Kinh Pháp Hoa rằng : “ Chư Phật Thế Tôn duy nhất dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế ” ( Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà thị hiện giáng thế xuất hiện trong đời ) . Cái gọi là một đại sự chính là khai thị ngộ nhập, khai thị cho chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật, mở kho tàng tri kiến của Phật ra, chỉ cho chúng sinh thấy cái kho tri kiến của Phật, khiến chúng sanh bừng tỉnh mà ngộ thấy được tri kiến của phật, sự thật (chân lý), sau cùng là đi vào, là chứng nghiệm chớ không phải chỉ đứng bên ngoài mà nhìn vào, mà phải chính mình nghiệm chứng sự thật đó, chứng ngộ tự tánh bổn thể, kiến tánh thành phật. Chư Phật Bồ Tát, tiên thánh tiên hiền quá khứ trước đây và đương kim một đời minh sư sư tôn sư mẫu phụng thiên thừa vận, phổ độ tam tào đều là tuân phụng một đại sự nhân duyên mà giáng thế nhân gian, đại chuyển pháp luân, khai thị dẫn dắt kiến tánh.
I. Sự
thù thắng của Diệu Huấn
1. Diệu
Huấn chính là Kinh tạng đại pháp mà Đương đại thiên mệnh Minh Sư và Tiên Phật
Thần Thánh khai thị giảng giải :
Phật
Đà giáng thế nơi nhân gian giảng kinh thuyết pháp 49 năm, lưu lại truyền xuống
Tam Tạng mười hai bộ, 5600 quyển, thông qua các đệ tử tập kết mới có kinh phật
lưu truyền lại hậu thế. Bậc thánh nhân Khổng Tử nho gia hữu giáo vô loài ( đối
tượng thí giao chẳng có phân biệt quý tiện
phú bần ), nhân tài thí giáo ( căn cứ dựa vào tư chất khác nhau của những
người thụ giáo mà cho những sự dạy bảo dẫn đạo khác nhau ) , tỏ truyền thi thư
ám truyền đạo, giáo hóa ở Hạnh Đàn ( Hạnh Đàn : nơi mà đức Khổng Tử dạy học ) mới
có kinh điển nho gia danh đẹp lẫy lừng lưu truyền lại cho đời sau. Văn tự kinh
điển mà các bậc thánh nhân của ngũ giáo đều là những kiệt tác của thời đại đó,
là những văn tự bát nhã để độ hóa chúng sanh; tương tự như vậy, bạch dương đại
khai phổ độ, tiên phật vì để độ hóa chúng sanh nên lớp lớp pháp hội đều mượn
khiếu lâm đàn, khổ khẩu bà tâm ( chân thành khẩn thiết dốc hết tâm sức khuyên bảo
người đời ) , là kinh tạng đại pháp mà tiên phật khai thị giáo hóa dẫn dắt
chúng sanh.
2. Diệu
huấn ấn chứng cho một chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư, sự tôn quý của đạo :
Tục
ngữ có câu rằng : “ nghìn kinh vạn điển chẳng bằng một chỉ điểm của Minh Sư ”,
lại nói rằng : “ đọc nát kinh Kim Cang, tụng triệt đại bi chú, trồng dưa vẫn được
dưa, trồng đậu vẫn được đậu, chẳng thụ Minh Sư chỉ, vĩnh chịu trong luân hồi ”,
đều rõ ràng chỉ ra rằng một chỉ điểm của Minh Sư là trực chỉ nhân tâm, kiến
tánh thành Phật. Thánh huấn của Tiên Phật đều là ấn chứng đạo thật, lí thật,
thiên mệnh thật, khẳng định sự truyền thừa của thiên mệnh, sự thù thắng của tâm
pháp chơn truyền và đạo thống chơn truyền.
