BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , , » Ngân Hàng Công Đức ( Một Vốn Vạn Lời )

Ngân Hàng Công Đức ( Một Vốn Vạn Lời )

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Wednesday, October 26, 2016 | 2:01 PM


Ngân Hàng Công Đức
    Một Vốn Vạn Lời
 ( Diệu Huấn trong Huấn - Từ Huấn của Tiên Phật )

Huấn trong huấn của " Ngân Hàng Công Đức "
                                                 行銀德功


    Tam Thí gieo phước tuệ, chẳng lìa phương thốn ( tấc vuông )
       (       =       
    Hành thiện giữ Vô Niệm, đức lây con cháu

   Huấn trong huấn của " Một Vốn Vạn Lời利萬本一

                                        
         修道須明本心。  自性圓陀放光
   Tu đạo cần hiểu rõ bổn tâm. Tự tánh viên tròn phóng quang minh.
    
           靈明智。不計謀。
    Trí linh minh. Chẳng mưu tính.
    ( linh minh : sáng tỏ trong sạch, không có tạp niệm )
    
         三惡不障真人
   Tam ác chẳng chướng lấp chơn nhân.

         誠意拾。量多少。皆一樣是供養。
   Thành ý Xả. Lượng bao nhiêu đều là cúng dường như nhau cả.

          無畏施。財法施。無相頌。除邪妄。
   Vô uý thí. Tài Pháp thí. Vô tướng tụng. Trừ tà vọng.

          至誠三身虔修
   Chí thành tam thân thành khẩn tu.
                            
          當拾六根六塵。
   Nên xả lục căn lục trần.
       
  真善陰德積廣。慈悲者忠恕是。
  Chơn thiện âm đức tích rộng. Người từ bi thì trung thứ
( Trung thứ : lấy lòng so lòng, đặt mình vào vị trí người khác để nghĩ thay cho người khác, đối đãi người khác như đối đãi bản thân )
        
    無形福慧常長。
   Phước tuệ vô hình thường tăng trưởng.
       
    中下上。寬橐囊。半滿善。尚思量。
   Trung hạ thượng. Túi rộng lớn ( Túi công đức rộng bao la ). Thiện nửa đầy, nên cân nhắc kĩ lại.
    
 存摺愛。公道正義含藏。永不亡
   Yêu thích gửi tiết kiệm ( vào ngân hàng công đức ). Công đạo chánh nghĩa tồn trữ vĩnh không mất.
     
    天仁點點實現
   Thiên tánh nhân từ từng chút thực hiện.
      
     善良風氣流傳。
   Phong khí lương thiện lưu truyền
   ( phong khí : thói quen chung, phong tục ).
   
      若積累。可圓滿。
   Nếu tích luỹ có thể viên mãn.
    
     剛者無欲無染
   Cang là vô dục vô nhiễm
( cang :  kim cang, cứng bền ).
    
     提取清靜心房。
   Tinh chế ra cái tâm thanh tịnh.
     
    借取鹽撮警惕
   Mượn dùng nắm muối cần cảnh giác.
   
  茍慧庄正。防果。悟真常。須三嚴。
   Trí tuệ trang nghiêm đứng đắn phòng quả. Ngộ chơn thường. Cần tam nghiêm.

      生滅朗朗己掌。
   Sanh diệt tự nắm bắt sáng tỏ.
     
     藏機山立
   Núi tàng cơ dựng lên.
                            
      不物者。明祥前因然。
   Tỏ tường tận thứ bất vật  ( thứ mà bổn lai vô nhất vật )

      先天至寶己藏
   Tiên thiên chí bảo tự trữ tồn
( bồ đề phật tánh vốn tự có đủ ) ( chí bảo : thứ quý báu nhất )
       
      闡揚至善。成就眾生。人間萬生享
   Xiển dương chí thiện, thành tựu chúng sanh, chúng sanh nhân gian thảy đều hưởng.   

