Phát Nhất Sùng Đức
Giác Lộ Chỉ Nam
Lời
tựa :
Trước
đây tai văn hóa sự nghiệp Quang Tuệ, vị Đổng Sự! Trưởng Tiện Nhân Trần Đại Cô tư bi chỉ thị, muốn hậu học chú giải, phiện dịch (bộ
Giác Lộ Chỉ Nam) nhất thư này, trong ấn tượng của hậu học “Giác Lộ Chỉ Nam” là
một quyển sách sớm nhất trong đạo trường, đây là một bộ sách hay để chỉ dẫn những
người tu đạo có quan niệm chính xác, là vào thời kì đầu tiện khi Đại Đạo được
phổ truyền, được ghi nhận tư trông số những người chơn tu thực luyện trong đạo
trường, đó là những vị tiền hiền ngộ đạo một cách sâu sắc, đương thời vốn là một
quyển sách đạo lý được thịnh hành nhất vào thời đó. Hiện nay hậu học được giao
trọng trách chú giải và phiên dịch quyển sách này, thật sự hậu học cảm thấy vô
cùng vinh hạnh, nhưng lại hết sức cẩn thận và trân trọng để tiếp nhận công tác
này.
Quyển
sách này, ngoài lời tự bạch của tác giả ra, tổng cộng có 16 chương, trình tự
được chia làm như sau:
1. Chương Trí Tuệ
2. Chương Nhân Quả
3. Chương Quái Ngại
4. Chương Oan Nghiệt
5. Chương Nghi Hoặc
6. Chương Ma Khảo
7. Chương Giới Luật
8. Chương Bố Thí
9. Chương Đạo Thống
10. Chương Tôn Sư
11. Chương Truy Căn
12. Chương Thành Chánh
13. Chương Dung Đức
14. Chương Ngoại Công
15. Chương Nội Công
16. Chương Quả Vị
Trong
đó “Chương Tôn Sư” chính là nội trước khi Thiên Nhiên Sư Tôn thành đạo, những
phương pháp và lý niệm củạ Sư Tôn, sạu khi xem xong chúng tạ tưởng rằng nó
không thích hơp cho thời đại này nữạ, nhưng nếu sạu khi chúng tạ thạm khảo và
suy ngẩm sậu hơn, thì sẽ biết đươc y nghĩạ trông đó thật không nhỏ chút nào,
không những chúng tạ có thể hiểu rõ được sự tôn quý củạ Minh Sư nhất chỉ điểm,
mà còn hiểu được lòng tôn kính, lại càng là động lực thúc đẩy Đạo trường cùng với
Tiền Nhân và các vị Tiền hiền đại đức. Do đó những chương trong quyển sách này
đều thích hơp với thời đại này, mà cái Lý lại càng rộng lớn và có thể truyền đến
lâu dài hơn. Đây cũng là một quyển kinh thư khộng thể thiếu đối với người tu đạo,
mong rằng người đọc hãy xem đây như là một bảo bối mà tin tưởng và phụng hành.
Trải
qua nhiều tháng để chú thích, cuối cùng hậu họcc cũng đá hòan thành trọng trách
cộng việc chu giải và phiên dịch quyển “Giác Lộ Chỉ Nam”, trộng quá trình chu.
thích và tra cứu kinh điển, mới thật sự thấy được bàn thân tác già biên tập nên
quyển “Giác Lộ Chỉ Nam” này, là người rất tinh thông đạo lý củà tam giáo, bên cạnh
đó còn có sự chỉ dẫn củà một số vị đạo thân cộ tài học uyên bác, đã làm cho mọi
người thốt lên lời kính phục, thêm vào đó là có thêm sự thệ ngộ đối với Đạo và
Tánh Lý tâm pháp, trực chỉ Thiên tâm, làm cho thâm tâm mọi người sản sinh nên lòng
kính ý. Chỉ là do những gì mà cá nhân hậu học đã học được là có hạn, do đó cũng
đã mời Sĩ Lâm Trương Hồng Kiết Giảng Sư hiệp trợ giúp đỡ, tận lực để chu giải,
mong rằng khộng phụ lòng của tác giả, nếu như còn những điều giải thích khộng
đươc rõ ràng, hi vọng các vị Tiền Hiền
chỉ chính thêm.
Mạnh
Xuân năm Nhâm Ngọ
Vân Châu Văn Nho
Cẩn tự
tại Trung Hòa Viên Thộng Sơn, Quàng Cư Thất
Lời
tự bạch của tác giả :
Những
vị trung thần ái quốc, những bậc cha mẹ thường xuyên làm việc thiện, trãi qua
nhiều đời trong lịch sử, đã có biết bao nhân tài ưu tú cứ thế không ngừng liên
tục xuất hiện, còn những vị quân thần bội ngược lại mệnh lệnh của Quốc Vương,
hay kháng cự lại mệnh lệnh của cha mẹ, những người bất trung bất hiếu, thì
trong mọi thời đại đều không ít những nhân vật đó, chỉ có Đại Đạo của Thánh
nhân mới có thể chấn chỉnh và cứu vớt được hành vi cực đoan bạo ngược ấy, và có
thể bù đắp lại những thiếu sót mà họ đã gây ra, căn cứ theo những tình huống
theo mọi thời kì khác nhau, chúng ta mới có thể chọn ra nhiều phương pháp thích
hợp để xử lý, đồng thời làm cho nhân tâm và những phong tục không tốt xưa kia
được quay về chánh đạo, nhưng một khi Ơn Trên giáng xuống Đại Đạo, thì nhất thiết
phải lập nên sự khảo nghiệm, có Phật giáng thế để truyền Thánh đạo, thì tất
nhiên cũng sẽ có Ma giáng thế để khảo đạo, đây là định luật từ xưa đến nay đều
như thế.
Tục
ngữ có câu: “Nếu như không có khảo nghiệm, thì không tài nào có thể phân biệt
ra ai là trung thần, ai là gian tế, ai là hiền sĩ, ai là kẻ ngu đần, ai thật,
ai giả, ai chánh, ai tà”.
Hàn
Du Phu Tử lại nói: “Người có đức cao vọng trọng, hành sự đều thành, thì rất dễ
bị phỉ báng”, câu nói này thật không hư không giả chút nào. Từ khi chúng ta cầu
đạo đến nay, cũng đã trải qua biết bao khảo nghiệm, những hình thức ma khảo giáng xuống đâu chỉ có một mà
thôi, theo sự tra xét những người đã bị khảo đảo, đại đa số cũng chính là tham
tâm vọng tưởng, bất minh chân lý, thật là đáng buồn biết bao!
Nay
chúng ta có thể gặp được thời tam kì mạt kiếp, thật sự đây là thời cơ tốt nhất
để chúng ta tu đạo, lại vừa đúng lúc gặp được cuối hội Ngọ, đầu hội Mùi, may mắn
được Ơn Trên ban đại hồng ân. Vào lúc Thiên Đạo được phổ truyền, đây có thể nói
là Ơn Trên không hề tiếc nuối khi giáng hạ Đại Đạo chí tôn chí quý, ai cầu thì
người nấy đắc, ai tu nấy thành, mọi người đều có thể ngộ được căn bản của sinh
mệnh, để linh tánh phản hồi căn nguyên, mỗi người đều có thể siêu thoát trần thế,
và đắc Đạo thành Tiên. Nhưng có một điều chúng ta phải biết rằng, có chơn Đạo tất
có chơn khảo, đây chính là những lời Hoàng Mẫu trong Huấn Tử Thập Giới đã nói:
“Thiết lập nên đủ mọi phương pháp, để khảo nghiệm các vị hiền sĩ, để xem các
con ai có chí hướng hiền định?”
Lại
nói rằng: “Ơn Trên làm như vậy, chính là mượn Ma để giúp đỡ cho Đạo được triển
hiện sự quý báu đó, mượn người ác để khảo người thiện xem phải chăng thật lòng
hay giả dối”.
Giả dụ như hậu học cùng tu đạo với những vị tu sĩ khác, không hiểu rõ chân lý, bị những kẻ phản đạo bại đức liên kết với nhau, dùng đủ mọi phương pháp để khảo đảo, hay bị lợi ích làm cho mình mê hoặc, như vậy không những cá nhân mình bị khảo đảo mà thôi, vả lại còn liên lụy đến tổ tiên nhiều đời của chính mình, mà còn liên lụy đến con cháu đời sau, không những thế còn ảnh hưởng và lỡ mất đi cơ hội của những người hữu duyên lương thiện, thật sự đây là một việc hết sức đau lòng!
Cho
nên, vô cùng hi vọng những người tu Thiên Đạo, trước tiên phải hiểu rõ đạo đức,
nhân luân và những lý lẽ luân thường, vả lại còn phải hành được tam cang ngũ
thường, và phải tôn kính những người truyền thụ nghề nghiệp cho chúng ta, xem
trọng những sự tuần hoàn và hành đúng theo những quy tắc đạo đức, từ lúc bắt đầu
cho đến khi kết thúc, không hề thay đổi. Bởi vì đây vốn là bổn phận và là công
việc chúng ta nên làm, chúng ta hãy quan sát thử xem, những vị vĩ nhân từ xưa đến
nay, công đức của họ đều lưu lại tại nhân gian, cùng với danh tiếng lưu truyền
đến hậu thế, có ai mà chỉ biết thọ ân huệ của người mà không biết báo ân, ngược
lại không lẽ chúng ta có thể làm ra những chuyện có lỗi với ân nhân của mình,
cùng với những việc bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa như vậy hay sao?