3. Diệu
huấn hội thông kinh điển tam giáo, xiển phát áo chỉ ( ý chỉ chủ yếu ) của thánh
nhân Ngũ giáo :
phương đông có thánh nhân xuất hiện, tâm ấy đồng, lí ấy đồng (
giống nhau ). Phương Tây có thánh nhân xuất hiện : tâm ấy đồng, lí ấy đồng,
Thánh về trước và bậc hiền về sau, đạo của họ là một vậy. Thế nhưng các Thánh
Nhân của ngũ giáo trải qua những chuyển biến đổi dời của thời gian không gian
khác nhau mà văn chương của họ có thể có chỗ khuyết, lại thêm những chú giải giải
thích của những người đời sau, dần dần rơi vào trong văn tự chướng, hình thành
nên pháp chướng, tạo thành sự ly gián, tình nghị chẳng tương thông; thế nhưng
đương kim một đời minh sư, tiên phật giúp đỡ trợ đạo, trong các huấn văn giáo
hóa đều đã hội thông kinh điển của tam giáo, xiển dương áo chỉ của thánh nhân
ngũ giáo, vạn pháp quy nhất, trên khế lòng trời, dưới hợp ý người.
4. Diệu
Huấn khai thị cái công phu nội thánh ngoại vương, cái Đạo bắt tay vào một cách
đúng đắn :
Khổng
môn 3000 đệ tử, tin tưởng Khổng Tử là Thánh Nhân một đời, tuân theo những lời dạy
bảo dẫn đạo của Khổng Tử, cuối cùng đã thành tứ phối thập triết, 72 hiền sĩ. Đệ
tử của Phật Đà cũng tin tưởng Phật Đà là một bậc thánh giác ngộ chân lí, tuân
theo những lời dạy bảo của ngài, cuối cùng thành thập đại đệ tử, 500 La Hán;
các đệ tử của chúa Giê Su tin tưởng Giê Su là vị cứu tinh, đấng chúa cứu thế,
tuân theo những lời giáo huấn của ngài, thành tựu 12 môn đồ. Tuy rằng phương
pháp dạy bảo dẫn đạo khác nhau, do thời do nơi chốn mà cho những sự chỉ dạy
khác nhau, cuối cùng thành tựu, do đó, gặp thời đại khoa học lòng người chẳng
còn được tốt như xưa, đạo đời suy vi, thời đại internet vật chất văn minh, tiến
bộ phát triển thần tốc một ngày nghìn dặm, muốn thành Thánh thành phật, thánh
phàm song tiến thì cái đạo bắt tay vào đúng đắn được tiên phật xiển thuật dẫn đạo
từng cái một trong các thánh huấn, nương dựa theo những thánh huấn này, nương
theo ngón tay mà nhìn thấy mặt trăng, mượn nhờ vào đó mà hồi quang phản chiếu,
nội thánh dần dần viên mãn, ngoại công dần dần thuần thục chín muồi, đến cảnh
giới của thánh phật không xa đâu đấy !
5. Diệu
huấn chỉ ra chính xác những tệ nạn của xã hội trước mắt, thắp sáng đèn trong
sương mù mờ mịt, an đốn thân tâm con người :
Gặp
những năm tam kì mạt kiếp này, vạn giáo tề phát, tốt xấu chẳng đều, các loạn tượng
cùng lúc bùng phát, sức cám dỗ lớn, các hiện tượng của quốc gia xã hội, chính
trị, kinh tế, văn hóa, mạch đập rộn ràng của thế giới, chỗ nào cũng đều thị hiện
ở trước mắt. Việc nhà, việc nước, việc thiên hạ, việc nào cũng đều bận tâm lo lắng;
làm thế nào để an đốn thân tâm trong sự hỗn loạn, chánh tri kiến, không dẫn đến
việc đi vào những con đường rẽ nhánh mà bị lạc mất, không dẫn đến rơi vào lưới
pháp luật mà chẳng tự giác, mê nơi quái lực loạn thần ( những việc làm trái ngược
lại tình lí như việc quái dị, bạo lực, mâu thuẫn hỗn loạn, chuyện quỷ thần … ),
mê nơi thuật lưu động tịnh mà chẳng biết quay đầu, uổng phí cái công tu hành ?
Thế nhưng tiên phật từ bi, trong pháp hội mượn vào văn tự bát nhã chỉ ra chính
xác những tệ nạn xã hội trước mắt, tưới rót trí tuệ khiến mọi người giác ngộ
triệt để, làm an định cái tâm hay dao động của người tu hành, có thể nói là một
ngọn đèn sáng trong biển khổ mênh mông.