       人才培輔育
   Vun bồi giáo dục nhân tài
     
      教化普利十方
   Giáo hoá phổ biến lợi ích thập phương
       
       勤墾日功
   Siêng khai khẩn mỗi ngày công tích
    
      身以竿立聖賢仿。
   Thân làm gương lập chí noi thánh hiền
      
      儲蓄道德海里。時常有蓮芳香綻
   Cất chứa trong biển đạo đức thường có sen, hương cỏ hoa nở toả ra thơm ngát

       三施常余
   Tam thí thường dư dật
      
      立標見影
   Dựng mốc thấy bóng
( Hiệu quả thấy ngay tức thì  ).

       提倡道風綿延
   Đề xướng đạo phong liên tục chẳng dứt
     
      利益後世。德彰
    lợi ích hậu thế đức rõ hiển.
    
   Huấn trong huấn của
 “ Ngân hàng công đức ”
         行銀德功
              
    “ Một vốn vạn lời ”
         利萬本一
Cách đọc :  đọc 4 chữ  一本萬利 từ phải sang trái


   Huấn trong huấn của " Một Vốn Vạn Lời "
                       利萬本一


   :  真誠施捨量不計
   :  天上存摺點點累積。仁愛寬恕是囊橐,公道正義含藏
   :  真機。撮鹽山立須警惕,三寶物者己不取。清靜莊嚴生慧
   :  日,功德海裏時常有餘。身立標竿以教育,成就眾生人間萬利。


Dịch nghĩa :
   真誠施捨量不計,
Chân thành thí xả lượng chẳng tính

   天上存摺點點累積。
tiền gửi trên trời từng tí tích

   仁愛寬恕是囊橐,
nhân ái khoan thứ là túi bị

   公道正義含藏真機。
công đạo chánh nghĩa hàm tàng chân cơ

   撮鹽山立須警惕,
 nắm muối dựng núi cần cảnh giác

   三寶物者己不取。
 Vật tam bảo chớ tuỳ bừa lấy dùng

   清靜莊嚴生慧日,
Thanh tịnh trang nghiêm sanh huệ nhật

   功德海裏時常有餘。
Trong biển công đức thường có dư

   身立標竿以教育,
Thân làm tấm gương để giáo dục

   成就眾生人間萬利。
Thành tựu chúng sanh nhân gian vạn lợi.

Chú thích :
Tam ác chẳng chướng lấp chơn nhân :
Tam ác ” tức là cái gọi là “ Nhân tam ác thú ” là tham, sân, si
Quả tam ác thú ” là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
   Khi nội tâm của chúng ta khởi tham sân si, tự nhiên sẽ khởi sanh những nỗi đau khổ của tam ác thú.
Chơn nhân ” : chỉ bổn tánh minh đức mà người người vốn tự có đầy đủ, do ông trời ban phú cho, là phật tâm phật tánh, chơn ngã chơn chủ.
   Câu này đại ý nói rằng : nếu chúng ta thời thời khắc khắc đều có thể chơn nhân chủ trì làm chủ, lúc nào cũng tâm địa quang minh chánh đại, thần chí rõ ràng tỉnh táo, như như bất động đối với những cám dỗ bên ngoài, thì tam ác chẳng chướng ngại tự tánh.
Trung hạ thượng, túi rộng lớn
   “ Túi bị ” : túi chứa công đức rất rộng lớn, bất luận là hành công như thế nào, vĩnh viễn chẳng cách nào chứa đầy được. Câu này khích lệ chúng ta kị tồn cái tâm thái rằng công đức của mình đã đầy đủ; tu bàn nên tinh tấn không ngừng, nên giống như thiên thể vận hành, chẳng nghỉ chẳng ngưng !
Thiện nửa đầy, nên cân nhắc kĩ lại :
   Hành thiện phải đạt viên mãn, việc thiện chỉ làm có một nửa, rốt cuộc chẳng phải là chơn thiện, do đó phải suy ngẫm cân nhắc kĩ lưỡng. Chẳng hạn như : độ người chưa thêm thành toàn, chưa đến mức rõ lí thật tu, chưa thể thành tựu Thánh Phật. Chùa miếu chỉ có động công xây dựng, muốn đợi xây cất xong để bắt đầu sử dụng thì lại xa xôi chẳng có kì hạn xác định. Có những người tu đạo chẳng có đầu cuối thuỷ chung, bỏ dỡ nửa chừng, chạy đây chạy nọ, thật không thể hiểu nổi. Lúc ban đầu thành tâm lập nguyện cầu đạo, nay lại uổng tu một phen, vẫn cứ là không. Do đó tu bàn phải quán triệt thuỷ chung đầu cuối, “ không thành phật tuyệt đối chẳng chịu ngừng thôi ”.

