi phải nghĩ xem, là nguyên nhân gì tạo thành thời
đại của ngày nay ? Chớ có bảo rằng con chỉ là chạy theo trào lưu, vậy nên bèn sống
qua những tháng ngày cẩu thả qua loa. Sinh mệnh nếu như chẳng có cái tâm kiểm
điểm, vậy thì uổng phí đời người rồi đấy !
Chớ
có ở đạo trường lâu rồi, dày dạn rồi, lời nói của người khác cũng nghe chẳng lọt
tai nữa, lấy mình làm điểm trung tâm, duy Ngã độc tôn, người tu đạo tu đến mức
này thì là rất đáng thương đấy !
0 comments :
Post a Comment