6. Diệu
huấn tập hợp văn, sử, triết, đạo thành một, đến cảnh giới chân thiện mĩ :
Trong
thánh huấn của tiên phật, mượn nhờ vào văn tự để biểu đạt, trong đó hàm chứa
cái đẹp của văn học, dùng văn chương để xiển đạt đạo của thánh hiền, cũng mượn
nhờ vào các điển cố lịch sử, đức trạch phẩm hạnh của cổ thánh tiên triết để
đánh thức tỉnh hậu thế, đồng thời bố cục kết cấu của thánh huấn có thể nói là
thơ, lời nói hoặc câu viết, bài hát, ngâm vịnh, hoặc bài dài, hoặc bài ngắn, đều
là tràn ngập các triết lý và chân lí, khiến người ta không ngừng suy ngẫm thể hội
những ý nghĩa và điều thú vị trong đó, tay chẳng rời sách.
II. Kết cấu và trật tự của Diệu Huấn
1. Thơ
trấn đàn : là duyên khởi, cũng là phần mở đầu của cái trống pháp hội, cái trống
đại pháp, cũng là sự vui mừng gặp nhau khế cơ giữa tiên phật và lớp viên.
2. Phụng
Mẫu lệnh, báo phật hiệu : vị tiên phật đáo đàn mượn khiếu đều là đã phụng minh
mệnh của Lão Mẫu, đến hiện trường pháp hội đại thí diệu pháp, do đó đều có những
từ “ phụng Mẫu lệnh ”, đại biểu cho việc có lí do chính đáng, thừa thượng khải
hạ, cũng đại biểu cho lệnh của Minh Minh Thượng Đế, cùng phổ đại sự Tam Tào phổ
độ.
3. Phê
bổn Huấn : đại xiển diệu ý, nhân tài thí giáo, hoặc từ trên đến dưới, hoặc từ
dưới lên trên, hoặc từ trái đến phải, hoặc từ phải đến trái, thậm chí là huấn
văn đọc xuôi đọc ngược đều có thể đọc thông, cũng có những văn tự sắp thành
vòng tròn, đều là khế hợp với tình cảnh lúc bấy giờ, tiến hành sự đối xướng
sinh mệnh với chúng sanh.
4. Huấn
trong Huấn : cũng giống như vẽ rồng điểm mắt ( ở chỗ then chốt quan trọng dùng
vài câu nói điểm rõ điều cốt yếu cốt lõi, khiến cho nội dung càng sinh động có
sức truyền thần), lèo lái dẫn dắt đến chánh kiến, dùng một thứ đạo lí quán
thông bên trong các loại sự vật, chỉ tiêu của tinh thần, ban cho lớp này và tất
cả mọi người tu hành phương hướng và trọng điểm tu hành trước mắt.
5.
Quán Đính Huấn : đương đầu bổng hát ( đánh và hét đúng lúc đúng cơ, phật giáo
thiền tông khi tiếp dẫn đệ tử thường dùng gậy gõ một cái hoặc hét to một tiếng,
thúc họ lĩnh ngộ ), những lời cảnh cáo
khiến người ta lập tức tỉnh ngộ, mục tiêu hiện rõ.
6. Hình
vẽ Huấn : Mượn cảnh tỉnh ngộ, hoặc nương nhờ vào những thực vật như hoa sen,
hoa mai, cây tre … lấy tinh thần của nó; hoặc mượn nhờ vào động vật, như cá
chép, lấy sự nỗ lực ngược dòng, nỗ lực cầu tiến của nó; hoặc mượn nhờ vào cảnh
quan tự nhiên, như biển lớn, sóng, thuyền buồm, lấy sự thuận theo gió phá sóng
tiến về trước của nó ( chí hướng lớn xa, chẳng sợ gian nan, dũng cảm tiến về
trước ) .
7. Huấn
trong Huấn lại sanh diệu Huấn : đã tốt lại đòi hỏi càng tốt hơn, vạn pháp quy
nhất, thật chẳng thể nghĩ bàn.