Ngộ chân thường, cần tam nghiêm :
   Lĩnh ngộ thành tựu cái đạo chơn thường, cần phải dè dặt cẩn thận, lại thêm tam nghiêm ( thân, khẩu, ý ) để ước thúc bản thân, chẳng để cho phật tánh có chỗ ô nhiễm những vi trần ( bụi trần ) , vĩnh viễn bảo vệ gìn giữ cái chơn như, hằng thường của tự tánh.
Thái Thượng Thanh Tĩnh kinh rằng :
 〈清靜經:觀空亦空,空無所空;所空既無,無無亦無;無無既無,湛然常寂;寂無所寂,慾豈能生。慾既不生,即是真靜真常應物,真常得性,靜,清靜矣。如此清靜,漸入真道,既入真道,名為得道。雖名得道,實無所得,為化眾生,名為得道。能之者,可傳聖道。〉
  
 “ Quán không diệc không, không vô sở không; sở không kí vô, vô vô diệc vô, vô vô ký vô, trạm nhiên thường tịch, tịch vô sở tịch, dục khởi năng sinh, dục ký bất sinh, tức thị chân tĩnh. Chân thường ứng vật, chân thường đắc tính, thường ứng thường tĩnh, thường thanh tĩnh hỹ. Như thử thanh tĩnh, tiệm nhập chân đạo, ký nhập chân đạo, danh vi đắc đạo. Tuy danh đắc đạo, thật vô sở đắc, vi hoá chúng sanh, danh vi đắc đạo. Năng ngộ chi giả, khả truyền thánh đạo. ”
   “ Tam nghiêm ” : hiển thị thái độ cung kính dè dặt cẩn thận đối với việc mình làm. Chúng ta tu bàn đạo cũng nên có tâm thái trang nghiêm này, khiến cho thành tựu bản thân, cũng có thể thành tựu người khác, đều có thể cùng thành Phật đạo.
Chân thành thí xả lượng chẳng tính :
Ông trời đối với sự thí xả tài, pháp, vô uý thí của chúng nhân là dựa vào cái tâm ý “ chân thành ” của người bố thí để cân đo tính toán. Toàn tâm “ chân thành ” phụng hiến ( tức toàn hiến ) thí xả thì cái công đức ấy được tính vô lượng vô biên. Trái lại, nếu thí xả mà dùng cái tâm thái vô tâm, bị động, miễn cưỡng, có mục đích, nói đặt điều kiện, thì bề mặt trông có vẻ là công đức rất lớn, nhưng mà trong sự tính toán của ông trời thì lại là công đức rất nhỏ đấy. Ví dụ như cô gái nghèo bán tóc để thí đèn dầu, là ví dụ mà mọi người nghe đã quen thuộc đến mức có thể kể lại tường tận. Do đó, chẳng phải là quyên hiến tiền tài nhiều thì mới tính là có công đức; sự bố thí khó làm mà có thể làm đã làm cảm động sâu sắc trái tim của mọi người. Cô gái nghèo đã phát cái tâm chí thành để thắp đèn, do đó bồ đề tâm đăng có thể sáng mãi vô tận, có thể thấy rằng bố thí chẳng ở chỗ ít nhiều của tiền tài, mà là ở sự chân thành vô tư. Thành tâm mà làm, vô tư mà hành, là sự bố thí dễn đến chân thiện mĩ thánh.