Huống
hồ chi là những người có tâm tu trì đạo của Thánh Hiền Tiên Phật, hi vọng những
đồng bào đã cùng tôi đến chung một nguồn cội, tu đạo phải dựa vào ý nghĩa chơn
chánh của Đại Đạo, chớ nên bị người khác dẫn dụ và làm lỡ mất đi tiền đồ của
chính mình, chúng ta nhất định phải biết một điều là: Tất cả những tà thuyết dị
đoan đều vô căn cứ, đó chỉ là truyền thuyết mà thôi, nhưng đây cũng là cơ hội
cho chúng tạo ra mọi thứ để dẫn dụ và làm mê hoặc những người tham tâm vọng tưởng,
và làm cho họ bị đọa đấy!
Chúng
ta hãy nhìn một cách tỉ mỉ, việc tu đạo thật không dễ dàng tí nào, mong rằng các
vị hãy cố gắng phản tỉnh và tra xét kĩ càng, nếu chẳng may có người đã lỡ dẫm
phải vết xe đổ, thì mong rằng hãy nhanh chóng quay đầu, nhận rõ căn bản, quay về
chánh đạo, và sám hối tất cả những tội lỗi, sai lầm, và những ai chưa rơi vào
ma trận, thì cũng nên sớm ngày thức tỉnh một cách rõ ràng minh bạch, biết cách
phân biệt đâu là chánh, đâu là tà, để tránh làm trễ nãi bản thân. Ngày xưa Khổng
Lão Phu Tử đã sáng tác ra quyển sách “Xuân Thu”, quyển sách này đã làm cho những
ai phản bội với mệnh lệnh của Quốc vương và Phụ mẫu, và những kẻ bất trung, bất
hiếu đều hết sức lo sợ, Mạnh Lão Phu Tử đã chỉ trích những ngôn luận của Dương
Chu và Mặc Địch, đồng thời cũng đã dập tắt mọi tà thuyết dị đoan, hi vọng tất cả
những huynh đệ, tỉ muội, ai nấy đều có được đại trí tuệ, phát lên tâm đại từ đại
bi, để cứu vớt những sinh linh tránh được cảnh đọa đày trong biển khổ, và sớm
ngày được đạt đến bến bờ giải thoát, bước lên cảnh giới Niết Bàn, đây mới thật
sự là một đại công đức đấy!
Chương
1 : Trí Tuệ
Trí
tuệ có chân thật và giả dối, trí tuệ chân thật phát xuất từ Thiên tánh là
Nguyên thần, tuyệt không giả tạo dối trá, Mạnh Tử nói: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”,
là cái mà ta vốn có. Còn giả trí tuệ phát xuất từ mắt, tai, mũi, miệng, thân,
ý, đây là lục căn sở sinh ra lục thức, những điều này vốn không phải là bản lai
diện mục mà tâm tánh con người đã có sẵn.
Trong
Kim Cang Kinh có nói: “Phàm những gì có hình tướng trên thế gian, đều là hư ảo
không thực”. Sách Đại Học có nói: “Làm thiện trừ ác, sau đó mới có thể thúc đẩy
được lương tri lương năng của chúng ta, để đạt được cảnh giới cao thượng nhất,
từ việc hành thiện trừ ác, sau đó thúc đẩy lương tri lương năng bước đến mức
cao nhất, đã được Ơn Trên ban tặng, như vậy mới là người đạt được trí tuệ thật
sự”.
Con
người kể từ khi giáng sanh vào thế gian này, mỗi người ai nấy đều mang một
Thiên tánh thuần thiện vô ác, nhà Nho gọi là “Đức hành linh minh” (sáng tỏ đức
tánh), nhà Phật gọi là “Tự tánh Kim Cang bất hoại”, Đạo gia gọi là “Đạo Thần Diệu
Hư Vô”. Con người sở dĩ được làm người, là dựa vào Thiên tánh. Con người sở dĩ
làm Thánh Hiền Tiên Phật, cũng chính là nhờ vào điểm Thiên tánh thuần thiện
này. Nói cách khác, muốn nhập thế làm người hoàn mỹ, tất cần phát huy Thiên
tánh. Muốn xuất thế làm Tiên Phật, cũng cần phát huy Thiên tánh. Thánh Hiền nhập thế,
tức Tiên Phật xuất thế, Thánh Hiền Tiên Phật đều do chí thành tận tánh - thực
hành ngũ luân bát đức, do đó họ mới có sự thể ngộ như thế, căn bản là không cần
thiết phân biệt phải nhập thế hay xuất thế chi cả.
Nói
tóm lại, Thiên tánh điều khiển công việc, phát xuất từ sự vô ý, thuần do lương
tâm phát động. Trong công việc không do Thiên tánh điều khiển, sẽ phát xuất từ
sự có ý, thuần do Lục trần khuấy động. Phàm việc làm hợp với Thiên tánh, là trí
tuệ chân thật. Không hợp với Thiên tánh, là trí tuệ giả dối. Có một số người chỉ
biết tranh danh đoạt lợi, chẳng màng đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, đầy dẫy tham,
sân, si, ái, chẳng ngộ chánh đẳng chánh giác, suốt ngày chìm đắm trong tửu, sắc,
tài, khí, lại tự nhận mình là kẻ thông minh lanh lợi. Nào biết danh lợi tại thế
gian có chăng cũng chỉ là hoa mơ cảnh mộng, hưởng thụ vật chất đều là dục vọng
nhất thời. Phàm đánh mất Thiên tánh - tổn hại Nguyên thần, tạo tội nghiệt -
gieo oan khiên, đều không thể vượt thoát ra khỏi. Bởi lẽ đó, nên nói rằng người
thông minh, chính là kẻ ngu xuẩn.
Trí
tuệ chân thật, cần nhìn thấu hồng trần - thấu tỏ sự chân thật và giả dối, không
bị công danh phú quý lôi kéo, không bị tửu, sắc, tài, khí làm cho mê muội, bảo
tồn Thiên tánh, giữ Nguyên thần, cử chỉ hành động không rời Thiên lí, ngôn ngữ
ý niệm không vượt ra khỏi bổn tâm. Tiến thêm bước nữa là cầu Chân Đạo - đắc tâm
truyền - phát thệ nguyện - độ chúng sinh - giáo hóa người đời - cứu vãn phong tục
suy đồi, cùng thoát khỏi biển khổ, cùng bước lên con đường giải thoát. Đây
chính là những điều Nho gia nói đến: “Sau khi triển hiện đức tính của bản thân,
còn phải cách xa và loại trừ những thói quen cũ, đồng thời dạy người dân cùng
nhau hướng thiện”. Đây cũng chính là lời nói của Phật gia rằng: “Bản thân đã
giác ngộ, mà còn phải truyền thụ, dạy bảo Phật pháp để người khác cùng nhau liễu
ngộ, thoát ly khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi.”
Nếu
quả thật làm được như vậy, mới là tận Thiên tánh của con người, làm những điều
hợp với Thiên tâm, mới có thể phản hồi trở về cội nguồn, quay về điểm xuất phát
của Thiên tánh. Nếu có được sự thể ngộ này, thì hãy thực tiễn hành độn một cách
thiết thực, như vậy khi còn tại thế tất sẽ trở thành Thánh Hiền, sau khi ly thế
thành đạo tất thành Tiên Phật. nếu đem so với những kẻ bội ly chánh đạo, cùng
chảy chung dòng nước ô trược, cứ thể mà trôi nổi, lặn ngụp trên thế gian, người
trên cõi hồng trần cứ mãi trầm luân, mê muội, thì chúng ta càng hơn họ gấp
ngàn, gấp vạn lần, đó mới là người thật sự thông minh và có trí tuệ.
Chương
2 : Nhân Quả
Thuyết
nhân quả là định luận dựa trên sự thật,
có thể nói xưa nay không thay đổi. Thường nói: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu
được đậu”, quan sát thực tế, tự sẽ có sự chứng minh đầy đủ. Trên từ cõi Trời,
dưới đến mặt đất, bất luận là người hay vật - là quỷ hay thần, đều ở trong nhân
quả. Gieo nhân thiện sẽ kết quả thiện, gieo nhân ác sẽ kết quả ác, trong vũ trụ
tự nhiên biến hóa.
Nhân
sinh vũ trụ đã là con người đứng trên vạn vật, sao có thể điên đảo biến hóa
không rõ nhân quả, sao có thể tự cho rằng thông minh mà không tin nhân quả. Tục
ngữ nói: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem đời này nhận lãnh những gì, muốn biết
quả đời sau, thì xem việc làm của ta đời này”. Kiếp trước gieo nhân, đời này kết
quả, đời này gieo nhân, kiếp sau kết quả. Nhân, là đầu mối khiến nhân quả không
thể kết thúc, cho nên sinh tử mãi không chấm dứt, tứ sanh lục đạo , từ đây luân
hồi không dứt. Tuy có phú quý, thế nhưng khó tránh quả báo oan nghiệt. Rốt cuộc
sống rồi lại chết, khổ đau triền miên vui trong thoáng chốc rồi
vụt tan biến, không có ngày giải thoát.