8. Những
bài ca ngâm vịnh lời kết : khi tiên phật sắp thoái khiếu, cuối cùng lại dặn dò,
lại phó chúc, chân tình bộc lộ, vịnh tụng tình cảm hoặc biểu đạt tâm ý, và bàn
giao sứ mệnh của người tu hành, và khích lệ mọi người gánh vác, bỏ ra tâm sức.
9. Bạch
thoại diệu huấn ( bài viết theo phong cách khẩu ngữ ) : Tiên Phật ngay lúc ấy
chọn dùng những từ ngữ hoặc ứng dụng các điển cố một cách cực kì tự nhiên thuần
thục, chẳng cần suy ngẫm mà thành thơ thành văn, hoặc văn ngôn như bổn huấn,
nhân tài thí giáo, hoặc khế hợp với căn cơ của chúng sanh ngay lúc ấy, ban cho
sự chuyển thức thành trí, bỗng chốc thành từng bài diệu huấn viết theo phong
cách khẩu ngữ, dùng những văn tự lời nói đơn giản dễ hiểu để biểu đạt những đạo
lí sâu sắc, dán chặt lòng người.
10. Đằng
không mà đi : cuối cùng vào lúc vẫy tay tức thời thoái khiếu, thị hiện nghĩa lí
thâm áo : tánh còn thì người còn ( sống ), tánh đi thì người chết, và hàm chứa
sự kì vọng, lần kế đến lại gặp gỡ với tiên phật, mọi người đồng tâm đồng đức,
pháp hội viên mãn thành công, pháp hoa thịnh khai.
III.
Phương pháp nghiên cứu, đọc diệu huấn.
1. Tịnh
tâm ngưng thần, thấy huấn văn như thấy tiên phật lâm đàn : phàm kinh ở đâu thì
phật ở đó, huấn văn ở đâu thì tiên phật ở đó, phải giữ khí ngưng thần, trai giới
mộc dục.
2.
Chuẩn bị để kế bên quyển từ điển bách khoa tiếng hoa Cihai( 辭海 ),
tra văn tự dùng những lời hiện đại giải thích cổ ngữ : kinh điển của tam giáo đều
có bản chú giải, duy chỉ có bạch dương thánh huấn là những tác phẩm của đương đại,
do đó cần chuẩn bị từ điển thành ngữ và kinh điển tam giáo, quyển từ hải cihai
( 辭海 ) để
trợ giúp hiểu rõ duyên do.
3. Mượn
từ dùng từ, có sự biểu đạt ý riêng khác : đại đạo tận hư không, khắp pháp giới,
diệu lí của chư phật chẳng liên quan đến văn tự, thế nhưng vì để độ hóa chúng
sanh, miễn cưỡng dùng văn để xiển thuật cái đạo của thánh phật, thế nhưng dựa
vào sự có hạn của văn tự thì khó mà biểu đạt tận hết sự vô hạn của chân lí, do
đó, chỉ còn có thể mượn cạnh chữ để hợp ý chân lí, còn có cái diệu của sự biểu
đạt ý riêng khác.
4. Tiền
hậu hô ứng, trước sau liên hoàn, đạo lí hợp với chính nghĩa, hợp với chân lí :
chữ tiếng hoa ý nghĩa sâu xa, cùng một văn tự nhất định cần phải trước sau hô ứng,
đạo lí dạy làm người hợp với chính nghĩa, hợp với chân lí, không chỉ là chú giải
các từ đơn hoặc giải thích thành ngữ mà thôi.
5. Nghe
nhiều kinh tạng, dung hội quán thông : trong thánh huấn thường xuất hiện những
đoạn văn của kinh điển tam giáo, mượn vào đó để ấn chứng sự tôn quý của đạo, do
vậy các tu sĩ có thể nghe nhiều kinh tạng, dung hội quán thông ( đem các loại
tri thức, đạo lí hoặc sự vật của các phương diện dung hợp lại, quán xuyên, tiến
đến đắc được sự lĩnh hội và lí giải thông triệt, thấu triệt toàn diện ) , có trợ ích đối với việc lí giải và thể hội
những nghĩa lí áo diệu thâm sâu của tiên phật thánh huấn.