Tiền gửi trên trời từng tí tích :
   Vào cái hôm cầu đạo, người người đều đã mở tài khoản trong ngân hàng công đức ở trên trời. Chúng ta thời thời khắc khắc, ngày ngày, tháng tháng, năm năm, kiếp kiếp chớ quên mất việc gửi tồn công đức, tích luỹ công đức, khiến cho sổ tài khoản tồn giữ công đức to lớn.

Nhân ái khoan thứ là túi bị
   Chúng ta phải lấy “ nhân ái khoan thứ ” làm chiếc túi càn khôn, tâm bao thái hư, lượng nạp vũ trụ; nhân ái vô hạn, khoan thứ bao dung có thể vô lượng vô biên như trời đất vậy.

Công đạo chánh nghĩa hàm tàng chân cơ
   Tu đạo giữ vững tuân theo bốn chữ : “ công đạo chánh nghĩa ” này, chắc chắn được sự khẳng định của người và trời, thành tựu bồ đề. Bí quyết chân cơ hàm tàng bên trong đó, nguyện rằng các bậc chân tu tri tâm thể ngộ tỉ mỉ, phụng hành chẳng đổi thì thành phật có thể mong đợi. 

   Nắm muối dựng núi cần cảnh giác, Vật tam bảo chớ tuỳ bừa lấy dùng
   Nguồn gốc tư liệu của “ nắm muối dựng lập cần cảnh giác ” như sau :
   “ Phật Giáo Thánh Chúng Nhân Duyên Tập ” do cư sĩ Đan Nhân Nhung Niết (丹仁絨臬) biên tập kể thuật lại. 
   Thơ rằng :
   「借物粗微未送還,定中所見即鹽山;
   一因萬果生無盡,切莫心貪起野蠻。」
   Mượn vật nhỏ thô chưa gửi trả, trong định nhìn thấy cả núi muối;
     một nhân vạn quả sanh vô tận, chớ có tâm tham khởi dã man. ”
   
    Xưa kia, ở Tây Hồ của Hàng Châu Triết Giang là thánh địa của phật giáo trung quốc, chẳng những chùa chiền nhiều khít, mà những người tại gia tín phật, học phật cũng khá đông. Đặc biệt, các nơi Hàng Châu thịnh truyền giai thoại “ hộ giới ” của một vị cư sĩ. Đoạn truyện thuật lại sự việc thật sự đã phát sinh qua trong lịch sử này có thể làm một điển phạm tốt cho tất cả những người tu hành.
  
    Nghe nói rằng có một vi cư sĩ học phật tại gia, thiên tánh ưa thích sự thanh tịnh, chuyên tâm tu học phật pháp. Ông ta ở bên cạnh Tây Hồ đã tự xây dựng lên một ngôi nhà tranh, rồi tĩnh tu trong đó; mỗi ngày ngoài việc tự mình nấu một bữa ăn trưa ra, thời gian còn lại đều tinh tấn tu trì phật pháp.
   
   Có một hôm, sắp gần lúc giữa trưa, ông ta vào bếp nấu ăn, đem các loại rau trộn lại với nhau, muốn nấu thành một nồi rau La Hán để chuẩn bị ăn kèm với cơm trong vài ngày. Khi mọi thứ đều đã chuẩn bị thoả đáng rồi, đột nhiên phát hiện “ muối ” mà mình chuẩn bị đã không còn đủ dùng nữa. Lúc gấp gáp vội vàng như thế, ông bèn vội chạy đi mượn nhà hàng xóm một thìa muối để ứng phó với nhu cầu khẩn cấp. Thế nhưng, lúc ông ta chạy đến nhà hàng xóm để mượn muối, người hàng xóm lại vừa đúng lúc có việc đi ra ngoài, trong nhà chẳng có người. Ninh rau cải chẳng có muối cũng không xong, làm sao đây ? Trong lòng ông ta nghĩ : “ muối là thứ đồ thô tục mà bản địa sản xuất, đằng nào thì một thìa muối giá trị cũng chẳng đến một hào tiền, lấy một thìa muối của người ta mang về để dùng gấp, đại khái chắc chẳng có sao đâu ! ” Do vậy ông bèn tự mình chạy vào trong bếp của nhà hàng xóm, tuỳ tiện lấy một dúm muối.
  