Người
đời không tin nhân quả, bảo rằng người chết như ngọn đèn đã tắt, do vậy không
tin báo ứng, nói chỉ thấy người sống chịu tội, nào thấy người chết mang gông
cùm. Đâu biết con người do ba bộ phận hợp thành, Hình thể chỉ một trong số đó. Ngoài
Hình thể này ra, còn có Linh tánh và Khí thể. Người chết là Hình thể bị diệt,
song Linh tánh và Khí thể vẫn chưa diệt. Có thể nói người chết vốn không thật sự
đã chết, thế nhưng lìa dương thế - đi vào cõi âm, như di chuyển chỗ ở. Con người
không thực sự đã chết, sinh thời tạo tội nghiệt, sau khi chết sao có thể miễn
nhận lãnh? Ví như chuyển nơi cư trú, ngụ tại thôn A nợ nần chồng chất, chuyển đến
thôn B, sao có thể không hoàn trả? Con người tại dương thế không tin nhân quả,
đến khi trút hơi thở lìa nhân thế, hồn đi vào Âm tào, đứng trước Nghiệt Kính
Đài soi chiếu, liền biết không phải là giả, bấy giờ dẫu hối hận cũng đã muộn
màng.
Hy vọng
tất cả chúng sanh trên thế gian, hãy nên nhân cơ hội này mà sớm ngày giác ngộ đạo
lý về nhân quả, nên trồng nhiều thiện nhân, tích thiện đức, không làm những
hành vi độc ác, mà nên hành cử chỉ lương thiện, mà nhất là phải thành tâm kính
ý để tu thân dưỡng tánh, học đạo tu đạo, thế Thiên tuyên hóa, giảng nhân nghĩa
đạo đức, để có thể siêu thoát được nghiệp nợ bị tình cảm phàm trần trói buộc,
và tạo thành quả vị thành Tiên thành Phật, vĩnh viễn thoát khỏi sanh tử luân hồi,
nhân cơ hội này để biết thêm về định luật nhân quả, để có thể siêu thoát được
nhân quả một
cách nhanh chóng, đây mới chính là điều thiết yếu, và phương pháp để thoát khỏi
định luật nhân quả này, không còn cách nào khác cả, toàn bộ là vì có thể siêu
thoát khí số, và là nguyên nhân để khế nhập chân lý mà thôi!
Chương
3 : Chướng Ngại
Ai
ai cũng có Phật tánh, thấy Phật tánh, thì thành Tiên Phật, không thấy Phật
tánh, vĩnh viễn là chúng sinh. Ai ai cũng có sự quái ngại, giải thoát ra khỏi sự
quái ngại, thì thấy Phật tánh, không giải thoát ra khỏi sự quái ngại, sẽ rơi
vào hố sâu vực thẳm. Khi con người rơi vào chốn hồng trần, bị thói hư tật xấu
vây hãm và câu thúc - đắm chìm trong vật dục, bên trong là gia đình - bên ngoài
là bạn bè thân hữu, tình cảm gắn bó mật thiết, ân ái khuấy động buộc ràng, tìm
kiếm công danh phú quý, sẽ dẫn đến tham sân vọng tưởng. Vô vàn sự trói buộc, đấy
là quái ngại. Nếu con người không thấu tỏ đạo, nhận biết về lí không rõ ràng, đắm
mê quyến luyến hoa mơ cảnh mộng, không thể chặt đứt xiềng xích, khác nào đeo
gông cùm, nếu thế sẽ không có ngày thoát khỏi bể khổ. Phải biết rằng gia tộc
thân hữu là do luân lí kết hợp, công danh phú quý là sự hưởng thụ tạm thời, có
được bởi do duyên phận đáng có. Người có trí cần giác ngộ triệt để, thấu tỏ sự
chân thật giả dối, phân biệt hư ảo và chân thực, chớ lấy sự chân thật trộn lẫn
vào sự giả dối, giả dối nhận lầm là chân thật.
Ví
như Cha hiền Con hiếu - Chồng bảo Vợ nghe, vốn là sự đương nhiên của Thiên
tánh. Ghi lòng tạc dạ công ơn cù lao dưỡng dục của cha mẹ - yêu vợ con, cần dựa
trên Thiên tánh phát huy, chớ trộn lẫn trong sự ham muốn phàm tục của con người.
Lấy đạo để hiếu kính cha mẹ, lấy đức để yêu thương vợ con, sự ân ái chân thật
phát xuất từ Thiên tánh, chẳng thấy có gánh nặng hay áp lực gì. Cho đến công
danh phú quý, khi nó đến, muốn trốn tránh cũng chẳng thể, không thể có, cưỡng cầu
cũng vô ích. Thế nên cần lãnh đạm trước thế sự biến chuyển khôn lường, khi có
được không đáng để vui mừng, mất đi không đáng để ưu sầu, tâm không trụ chấp bất
kỳ hình tướng nào. Khổng Tử nói: ta xem phú quý như mây trôi. Nếu được thế, tuy
có ân ái, thế nhưng ân ái thích hợp dùng để phát huy Thiên tánh, tuy có công
danh phú quý, song công danh phú quý thích hợp dùng để nâng cao đạo nghĩa.
Đã gọi
là quái ngại, thì phải tồn tâm gì? “Tâm Kinh” rằng: “Y theo Bát Nhã Ba La Mật
Đa , tâm sẽ không quái ngại”. Sở dĩ có sự quái ngại, đều do lòng ham muốn phàm
tình trói buộc, há chẳng phải là hư hoa giả cảnh sao? Nếu thấu tỏ đâu là chân
thật tà ngụy, chặt đứt lòng ham muốn phàm tình - nhìn thấu ân ái, chỉ bắt tay từ
việc phát huy Thiên
tánh, đạt đến công phu nhất định, tự nhiên tâm sẽ không quái ngại. Nhận biết về
đạo không rõ ràng, không thể chặt đứt lòng ham muốn phàm tình - không nhìn thấu
ân ái, cho đến khi đánh mất Thiên tánh, rơi vào biển khổ, đây thuộc về sự nhận
thức sai lầm. Có một số người tại gia tu hành bảo rằng vợ chồng là oan gia, con
là nợ, nên đoạn tuyệt ân ái, cách biệt cha mẹ - rời xa vợ con, cũng là hành vi
sai trái tổn thương luân lí - không hợp với thiên lí, không thể thành chánh quả.
Họ đâu biết rằng đối với sự thương yêu, ân ái phải được phát huy từ Thiên tánh,
còn đối với danh lợi, nên từ trong tâm mà phát huy, không hề có bất cứ sự chấp
chước và những ý đồ bất lương nổi lên trong lòng, như vậy mới có thể thật sự xứng
đáng gọi là giải thoát được mọi sự lo lắng và ràng buộc, và thật sự thấy được
Phật tánh bổn lai quang minh vô nhiễm của chúng ta.
Chương
4 : Oan Nghiệt
Trên
đời có nợ tiền tài - nợ oan nghiệt, nợ tiền tài ắt phải đòi, nợ oan nghiệt ắt
phải báo. Tục ngữ nói: “Thiếu nợ phải trả nợ, giết người phải đền mạng”, đây là
quy luật tự nhiên. Con người sinh ra trên thế gian, sinh tử luân hồi, không
tránh khỏi tạo vô số tội nghiệt, thiếu vô số nợ oan nghiệt. Phàm là phạm giới
luật, thì mang trên mình nợ oan nghiệt, nợ oan nghiệt tùy thuộc lớn nhỏ, phải
xem vi phạm giới luật nặng hay nhẹ. Nặng nhất là nghiệp sát sinh gây ra oan
nghiệt, nợ sát sinh gây tạo oan nghiệt tuyệt đối không thể trốn thoát, dẫu cách
3 hay 5 đời - trải qua trăm năm - cách xa nghìn trùng thiên lí, tất cũng đòi
cho kỳ được.
Nay
đến tam kỳ mạt kiếp, nợ oan nghiệt trong mấy vạn năm nhất loạt đòi hết, tuy kiếp
trước có thể trốn thoát, thế nhưng kiếp này quyết không thể trốn. Vì thế hiện
nay hỏa hoạn lũ lụt - chiến tranh - dịch bệnh - đói khát, vô vàn kiếp nạn ập đến
không dứt. Khiến tâm thần hoảng hốt - trông thấy quỷ yêu và hiện tượng quái dị
xuất hiện không ngừng, đây đều do nợ oan nghiệt siết chặt - đền trả quả báo
duyên oan nghiệt. Đời này, duy chỉ có mau chóng tu hành mới thoát khỏi hạo kiếp,
nếu không quả thực khó tránh khỏi.
Thế
nhưng pháp môn tu hành khác nhau, có người tụng kinh ngồi thiền, có người phóng
sinh bố thí tiền của, có người ăn chay niệm Phật, phương thức tu hành hoàn toàn
khác biệt. Tuy là việc thiện, song không thể siêu sanh liễu tử, có chăng cũng
chỉ tiêu trừ nạn tai, thuộc trung thừa và hạ thừa, không thể siêu Phàm nhập
Thánh, lại chẳng thể tiêu trừ hết nợ oan nghiệt. Nếu muốn đạt đến cảnh giới tối
cao, phải cầu đạo chân chánh, thụ Minh Sư chỉ điểm, đắc Nhất Quán tâm truyền.