6. Tham
ngộ tâm tánh, làm một con người mới khác : giảng đạo không rời thân, thuyết
pháp chẳng rời tự tánh, nghìn lời vạn lời đều là sự thị hiện của đức tánh và
trí tuệ của tiên phật, có thể đấy đó làm gương, tham ngộ tâm tánh, dựa theo đó
mà học, tu, giảng, bàn, hành, tái tạo một sự tột đỉnh khác của đời người.
IV. Giảng
giải nội dung của diệu huấn :
1. Giảng
nói về duyên khởi của pháp hội, trần thuật quang cảnh vĩ đại : pháp hội chia
làm pháp hội giới sinh viên học sinh và pháp hội giới xã hội. Pháp hội giới xã
hội lại chia làm tiếng hoa, tiếng đài, tiếng hẹ ( tiếng khách gia – Hakka ), tiếng
anh, … ở
những nước khác nhau, thời gian địa điểm khác nhau, trong pháp hội các vị tiên
phật khác nhau lâm đàn mượn khiếu, nhân duyên trong đó càng là áo diệu, những
giáo pháp, diệu pháp khế cơ, quang cảnh vĩ đại lớp lớp khác nhau, lúc giảng giải
càng phải trần thuật thêm.
2. Xiển thuật ý nghĩa tượng trưng của huấn trong
huấn : Pháp hội của những lớp khác nhau, huấn trong huấn mà tiên phật phê thị mỗi
cái đều không giống nhau, ngoài đối với lớp viên của bổn lớp ra, lại còn đối với
kì vọng và mục tiêu của người tu đạo hiện nay, phải giảng giải thêm.
3. Giải
thích nội dung văn chương của huấn trong huấn : nội dung của huấn trong huấn là
những thơ văn hay được sự ca ngợi truyền tụng lưu hành một thời, sinh động trôi
chảy lưu loát, lời gọn mà ý đủ, trực chỉ nhân tâm, dùng văn để xiển thuật cái đạo
của thánh phật, phải thật tốt mà giải thích một lượt.
4. Giải
thích rõ kết cấu của bổn huấn : kết cấu của bài huấn này là từ trên tới dưới,
hoặc là huấn văn đọc xuôi đọc ngược đều có thể đọc thông, vô cùng xảo diệu, mỗi
bài mỗi vẻ khác nhau, phải giải thích rõ ràng, và dẫn dắt mọi người đọc tụng.
5. Chú giải từ mới của bổn huấn : những từ đơn,
từ mới hay thành ngữ trong bài huấn này đều phải viết trên bảng, và giải thích
thuyết minh trọng điểm, và lấy nội dung thích đáng cộng thêm chú thích để hợp với
thánh ý.
6. Giải
thích ý nghĩa của bổn huấn : lấy huấn trong huấn làm điểm chính trung tâm, từng
bước một trần thuật tỉ mỉ tường tận, xiển thuật một lần lại một lần, dạy bảo chỉ
đạo một cách khẩn thiết nhẫn nại, gieo thành vần, không câu nệ gò bó số từ, nội
hàm thâm thúy, dùng một thứ đạo lý mà quán thông bên trong các loại sự vật, phải
giải thích thêm để lớp viên thể hội, ấn chứng cho đạo thật, lí thật, thiên mệnh
thật.
V. Lời
kết
Vô
thượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, ngô kim kiến
văn đắc thụ trì, nguyện giải Như Lai chơn thật ý. Chúng ta vinh hạnh biết bao gặp
được tam kì đại khai phổ độ, đích thân nhìn thấy tiên phật khai diễn đại pháp,
vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, từ tâm bi nguyện hóa đại đồng thế giới. Chúng
ta càng phải trân trọng báu vật trí tuệ hy hữu trân quý của bạch dương đại pháp
kinh tạng, và y theo pháp tu hành rộng độ những chúng sanh hữu duyên, hóa thế
giới ta bà thành cõi nước hoa sen thanh tịnh, đạt bổn hoàn nguyên thì mới chẳng
phụ kiếp này, chẳng xấu hổ thân là tu sĩ bạch dương, để báo đáp thiên ân sư đức,
sự lâm đàn giáo hóa của chư thiên tiên phật thần thánh, để báo đáp cái ơn tái tạo
của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân.
0 comments :
Post a Comment