    Dựa theo thế tục bình thường mà nói, mượn một dúm muối, đấy là một chuyện nhỏ, do đó vị cư sĩ này vốn dĩ chẳng đem sự việc mượn muối ghi nhớ trong lòng. Do đó, ông cũng đã quên đem một dúm muối hoàn trả lại cho người ta. Mượn một dúm muối tuy là chuyện nhỏ, thế nhưng “ chẳng cho mà lấy ”, điều này ở trên luật nhân quả đã cấu thành vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì phật nói rằng trong tam độc thì tham là đứng đầu. Phàm là một cây hoa một cọng cỏ, chẳng cho mà lấy thì đều là đã phạm vào tội trộm cắp rồi.
   
   Sự việc vị cư sĩ này mượn muối sau khi trải qua một năm, ông ta có một hôm, ở trong định của pháp tu mà ông đang hành trì, đột nhiên ông nhìn thấy bóng của một đống lớn đồ sộ phía trước mặt, vả lại bắt đầu từ đó trở đi, mỗi ngày đều là thấy như thế. Ông ta quán sát tỉ mỉ, phát hiện ra rằng cái bóng này vốn chẳng phải thứ gì khác, mà là đống muối giống như núi vậy. Ông cứ suy đoán ngẫm đi nghĩ lại tỉ mỉ, rốt cuộc tỉnh ngộ ra chuyện xưa mượn muối nhà hàng xóm trước kia. Ông vô cùng kinh hãi nói rằng : “ lấy của người ta một thìa muối, một năm chưa trả, lợi tức ngờ đâu lại sinh nhiều như thế ! Nếu như thiếu nợ người ta một đồng bạc, lợi tức của một năm có thể sẽ sinh ra ngàn vạn đồng bạc, nghiệp nợ quả báo quả thật là “ một vốn vạn lời ” đấy !
   
   Ông bèn vội vàng chuẩn bị rất nhiều tiền, đích thân đến khu sản xuất muối đi mua vài ngàn gói muối, giá trị và phí vận chuyển muối, ông thảy đều cùng lúc trả sạch hết, dặn dò ông chủ sản xuất muối hãy đem những gói muối chất cao như núi này vận chuyển đến khu vườn phía sau của nhà hàng xóm mà ngày xưa ông đã từng đến mượn muối, bảo rằng là hoàn trả món nợ cũ cho ông ta.
   
   Sau khi đã xong món nợ  Muối ” , núi muối mà đã nổi hiện trước mặt ông ta tức thời tiêu tan chẳng còn bóng tích. Từ đấy về sau, trước mắt ông ta chẳng còn nổi hiện núi muối nữa. Lúc này, vị cư sĩ này rốt cuộc đã triệt để ngộ được sự nghiêm trọng của nhân quả nghiệp báo. Ông thường hay đem sự việc mà ông đã đích thân thể nghiệm này bảo lại với mọi người, để cho họ có chỗ đề phòng cảnh giác.
   Ông nói rằng : “ Chớ bảo suối nhỏ dễ lội qua, cần phòng đá ngầm cũng kinh người ”. “ Nhân quả nghiệp báo, tựa bóng theo hình ” mà trong kinh Phật đã nói một chút cũng chẳng sai. Tôi lấy một thìa muối của hàng xóm, quên mất hoàn trả cho người ta, nào ngờ đâu sau một năm, một dúm muối ngờ đâu lại trở thành lớn như ngọn núi. Lợi tức nghiêm trọng một vốn vạn lời như thế quả thật khiến cho tôi cực kì khiếp hãi ! Vẫn may là “ muối ” là thứ rẻ tiền thô tục mà bản địa sản xuất, chớ nếu không, nếu là tiền vàng hoặc thứ trân quý, vậy thì hậu quả khó mà lường được rồi ! ”

   Cư sĩ lại trịnh trọng khuyên bảo mọi người rằng : “ lấy một dúm muối của tục gia mà còn có nhân quả nghiêm trọng như vậy, giả như có người trộm lấy vật tam bảo ( những tài vật của chùa miếu, tịnh xá và người xuất gia ), vậy thì tội nghiệp càng là nghiêm trọng rồi.