Dũng mãnh tinh tấn - tuyên truyền giáo hóa sâu rộng - tiếp dẫn nguyên thai Phật
tử - lập nhiều công đức, mới có thể tiêu trừ oan trái - vượt qua kiếp nạn, một
lòng thanh tĩnh không lụy phiền.
Cần
biết rằng “Chơn Đạo, oan nghiệt sẽ cấp bách đến đòi”,
không đắc Chân Đạo, oan nghiệt còn có thể trì hoãn, một khi đắc được Chân đạo,
nợ oan nghiệt sẽ tức tốc đến đòi. Ví như việc phàm tình - sự nghiệp càng tiến
triển thuận lợi, thì chủ nợ sẽ càng khẩn trương. Người tu đạo sau khi đắc đạo,
khó tránh khỏi không phát sinh sự giày vò, điều thiết yếu là cần thấu tỏ chân
lí - thấu tỏ oan nghiệt, bất luận bị giày vò tàn khốc đến đâu, cũng luôn nêu
cao tinh thần vô uý (không sợ hãi), nỗ lực tu hành tiến về phía trước, kết quả
sẽ đạt được thành tựu.
Chương 5 : Nghi Hoặc
Chương 5 : Nghi Hoặc
Người
cũng có phân biệt là người thật và người giả, Lí cũng được phân biệt ra hư ngụy
và chân thật. Nếu không biết phân biệt đâu là thật, đâu là giả, đâu là lý hư,
đâu là lý thực, thì được gọi là “hoặc”, mê hoặc mà không thể đưa ra một chủ ý
nhất định, thì được gọi là “nghi”. Hai chữ “nghi hoặc” này, chính là sự chướng ngại lớn
trong kiếp nhân sinh.
Trung
Dung nói: “Thiên Mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị đạo” . Mọi người đều có tự
tánh quang minh, tự tánh quang minh chính là Đại Đạo của nhân sinh. Con người sở
dĩ được làm người, là dựa vào tánh, con người muốn làm người, phải dựa vào đạo.
Tức trời là đại căn nguyên, phát xuất từ đạo. Thiên lí chân chánh tức là Đại Đạo
chân chánh, Đại Đạo chân chánh tức là bản tánh của con người. Con người có thể
hồi phục bản tánh, tức là chân nhân (người chân thật), ngược lại chính là giả
nhân (người giả dối).
Thánh
Hiền xưa kia lập ngôn tuyên truyền Đại Đạo, phát huy tường tận, có chứng cứ xác
thực, đặc biệt là Khổng Tử thuật về Nghiêu - Thuấn, hiến chương Văn Võ, trên
quan sát thiên thời, dưới xem xét đất đai sông ngòi, phàm lời nói đều dựa trên
quy luật của trời đất - biến hóa tự nhiên, quyết không có chút hư ngụy. Luận Ngữ
nói: “Khổng Tử nói, chỉ thuật lại chứ chẳng làm gì cả”, đây có thể chứng minh.
Khổng Tử sở dĩ trở thành Thánh nhân, chẳng phải ngài có sự nghiệp vĩ đại hay lập
được công huân chói lọi, mà hoàn toàn chỉ dựa vào việc thuật lại chứ chẳng làm
gì cả. Nói cách khác, Khổng Tử lập ngôn, chỉ miêu tả về sự thật tự nhiên, không
đàm luận mông lung xa vời. Tựa như nhân sinh Đại Đạo, quyết không có sự nghi ngờ,
đã không Nghi, thì không có Hoặc (hoài nghi). Hai chữ Nghi Hoặc, thoáng chốc đã
được giải trừ, bèn phát thệ nguyện - lòng tin kiên cố, mãi bôn ba trên đường đạo,
dũng mãnh tiến bước trên đường tu, sao có thể không đạt được thành tựu? được
gọi là Đạ"
Thế
nhưng con người luôn cho rằng mình là người thông minh, lòng tin về đạo không
kiên cố - nhận biết về lí không rõ ràng, từ Nghi sinh ra Hoặc - từ Hoặc sinh ra
Mê muội, tựa như người cao quý rơi vào vùng quê hẻo lánh, quả thật đáng tiếc.
Ví như người đọc sách, chỉ có chút ít kiến thức, lại tự nhận mình học thức uyên
thâm, bất luận thật giả đúng sai, bèn phê bình đánh giá, đây gọi là gặp chướng
ngại về lí. Người tu đạo, chỉ hiểu đạo một cách chung chung, lại tự nhận mình
thấu tỏ Đại Đạo, không dốc tâm đào sâu nghiên cứu, nên Nghi Hoặc đủ điều. Hay
cho rằng đạo không chân chánh - chùn bước không tiến về phía trước, hoặc tin
phép thuật kỳ quái - lạc vào con đường sai trái - lãng phí bao tâm huyết, rốt
cuộc không thể đắc thành chánh quả, đây gọi là Nghiệt chướng.
Trí
tuệ chân thật phải chặt đứt mọi Nghi Hoặc, nhận định về đạo chân chánh lí chân
chánh, dốc sức tu hành, chuyên tâm phụng hành. Bất luận hữu hiệu hay vô hiệu, đều
luôn chí thành, bất luận thành công hay không, đều kiên trì đến cùng. Nếu làm
được như vậy, dựa trên nhân quả báo ứng, nhất định sẽ đạt được thành quả. Huống
hồ lòng chí thành khiến người cảm động, trời cao tất gia hộ. “Trung Dung” nói:
“Có lòng thành sẽ thấu tỏ”, chẳng hề nói ngoa.
Chương 6 : Ma Khảo
Tục
ngữ nói: không trải qua ma nạn sẽ chẳng thành phật. Đạo chân chánh, tức có khảo
thật sự. Khảo là để nghiệm chân ngụy, ma để sửa lỗi lầm. Không có khảo sẽ khó
phân biệt chân thật và tà ngụy, không có ma thì lỗi lầm khó có thể sửa chữa.
Không những người tu đạo phải như thế, mà phàm gầy dựng sự nghiệp lớn - hay trở
thành người hữu dụng, cũng phải trải qua ma khảo, gian khổ đắng cay. Mạnh Tử
nói: “Trời đem trọng trách giao cho người, tất trước tiên làm khổ về tâm chí -
gân cốt rã rời - đói khổ xác xơ - thiếu thốn mọi bề - hành vi loạn động sai
trái”. Lại rằng: “Lúc sống gặp hoạn nạn khốn khó, khi chết sẽ an lạc sướng
vui”, có thể thấy ma khảo là trong kiếp nhân sinh ắt phải trải qua.
Nếu
là người tu đạo, một là phát nguyện trở thành bậc chân tu, hai là sám hối giải
oan trái, đối với ma khảo, cần tự tu hành giải thoát. Khi ma khảo ập đến bên
ta, tự nhiên sẽ động tâm, khi động tâm phải nhẫn nhịn, được vậy sẽ thấy được lợi
ích từ việc không thể (nhẫn nhịn trước nghịch cảnh không sao có thể chống đỡ nổi,
đến khi vượt qua sẽ gia tăng trí tuệ). Khảo do trời giáng, ma do người chiêu vời
đến, con người nếu phát nguyện tu hành, ý chí phải kiên quyết, chịu đựng gian
khổ đắng cay, nhẫn nhục trì giới, lập công chứng quả. Thế nhưng tâm ý phải
chăng kiên cố, tu hành phải chăng chân thành, không có khảo nghiệm, sao có thể
thấy bản thân mình là người chân chánh? Huống hồ tuyển chọn bậc hiền tài người
có năng lực, tiêu giải oan nghiệt, càng cần trải qua khảo luyện hết sức nghiêm
khắc, ma nạn trùng trùng không ngừng ập đến. Vì thế Bề trên giáng khảo, vốn
hoàn toàn phát xuất từ lòng từ bi yêu thương bảo hộ, chứ chẳng phải cố ý gây
khó dễ.
Nói
về khảo thì có Thuận khảo và Nghịch khảo, có lúc mượn việc để khảo, mượn bệnh
hoạn tai nạn để khảo. Đơn cử như công danh phú quý hanh thông, là Thuận khảo, bần
cùng khốn khó luôn gặp nạn tai, là Nghịch khảo. Nghịch khảo dễ ngộ, Thuận khảo
khó giác (nhận biết). Còn về ma chướng, là quá trình con người phải trải qua, đặc
biệt người tu hành càng khó tránh khỏi. Khi con người rơi vào hậu thiên, thông
thường ham muốn điên cuồng bất chấp đạo lí, cử chỉ hành động, vượt ra ngoài quỹ
đạo (vượt khỏi khuôn phép chuẩn mực), hoặc cử chỉ phóng túng vọng động, hoặc
kiêu căng cuồng ngạo, rất nhiều thói xấu, sẽ khó tránh ma chướng phát sinh
trùng trùng. Xem xét nhân quả báo ứng, đây cũng là lí tự nhiên. Nếu dè dặt cẩn
thận, ung dung Trung đạo, ma chướng tự nhiên sẽ bị tiêu diệt. Nhìn chung ma chướng
đến từ sự vô lễ - nạn tai ập đến khiến con người có cảm giác sống trong sự vô vọng
- phát sinh oan nghiệt không biết nguyên nhân do đâu, khi nghịch cảnh ập đến
bèn vui vẻ nhận lãnh - cam chịu và tha thứ.
Tóm lại cần thành tâm hướng về đường đạo - quyết chí tu hành, bản thân cần nhẫn nhục hứng chịu ma khảo, tự nhiên sẽ giảm thiểu ma khảo. Người tu đạo, không thể không chú ý những điều này.
Chương
7 : Giới Luật
Nhà
Nho nói: “Biết - Ngừng - Định - Tĩnh - An - Rỗng lặng - Chứng đắc", nhà Phật
nói: “Ngừng - Xem xét Chiếu soi - Giới - Định - Tuệ", hai thuyết này tuy
khác nhau, song công phu chẳng có gì khác biệt. Nhân sinh hậu thiên, bản tánh bị
Lục trần ô nhiễm, do vậy không phát hiện trí tuệ chân thật, tựa như giữa bầu trời
trong xanh bỗng mây mù che khuất, ánh sáng không thể tỏa chiếu. Nếu muốn trông
thấy bầu trời trong xanh, tất cần vén mây mù, nếu muốn hồi phục bản tánh, tất cần
giải thoát.
Công
phu nhà Nho gồm 6 giai đoạn, công phu nhà Phật có 3 giai đoạn, bước đầu chớ nên
miễn cưỡng. Ý nghĩa căn bản của Giới-Định-Tuệ, trước tiên (giữ) Giới sau đó mới
Định (cõi tâm không lay động), từ Định mới sinh ra Tuệ (trí tuệ). Nhà Phật gọi
là Giới (giới luật), lấy Giới để giữ Lễ, tức nhà Nho gọi là Lễ, lấy Lễ để trì
Giới (giữ giới). Nhà Phật gọi là Tuệ, tức nhà Nho gọi là Chứng đắc. Biết- Ngừng
và Ngừng-Xem xét Chiếu soi, giữ Lễ và trì Giới, đều cần cưỡng chế, song Chứng đắc
và Tuệ là sự tự nhiên. Nên đức Khổng Tử bảo rằng tâm không chướng ngại chẳng vượt
ra khuôn phép là thế đấy. Giới luật nhà Phật gồm “Không sát sanh - Không trộm cắp
- Không tà dâm - Không nói dối - Không uống rượu", Chí thiện địa (đất Chí
thiện) nhà Nho gồm “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín Sát sanh là bất Nhân, Không sát
sanh sẽ bồi dưỡng lòng Nhân. Ngừng ở lòng Nhân, tất Không sát sanh. Trộm cắp là
hành vi bất Nghĩa, Không trộm cắp sẽ tương thích với Nghĩa, Ngừng
ở Nghĩa tất Không trộm cắp. Tà dâm là không hợp với Lễ, Không tà dâm sẽ có Lễ,
Ngừng ở Lễ sẽ Không tà dâm. Nói dối là thất Tín, Không nói dối sẽ giữ chữ Tín,
Ngừng ở chữ Tín sẽ Không nói dối. Uống rượu là loạn tâm tính hao tổn Trí, Không
uống rượu sẽ nâng cao Trí, Ngừng ở Trí sẽ Không uống rượu.
Sát
sanh có trực tiếp và gián tiếp, phàm ăn thịt ăn thực phẩm tanh hôi, hay hành vi
làm thương tổn người khác, bất kể sinh mệnh của loài sinh vật nào, đều gọi là
Sát Sanh, đều tổn hại đến lòng Nhân. Trộm cắp không chỉ trộm cướp tài vật, phàm
cướp công đoạt danh hay cưỡng đoạt những vật lẽ ra không thuộc về mình, đều gọi
là Trộm Cắp, đều gây thương tổn đến Nghĩa. Tà dâm không chỉ đắm mê nữ sắc, phàm
khởi tâm niệm dâm dục làm xằng bậy trêu ghẹo gái nhà lành, lời nói cử chỉ vượt
qua vòng lễ giáo, đều gọi là Tà dâm, đều trái với Lễ. Nói dối không chỉ lời nói
không thật thà, phàm hư ngụy giả trá và lừa dối, mong muốn quá mức, đều gọi là
Nói dối, đều trái với chữ Tín. Uống rượu sẽ kích thích tâm tính quá mức, kích
thích thần kinh quá độ, nếu uống rượu bia sẽ khiến thần rối tánh loạn, đặc biệt
là phát sinh thị phi - gây tai họa khó lường, đây là kẻ không có Trí nhất. Người
tu hành cần hàng phục thân tâm, chớ phạm giới luật, nếu không sẽ đánh mất và
chôn vùi bản tính, vĩnh viễn ngụp lặn trong biển khổ không có ngày vuợt thoát
ra khỏi.
Chương
8 : Bố Thí
Bố
thí gồm có 3 loại: lấy tài vật cứu tế người, gọi là Tài thí. Trì giới nhẫn nhục,
gọi là Vô uý thí. Thuyết pháp giáo hóa người, gọi là Pháp thí. Đối với người tu
hành, Tam thí đều hết sức quan trọng, thế nhưng Pháp thí là Thượng thừa. Bố thí
cơm, nước, quần áo - trợ giúp tiền của cứu độ người đời, tuy công đức vô lượng
không kể xiết, xã hội có sự trợ giúp rất lớn, được người đời khen ngợi, kỳ thực
chỉ cứu về mặt hình thể, so với chân công thực thiện, vẫn chưa thể sánh bằng.
Nếu
hành Pháp thí, dùng lời thiện lành khuyến hóa, khiến tánh linh trực tiếp siêu
thoát, Kim đan rải khắp nơi, chúng sinh cùng bước lên con đường giác ngộ, khôi
phục thuần phong mỹ tục, con người được siêu Phàm nhập Thánh, so với Tài thí chỉ
cứu thân xác giả sẽ hơn hẳn gấp trăm lần. Đức Phật Như Lai thuyết pháp, nói rằng
lấy bảy loại châu báu như cát sông Hằng
trong Tam thiên Đại thiên Thế giới dùng để bố thí, đâu bằng khắc ghi-thực hành
nội dung của 4 câu kệ và nói cho người khác nghe, đây có thể
chứng minh.
Vô
uý thí, là hàng phục thân tâm - giải thoát khỏi Thức uẩn , chỉ tự tu giải
thoát, không như thuyết pháp độ người là có vô lượng công đức. Khổng Tử nói:
“Ta đã đứng vững mới khiến người khác đứng vững”, cũng là sự chứng minh.
Tuy
Tài thí chẳng phải là pháp môn Thượng thừa, chỉ giới hạn dùng trên cơ thể con
người, so với Pháp thí sẽ rất khác biệt. Như in kinh sách thiện - trợ giúp tiền
bạc trong việc bàn đạo, tuy thuộc về Tài thí, song thực chất là bố thí
Tài-Pháp. Khổng Tử nói: “Con người có thể mở mang phát triển Đại Đạo, thế nhưng
không thể lấy đạo để khiến con người phát triển mở mang”. May thay Thiên đạo
giáng thế, vốn là trời mượn nguồn nhân lực - con người dựa vào trời mới đạt đến
thành công, tuy nói Thiên đạo, thực tế là do con người làm. Đã do con người thực
hiện, đương nhiên mọi phương thức không thể tách rời cõi trần tục, gọi là mượn
giả tu chân - hòa nhập vào thế tục, mục đích tuy đến bờ bên kia, song trước khi
chưa đến bờ bên kia cũng cần có bùa hộ mệnh, trong tâm về mọi phương diện không
trụ chấp bất kỳ hình tướng nào. Đức Như Lai thuyết pháp, dùng phương tiện để cứu
độ chúng sinh. Ví như làm việc đạo, tiếp đãi đạo thân - in kinh sách và Thánh
huấn, bày biện trang hoàng đạo trường - thiết lập Phật đường, bất kể thứ gì
cũng cần có tiền, có tiền mới có thể phát triển, không tiền một bước cũng khó
triển khai.
Con
người nếu thấu tỏ nét tinh túy bên trong đó, ý nghĩa chân thật của Tam thí, sẽ
có thể thuyết pháp hành sâu rộng Pháp thí, có tiền tài thì hành Tài thí, chẳng
những có thể tiêu giải nợ oan nghiệt trong nhiều kiếp, lại có thể đạt đến chân
công thực thiện, không uổng phí một kiếp tu hành. Thế nhưng người có tiền tài
thường không nhìn thấu tiền bạc, thậm chí xem tiền như tính mệnh, có khi thà hy
sinh tính mệnh, chứ không chịu bố thí một xu, suốt một đời lăn lộn trong chốn hồng
trần, uổng phí biết bao tâm huyết, một khi vô thường đến, mọi thứ đều là không.
Biết chăng tiền tài là vật hữu dụng, nếu khéo sử dụng, có thể cứu tính mệnh của
con người, không khéo dùng, nó sẽ cướp đi sinh mệnh của người khác. Huống hồ tiền
bạc trao qua tay nhiều người, song bố thí quyết không rơi mất. Bố thí một đồng,
sẽ được một phần phước đức, người có trí cần suy ngẫm thấu đáo về vấn đề này.
(
Hiện đang làm thời kỳ mạt kiếp , trời ban ân huệ lớn , đạo chân chánh
phổ truyền khắp nơi , phàm là người có căn duyên điều có thể đắc được .