   Địa Tạng Bồ Tát nói rằng : “ Nếu có chúng sanh xâm tổn của thường trụ, …, hạng người như thế phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn vạn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được…
   Nếu có chúng sanh trộm cắp tài vật, lúa gạo, đồ ăn thức uống, y phục của thường trụ, cho đến một vật không cho mà lấy; kẻ đó phải đọa địa ngục Vô Gián trong ngàn vạn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được. ”
   
   Tội nghiệp của việc trộm dùng “ vật tam bảo ” cớ sao lại nghiêm trọng như vậy ? Nguyên nhân là những tài vật của chùa chiền hoặc tịnh xá và tất cả người xuất gia thảy đều là vật bố thí cúng dường chung của các thí chủ thập phương. Lấy tiền tài của người xuất gia để đi làm những tục sự tư nhân thì chính là vi phạm vào tội thập phương chẳng được sám hối. Người này sau khi chết đi, nhất định đoạ vào địa ngục vô gián, thảm gặp vô lượng nỗi khổ lớn. Sau khi đã chịu đựng những thảm khổ của ngàn vạn ức năm, vẫn còn phải đoạ làm trâu bò trong súc sanh đạo để hoàn trả những món nợ nghiệp đã thiếu trước kia.

Thơ rằng :
   Tài vật nhà Tăng thập phương đến,
      xâm tổn sẽ gặp các khổ tai,
      lúc ra địa ngục trả nợ nghiệp,
      làm bò vạn kiếp càng bi ai ”.

 Phụ chú thuyết minh :
   Bất luận là các pháp sư xuất gia hay là các cư sĩ tại gia, bất cứ người nào trộm vật tam bảo, thảy đều là phạm tội thập phương. Tội thập phương là chỉ tội vi phạm tội rất nhiều, bởi vì “ vật tam bảo ” là tài vật mà các tín chúng thập phương đã cúng thí. Tội xâm phạm tài vật tư nhân thì còn dễ sám hối, nếu như vi phạm đến tội thập phương chúng, chẳng những không cách nào sám hối, vả lại còn nhất định đoạ vào địa ngục vô gián. Kinh Bảo Lương nói rằng : “ thà tự ăn thịt mình, chẳng được trộm ( vật ) tam bảo ”.
    
    Thông thường thì hành vi mà những người bình thường trong sự vô ý dễ dàng vi phạm tội nghiệp lớn là : lúc đi đến chùa chiền hoặc tịnh xá phật đường hay lạm dụng tài vật thường trụ, hoặc tuỳ tiện lấy những trái cây, hoa mộc … mà chùa miếu trồng; hoặc ở trong chùa chiền tịnh xá tự tiện gọi điện thoại đường dài, phí điện thoại thì do thường trụ gánh lấy … Phàm là loại này đều là tội nghiệp nghiêm trọng phạm vào “ trộm dùng vật tam bảo ”.
   
    Xưa nay có số ít những người vô tri bởi vì tổ tiên của họ là hộ pháp lớn của cái chùa miếu này - gọi là đại thí chủ, đã bố thí cúng dường rất nhiều tài vật và ruộng đất cho chùa miếu. Thế nhưng những đứa con cháu chẳng thể kế thừa tổ nghiệp của họ vọng tưởng xem cái chùa miếu này là Quàn Tổ ( nơi giữ linh cữu Tổ Tiên ) , thậm chí là nghĩ đủ mọi cách để bá chiếm tài sản chùa, vả lại lại còn phái lưu manh vào trong miếu thâu lấy những tiền nhang dầu mà các thiện tín đã cúng dường, xem những người xuất gia thường trụ của chùa miếu như là những người làm công của họ vậy. Không còn tội ác nào lớn hơn thế nữa !
   