Tâm pháp huyền cơ chân thật từ xưa không tùy tiện tiết lộ , thời này ứng vận phổ truyền , quả là muôn đời khó đắc được cơ duyên này. )
Chương
9 : Đạo Thống
Đại
Đạo không có hai, chân lí duy chỉ có một, từ xưa đến nay, đều là như thế. Duy
chỉ khác nhau về môn phái, truyền thụ có sự khác biệt, tựa như có vô số sự phân
biệt, thật ra không ngoài việc cùng một nguồn cội song khác nhau về mạch đập,
tuy con đường khác nhau lại cùng một đích đến. Đại Đạo giáng thế, bắt đầu từ thời
đại vua Phục Hy. Vua Phục Hy một vạch mở trời là căn nguyên của Đại Đạo. Tiếp
đó từ Huỳnh Đế truyền đến Nghiêu - Thuấn - Vũ - Thành Thang - Văn Vương - Võ Vương -
Chu Công - Khổng Tử, Khổng Tử truyền cho Tăng Tử, Tăng Tử truyền cho Tử Tư, Tử
Tư truyền cho Mạnh Tử. Sau Mạnh Tử, tâm pháp thất truyền, Nho mạch bị lu mờ, đạo
thống trở nên sa sút. Thế nhưng Thích Ca Mâu Ni vào thời Chu Chiêu Vương giáng
sinh tại Ân Độ, truyền thụ tâm pháp, khai sáng Phật giáo. Đồng thời vào đầu
niên đại nhà Chu, Lão Tử ứng vận, truyền Đạo giáo. Lão Tử phía Đông độ Khổng Tử
- phía Tây giáo hóa Hồ Vương (Thích Ca Mâu Ni Phật), cũng nói rằng: một mạch
chia làm 3 tôn giáo.
Thích
Ca Mâu Ni Phật đơn truyền đến Đạt Ma Lão Tổ đời thứ 28. Thời Lương Võ Đế, Đạt
Ma đến từ hướng Tây, chỉ thẳng nhân tâm, không dùng văn tự, truyền cho Thần
Quang, Đạt Ma là sơ Tổ (Tổ thứ nhất), Thần Quang là Tổ thứ 2, từ đó kế tục đạo
thống. Tổ thứ 3 Tăng Xán, Tổ thứ 4 Đạo Tín, Tổ thứ 5 Hoằng Nhẫn - Tổ thứ ó Huệ
Năng. Cho đến Tổ thứ 7 gồm hai vị Bạch Ngọc Thiềm và Mã Đoan Dương, Tổ thứ 8 La
Viễn Chánh, pháp truyền Hỏa trạch, đạo
quy về nhà Nho, là ngoài sáng trong
tối. Từ Tổ thứ 8 trở
về sau, đến cuối đời nhà Minh đầu đời nhà Thanh,
Tổ thứ
9 Huỳnh Đức Huy phụng mệnh thừa tiếp.
- Tổ thứ 10 Tổ Ngô Tử Tường
- Tổ
thứ 11 Tổ Hà Liễu Khổ
- Tổ thứ 12 Tổ Viên Thối An
- Tổ thứ 13 gồm có hai vị Tổ Từ Hoàn Vô
và Dương Hoàn Hư
- Tổ thứ 14 Tổ Diêu Hạc Thiên
- Tổ thứ 14 Tổ Diêu Hạc Thiên
- Tổ thứ 15 Tổ Vương Giác Nhất
- Tổ thứ 16 Tổ Lưu Thanh Hư.
Nhiều
đời cứ thế mà nối tiếp, ba tôn giáo tham dự cùng một lúc, hoặc thiên về Nho
giáo, hoặc thiên về Phật giáo, hoặc Lão giáo, đều là ứng vận biến chuyển. Về
sau đạo chuyển đến Đông Lỗ, ba tôn giáo hợp nhất, Tổ thứ 17 Lộ Trung Nhất ứng vận
phổ truyền, phi loan tuyên hóa, Tổ thứ 18 gồm có hai vị Cung Trường (弓 長) Tổ và
Tử Hụệ ( 子 亥 ) Tổ, kế tục làm việc mạt hậu nhất trước (một lần sau cuối), đây là Đạo
thống Chính thức.
Ngoài
việc có Đạo thống Chính thức, còn có muôn nghìn giáo phái, người hiểu biết thì
cho rằng Vạn giáo Quy nhất , kẻ không hiểu sẽ nghi ngờ về việc phân chia môn
phái, dẫn đến nghị luận không dứt, bất đồng về ý kiến và quan điểm. Đạo có Mạch
chính Nhánh phụ, pháp có thượng trung hạ Tam thừa, phụng mệnh tiếp nối Đạo thống
là Mạch chính, từ Mạch chính phân ra các môn phái, họ tự truyền thụ trở thành
các Nhánh phụ. Mạch chính là phụng mệnh truyền thụ, pháp là Thượng thừa, các
Nhánh phụ là do tự truyền thụ, pháp đa phần là trung hạ Nhị thừa. Pháp Thượng
thừa, truyền từ Mạch chính, lâu ngày trở nên mất hiệu lực. Các môn phái khác,
hoặc lái thuyền từ bi phổ độ, tùy duyên tiếp dẫn, hoặc thành lập tông phái
riêng - dựa vào đó mà cứu vớt giáo hóa. Hoặc truyền thụ phép thuật kỳ dị,
chuyên thu các loại tinh quái dị kỳ, tuy ứng vận mà sinh ra, song đều không có
tâm ấn chân pháp, tức khiến người căn nguyên thâm hậu - ý chí kiên cường thành
tâm tu hành, cũng không tìm được đường tắt. Đại Đạo là thế, người tu đạo cần nhận
thức triệt để, chọn con đường thiện lành mà theo, mới không uổng phí bao công sức
khó nhọc.
Chương
10 : Tôn Sư
“Học
Kí” nói: “Thầy có nghiêm, đạo mới trở nên tôn quý”. Thầy gồm có Nghiệp sư -
Pháp sư và Thánh sư. Dạy học truyền trao kiến thức, hoặc văn hoặc võ, gọi là
Nghiệp sư. Giảng giải và truyền thụ phép thuật, gọi là Pháp sư. Chỉ rõ tánh lí,
được nghe đạo chí Tôn chí Quý, có thể siêu Phàm nhập Thánh, Cửu huyền Thất tổ
nhờ được ân đức, gọi là Thánh sư, cũng gọi là Minh Sư.
Bất
luận Nghiệp sư hay Pháp sư, đều truyền dạy tri thức, để mai này trở thành người
có ích cho xã hội, phàm là thành tựu của đời người, đều nhờ Thầy hết lòng đào tạo.
Sự tôn nghiêm của Thầy, còn hơn cả cha mẹ, ân đức của Thầy, sâu nặng hơn cha mẹ.
Duy chỉ có Thánh sư truyền cho ta Đại Đạo - chỉ cho ta con đường sáng - truyền
cho ta tâm ấn - cứu tánh linh ta - tiêu trừ nghiệp chướng của ta, ân đức sâu nặng
không bút mực nào có thể tả xiết. Công ơn cha mẹ sâu rộng như trời biển, vậy
công ơn của Thánh sư lấy gì để so sánh?
Công
ơn của Thánh sư đã sâu nặng nhường này, không thể báo đáp dù chỉ trong muôn một,
vì thế tôn kính phải dốc tận tâm lực. Tôn trọng Thầy cần thực hiện ba điều trọng
yếu như sau:
1. Tâm ý phải thành khẩn, không được xem
thường khinh khi.
2. Phải thận trọng về lời nói, không được
mạo phạm.
3. Phải lễ độ chăm lo chu đáo, không được
khinh mạn.
Ngoài
3 việc này, phải tuân theo ý Thầy, dốc sức tuyên hóa, trợ giúp Thầy làm việc đạo,
nhiệt thành dũng mãnh tiến về phía trước. Bản thân nếu có lỗi, nguyện chịu sự
khiển trách của Thầy. Ngày thường nghênh tiếp Thầy đến, về phương diện ẩm thực
phải dâng đồ ăn thức uống thanh khiết, lúc đau ốm phải chăm sóc cẩn thận, thời
khắc nào trong lòng cũng tồn tâm chí thành. Gặp việc liền xông pha vào dầu sôi
lửa bỏng - chẳng quản gian nan khó nhọc, tận lực đóng góp tiền của, không viện
cớ mà thoái thác, không được nghi ngờ lung tung, tự tạo tội lỗi. Khi gặp phong
khảo (khảo thị phi), trước tiên cần quan sát tận tường, nhẫn nhục đảm nhận trọng
trách, chịu oan khuất mà lo liệu chu toàn. Trong trường hợp ngẫu nhiên hoặc
không nhìn rõ - hiểu sai ý Thầy, cần dẹp trừ những ý nghĩ lệch lạc, tránh phát
sinh tin đồn thất thiệt. Khi can gián phải hết lòng can gián, nói chuyện phải
dùng lời trung chánh, không được tự cho mình thông minh, mà nói lời thị phi.
Thuở
xưa Khổng Phu tử là “thì trung chi thánh” . Thì trung , không nơi nào mà không
hợp với Trung đạo - ứng xử với
người, không người nào mà không hợp với Trung đạo - không lúc nào mà không hợp
với Trung đạo - đối với vật, không vật gì mà không hợp với Trung đạo, nên gọi
là thì trung. Huống hồ Thánh sư là Phụng thiên Thừa vận, về lí không thể không
hợp với Trung đạo, không nên có ý nghĩ lệch lạc, do vậy nói: “Các vị Thánh xưa
và nay, đều cùng một tiêu chuẩn đạo lí”. Là đệ tử, chỉ có tôn sư trọng đạo, son
sắt một lòng, không được cướp công đoạt quả - mưu cầu lợi ích - âm thầm oán
trách - không tôn trọng và phản bội Thầy, cho đến khinh khi Thầy, đều là chuốc
họa vào thân. Người luôn tiến bước trên đường đạo, cần tôn trọng Thầy, không chỉ
ân đức sâu nặng, phải biết rằng có đạo chân chánh tất có Thầy chân chánh, Thầy
chân chánh tất có cội nguồn chân chánh, không tôn trọng Thầy sẽ không thể trở về
với cội nguồn. Không thể trở về nguồn cội thì tu đạo có ích gì? Vì thế tôn trọng
Thầy là yếu tố thứ nhất trong việc tu đạo.
Chương
11 : Truy Căn
Phàm
mọi việc đều có căn bản và nguồn gốc, cây không có gốc sẽ chẳng thể sinh trưởng,
nước không có nguồn sẽ không tuôn chảy, vạn vật không có căn bản sẽ không thể
trưởng thành và phát triển. Tất cả sinh vật trong vũ trụ đều có căn bản và nguồn
gốc, nhân loại vốn không thể sống độc lập riêng biệt. Cây muốn sinh trưởng tốt,
tất trước tiên vun bồi gốc rễ, con người muốn trở nên thiện lương, tất trước
tiên truy tìm căn nguyên. Khảo sát về sinh lí tự nhiên, Vô cực sinh Thái cực,
Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi là hai Khí Âm Dương. Khí Dương thăng lên,
tích luỹ dày đặc rồi thành hình, gọi là trời, Âm Khí rơi xuống, ngưng kết trở
thành vật chất, gọi là đất. Không khí trong trời đất, vạn vật hóa sinh, hai khí
giao cảm, người và vật thành hình. “Kinh Dịch” nói: “Có trời đất sau đó mới có
vạn vật, có vạn vật sau đó mới có nam nữ”, đây là căn nguyên sinh hóa của trời
đất vạn vật.
Nhân
loại ai ai cũng có Thiên tánh, khi sinh ra đã có Thiên tánh, Chu Tử nói: “Chân
lí của Vô cực, nhị ngũ chi tinh , kết hợp diệu kỳ rồi ngưng tụ, Càn đạo thành
nam, Khôn
đạo thành nữ”. Con người từ tam ngũ mà
thành, chân ngũ sinh từ Vô cực, là Thiên
tánh. Nhị ngũ sinh từ cha mẹ, là hình thể. Hội Dần sinh người, con cháu tiếp nối,
di truyền nòi giống, từ cha đến ông bà, từ ông bà đến tằng tổ (cụ cố) - cao tổ
(ông tổ nhiều đời), truy đến nguyên thủy, Vô cực là thủy tổ. Nếu Thiên tánh
sinh từ Vô cực, là có Thiên Mệnh, Vô cực là Lão Mẫu đóng vai trò chủ chốt. Vua
Phục Hy một vạch mở trời, Đại Đạo bắt đầu giáng thế, ý nói rằng con người phải
tìm con đường sáng - quy căn nhận tổ - phản bổn hoàn nguyên, để tránh vĩnh viễn
rơi vào hồng trần.
Vô cực
vốn không có âm thanh và mùi vị, nhìn nhưng không nhìn - nghe nhưng không nghe,
vốn không nói - không có tên gọi. Duy chỉ có truy tìm và thuật lại, để cho con
người biết là có căn nguyên, không thể không miễn cưỡng đặt tên. Vua Phục Hy vẽ
một hình tròn, Khổng Tử đặt tên là Thượng thiên (Bề trên), Da Tô giáo và Hồi
giáo gọi là Thượng đế, hoặc ý nghĩa, hoặc tôn xưng, tên gọi tuy khác nhau, thực
chất là cùng một thể. Nay nói rõ về nguồn cội, quyết không thể quên, nhất thiết
không thể quên, cần vun bồi căn bản, trở về nguồn cội. Nếu muốn trở về cội nguồn,
tất cần giữ đạo mà phụng hành - lập công đức sâu rộng, đến khi công quả viên
mãn, sẽ tự đạt đến mục đích. Nếu như muốn vun bồi căn bản, tất cần lễ kính Trời
và chư Thần,
đâu đâu cũng thừa theo ý Trời - thuận hợp với lòng Trời. Đặc biệt là tôn sư trọng
đạo - phục tùng mệnh Thầy - tuân thủ lời dạy của Thầy, không nên vi phạm. Kế đến
là Dẫn Bảo sư - tất cả Tiền nhân, đều chỉ đạo dạy bảo chúng ta nâng cao sự giác
ngộ, uống nước nhớ nguồn, chúng ta phải tôn kính họ. Tiếp đến là các bạn đạo, cần
tương thân tương ái - cùng ngồi trên một chiếc thuyền cùng quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau, người thân quen-kẻ xa lạ xa gần, phân biệt theo thứ tự, mới không đánh mất
cội nguồn, mới có thể đạt căn bản và trở về nguồn cội.
Chương
12 : Thành Chánh
“Đại
Học” nói: “Muốn tu thân, trước tiên tâm phải chân chánh. Muốn tâm chân chánh,
trước tiên ý phải chân thành”. Thành ý tâm chân chánh là cơ sở để làm người, đặc
biệt là yếu tố tu hành. “Đạt Ma Bảo Truyện” nói: “Đạt Ma Tây đến không một chữ,
toàn bằng tâm ý dụng công phu”. Tâm là chủ của thân, ý là tác dụng của tâm. Ý động,
tức tâm khởi phát. Tâm ý phát động, thân liền đi làm. Phàm tất cả hành động cử
chỉ lời nói, hoàn toàn do tâm ý làm chủ. Tâm ý hướng thiện, thì làm việc thiện,
tâm ý hướng về điều ác, thì làm việc ác. Nếu như muốn tu hành, tất trước tiên bắt
tay từ tâm ý, luyện định tâm ý, mới có thể không khuất phục và không loạn động,
không bị âm thanh sắc tướng cướp đoạt, không bị tiền tài lợi lộc làm lung lay, tuân
thủ Tam quy - giữ Ngũ giới, thì tự có thể đắc thành chánh quả.
Tâm
có hai loại: “Đạo tâm” và “Dục tâm”. Khi Đạo tâm điều khiển công việc, sẽ phát
xuất từ Thiên tánh. Còn nếu lấy Dục tâm để hành xử, sẽ bị Lục trần khuấy động. Lục trần phát xuất từ Lục căn , Lục
căn chỉ là công cụ, có thể làm thiện, cũng có thể làm ác. Đạo tâm phát động, Lục
căn tức là Thiện căn. Tâm ham muốn phát động, Lục căn tức là Ác căn, cũng gọi
là Lục tặc. Đạo tâm phát từ Thiên tánh, từ trong ra ngoài. Lục căn động từ Lục
trần, từ ngoài vào trong. Lục trần lôi kéo Lục căn, nên gọi là Lục tặc, ví như
mắt nhìn nữ sắc sinh tâm háo sắc; tai nghe âm thanh sinh tâm ưa thích lời khen
ngợi; mũi ngửi mùi hương sinh tâm tham luyến mùi hương; lưỡi nếm mùi vị sinh
tâm tham mùi vị thơm ngon; thân có cảm xúc sẽ sinh tâm ưa thích; ý sinh ra các
pháp sẽ sinh tâm cầu sự thuận lợi. Tâm ham muốn hưng thịnh, đạo tâm tiêu tan,
lâu ngày thành tánh, sẽ rơi vào con đường sai trái. Điên đảo mộng tưởng, không
việc ác nào mà chẳng làm, Thiên tánh từ đây bị chôn vùi, linh hồn đi vào biển
khổ, muôn kiếp không thể hồi phục, quả thật đáng tiếc.
Muốn
trở thành một người giác hành viên mãn, thì nhất định phải tu hành, tu hành tất
trước tiên cần luyện tâm ý, Nhà
Nho gọi là Thành ý Chánh tâm, nhà Phật gọi là quét Tam tâm bay Tứ tướng, gọi là
tâm không trụ chấp một hình tướng nào. Thành ý là không vì sự xung động của Lục
trần mà không sinh vọng niệm, chánh tâm là không vì tâm ham muốn che đậy mà
không diệt đạo tâm. Quét Tam tâm, cần quét sạch tâm quá khứ - tâm vị lai - tâm
hiện tại. Bay Tứ tướng, phải không có ngã tướng (cái tôi) - không có nhân tướng
(lòng dục con người) - không có chúng sinh tướng (thường xuyên khởi ý niệm) -
không thọ giả tướng (tuổi thọ). Tâm không trụ chấp một hình tướng nào, không trụ
chấp sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp, khiến đạo tâm tồn tại vĩnh viễn.