   Nên biết rằng : phàm là những tài vật và ruộng đất bố thí cúng dường cho chùa miếu, sau khi đã quyên thí thì trở thành vật tam bảo, người khác không được chiếm dụng, nếu không thì tạo tội thập phương, vả lại đấy là công đức mà các bậc tiền bối đã tạo, chẳng có liên quan gì với con cháu, bởi vì cơm mà tiền bối ăn vào bụng thì con cháu sẽ chẳng no được.
    
    Trong phật giáo, thường thường phát sinh các nữ chúng : “ xuất gia giữa chừng ” ( sau khi thành niên rồi mới xuất gia ) – Ni sư sau khi chết, con cái của cô ta chẳng có tài năng đức hạnh như mẹ, lầm tưởng rằng những tài vật của cái chùa miếu ( hoặc tịnh xá ) mà Ni Sư này đã ở là di sản của mẹ - vật kỉ niệm. Do đó những đứa con không có tài năng phẩm hạnh này bèn xem mình là ông chủ, vả lại còn làm nhiễu loạn những người thường trụ của cái chùa miếu ( tịnh xá ) này khiến họ ngày đêm chẳng được an ninh.
   Phàm là những di vật của các Tăng Ni xuất gia đều thuộc vật tam bảo, những tục nhân tại gia không được chiếm hữu một cách riêng tư, nếu không thì tạo thành tội thập phương. Huống hồ chi đời người vô thường, sau khi chết rồi thì vạn thứ chẳng mang theo được, duy chỉ có nghiệp theo mình, hà tất vì tham sự hưởng lạc nhất thời, sự buông tuồng ra vẻ nhất thời mà phạm phải đại tội thập phương, khiến bản thân gặp phải những nghiệp báo thảm khổ của ngàn vạn ức năm đây ? Như thế này thì không đáng chút nào !

Vật tam bảo chớ tuỳ bừa lấy dùng
   “ Vật tam bảo ” là chỉ những tài vật của chùa miếu, tịnh xá và người xuất gia. Thật ra thì vạn vật đều có chủ nhân, sơn hà đại địa, kim mộc thuỷ hoả, chẳng cái gì mà không phải là bảo vật, chưa thông qua sự cho phép của chủ nhân, sao có thể tuỳ ý sử dụng ? Lấy dùng thì cũng nên cảm tạ cái thần ân của thiên địa. Nếu phạm giới cấm mà gieo xuống cái nhân trước, cuối cùng rồi cũng cần phải chịu quả báo hoàn trả. Do vậy mà khởi tâm động niệm đều nên dè dặt cẩn thận. Chúng ta tu đạo tức là tu cái thiên lương tự tánh này, chẳng để bị những sự cám dỗ bên ngoài xâm nhiễu; tánh thiên như như, có thể được như vậy lẽ nào chẳng phải là Thánh Phật đó sao ?

Thanh tịnh trang nghiêm sanh huệ nhật, Trong biển công đức thường có dư
   Tự tánh tu luyện đến mức trang nghiêm thanh tịnh, tự nhiên sẽ sanh huệ nhật ( ánh sáng mặt trời trí tuệ ), khôi phục bổn tánh tự nhiên, có đầy đủ trí tuệ bát nhã, như ánh sáng mặt trời chiếu được đến cả những khe hở nhỏ nhất, mọi việc chẳng cái nào không thấy rõ. Đạt đến cảnh giới Thánh Phật này, thì tánh thiên như biển trời rộng lớn bao la, công đức cũng vô biên như biển, cái công đức thành Thánh Phật vô cùng bao la dư dật !

Thân làm tấm gương để giáo dục, Thành tựu chúng sanh nhân gian vạn lợi.
   Người tu đạo có thể lấy thân mình để thị hiện đạo, làm tấm gương sáng cho mọi người, như Thánh Phật Thần Tiên đều là do tu luyện mà thành, hành những giáo hoá không lời nói, khiến người sau kính mộ noi theo, vậy thì thành tựu chúng sanh thành Thánh thành Phật, tự nhiên lợi ích ông trời và nhân gian, lẽ nào chẳng phải là mọi người được vạn lợi, tự mình cũng là “ một vốn vạn lợi ” đó sao !

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.