Người
tu hành cần nhận biết rõ đạo tâm và tâm ham muốn. Phàm đạo tâm phát khởi, cần
phát huy toàn vẹn. Phàm tâm ham muốn phát động, cần tiêu diệt triệt để. Nhà Nho
gọi là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Nhà Phật gọi là Đại từ Đại bi, khi đạo tâm khởi
phát. Nhà Nho gọi là thanh sắc hóa tài (âm thanh, nữ sắc, tiền của, lợi ích),
nhà Phật gọi là tham sân si ái, lúc tâm ham muốn phát động nếu thấu tỏ thông suốt,
phân biệt một cách thực tiễn, tức là đắc vậy.
Chương
13 : Dung Đức
“Thư”
rằng: “Có đức bao dung sẽ trở nên to lớn”, có thể thấy đức bao dung là yếu tố của
nhân sinh. Trời có năng lực to lớn, nên bao trùm khắp vạn vật. Đất có năng lực
to lớn, nên sinh dưỡng vạn vật. Con người có năng lực to lớn, nên có cả trời đất
bao la. Năng lực to lớn thì phải có đức sâu rộng, năng lực nhỏ bé thì đức mỏng.
Phàm lâm vào cảnh khốn khổ gian nan bị hủy báng nhục mạ, đều cần có lòng đại lượng
bao dung. Ví như nghèo hèn khuya sớm tảo tần, chớ phẫn nộ sân hận. Khốn khổ hoạn
nạn, chớ phát sinh phiền não. Đặc biệt bị hủy báng nhục mạ, chớ so đo tính
toán. Nghèo hèn khuya sớm tảo tần là vận mệnh ta, số phận vốn thế, chẳng thể
oán hận. Khốn khổ hoạn nạn là định số của ta, muốn trốn cũng chẳng thể, phiền
não có ích gì? Còn về bị người hủy báng nhục mạ, nếu ta phạm phải lỗi lầm, khổ
chủ đương nhiên báo thù - không nên tính toán so đo. Ngược lại nếu đối phương
gây tạo tội lỗi, họ sẽ bị tổn đức, không tổn hại đến ta, ta cũng chẳng so đo
tính toán. Huống hồ sự hưởng thụ trong kiếp này là do kiếp trước tạo, có sự hủy
báng nhục mạ chưa hẳn không có nhân. Hoặc nợ oan nghiệt kiếp trước đến đòi, quả
như thế, sẽ là cơ hội tốt để chúng ta tiêu giải oan nghiệt, không tổn hại gì,
mà còn có ích là đằng khác. Nếu nhất thiết phải tính toán so đo, thì oan nghiệt
đã chưa giải lại kết sâu thêm, oan oan tương báo, đến bao giờ mới dứt.
Nhân
sinh thế giới, thông thường đau khổ triền miên sướng vui nào có bao nhiêu, đâu
biết rằng đau khổ sướng vui đều do tự ta gây ra - hoàn toàn tại tâm ta. Bất kể sự
đau khổ nào, tâm ta không cảm thấy đau khổ, tất sẽ không đau khổ. Bất kỳ niềm
vui sướng nào, tâm ta không cho rằng vui sướng, tức không cảm thấy sướng vui.
Cũng như bị người hủy báng nhục mạ, người khác cho rằng ta bị sỉ nhục thậm tệ,
thế nhưng ta không lưu ý, thì đâu có đau khổ? Đẩy mạnh hơn nữa, bất kể nỗi đau
khổ phiền não nào, nếu dửng dưng không màng tới, tức có thể chuyển khổ đau
thành niềm vui sướng.
Nếu
thế, cần hàm dưỡng tâm tính - khuếch đại đức bao dung, thực hành Vô uý bố thí,
mới có thể thực hiện viên mãn. Ngược lại, lòng dạ hẹp hòi, không đủ đức bao
dung, gặp việc không suy nghĩ thấu đáo, bất luận xanh đỏ tím vàng, cứ mãi oán hận
phiền não. Hoặc nộ khí xông thiên, dẫn đến tranh đấu, thoáng chốc ngọn lửa
không tên thiêu rụi rất nhiều công đức, thậm chí gây ra vô số điều phiền toái,
cá nhân bị tổn đức, lại còn tăng thêm đau khổ, quả thật chẳng đáng. Đây là tình
trạng phổ biến của việc không có đức bao dung.
Thiên
tánh không có vô minh. “Tâm Kinh” nói: “Không có vô minh, không có hết vô
minh”. Con người nếu thấu tỏ Thiên tánh - nhận thức rõ ràng về sự chân thật và
giả dối, phàm hợp với Thiên tánh là chân thật, cần phát huy. Phàm không hợp với
Thiên tánh là giả, cần diệt trừ, tự sẽ không động tâm, tự không còn vô minh.
Sau đó kiên nhẫn vững vàng, không nghi ngờ bản thân, cần nghiên cứu thật nhiều
đạo lí, dốc sức sửa đổi khí chất. Tục ngữ nói: “Học vấn đủ để sửa đổi khí chất”,
sửa đổi khí chất, tâm tánh sẽ tự phát huy một cách to lớn rực rỡ, giải thoát tất
cả mọi hệ lụy, nếu thế sao lại không đạt được thành tựu?
Chương
14 : Ngoại Công
Nhân
sinh Đại Đạo, không ngoài Thiên tánh, trên đây đã nói qua. Làm người lập thân xử
thế không thể tách rời Thiên tánh, mới có thể tận được lòng người hợp với trời.
Thiên tánh thứ nhất là lòng nhân, lòng nhân không gì lớn hơn có nhân với cha mẹ,
vì thế trong trăm hạnh chữ Hiếu đứng đầu. Đại Hiếu là đẩy mạnh tới bạn bè thân
hữu - đạt tới xã hội. Tự thân biết hiếu thảo cha mẹ, cũng muốn mọi người hiếu
thảo với cha mẹ. Đại Hiếu tích đức gieo phúc - rạng rỡ tổ tiên lưu danh muôn
thuở. Tự hiển lộ đức tính hiếu thảo với cha mẹ, đồng thời muốn mọi người cũng
hiếu thảo với cha mẹ. “Đại Học” nói: “Làm rõ cái đức sáng, làm một con người mới”.
“Khổng Tử” rằng: “Người người đều thân cận với người thân, tôn kính bậc trưởng
bối, thiên hạ sẽ thái bình”. Đều là phát huy Thiên tánh - hồi phục đức tính tốt
đẹp vốn có. Con người hành theo sự căn bản, sao chẳng phải là Thánh Hiền?
Hiện
đang là tam kỳ mạt kiếp, trời ban ân điển lớn, đạo chân chánh giáng khắp muôn
nơi, phàm người có căn tu đều có thể đắc được. Tâm pháp huyền cơ chân chánh từ
xưa không tùy tiện tiết lộ, nay ứng vận phổ truyền, quả thật muôn đời khó có được
cơ duyên tốt đẹp. Như có thể thành tâm tu hành, nhà Nho nói về lòng Nhân, nhà
Phật là Đại từ Đại bi. Ôm hoài bão cứu đời, tuyên truyền giáo hóa sâu rộng - cứu
độ chúng sinh, hoặc thiết lập Phật đường - mở rộng cửa thiện, hoặc khai hoang
xa gần - mở rộng con đường thiện, hoặc xem nhẹ tiền tài coi trọng đạo - xúc tiến
công tác làm việc thiện, đều có vô lượng công đức.
Thế
nhưng, tham công chuốc họa cũng là điều tối kỵ của người tu hành. Ví như khai
hoang độ người, bất luận họ có ưng thuận hay không, cứ tùy tiện lôi kéo. Về mặt
giảng kinh thuyết pháp, bất chấp có phải là chân lí hay không, cứ đàm luận thao
thao bất tuyệt, dùng những phương thức không có lễ, để tranh công chứng quả.
Đâu biết rằng Thiên đạo vốn tự nhiên, công đức chân thật là không trụ chấp một
hình tướng nào. Phàm có ý làm việc thiện, đều chẳng phải là việc thiện chân thật,
bởi bước đầu có sự miễn cưỡng, cũng cần hàng phục thân tâm, bất kỳ phương diện
nào cũng hợp lí hóa, chớ để tâm ham muốn phát động - bởi sẽ xử lí công việc
không thỏa đáng, muốn lập công đức thật sự, song ngược lại sẽ chuốc đại họa, cả
đời lao tâm khổ tứ, kết quả là rơi vào hố sâu, quả thật đáng tiếc. Tóm lại, tu
đạo phải lấy Thiên tánh làm chủ, phát huy Thiên tánh, lấy Ngoại công làm đầu.
Hành Ngoại công, cần thích ứng với Thiên tánh. Thiên tánh tự nhiên, lập Ngoại
công cũng cần tự nhiên. Thiên tánh không trụ chấp một hình tướng nào trong tâm,
hành Ngoại công tâm cũng không trụ chấp một hình tướng nào cả. “Kinh Kim Cương”
nói: “Bồ tát lấy pháp không trụ chấp một hình tướng nào để hành bố thí, không
trụ chấp vào sắc để bố thí”. “Đạo Đức Kinh” nói: “Trời đất bất nhân, lấy vạn vật
làm sô cẩu . Thánh nhân bất nhân, lấy trăm họ làm sô cẩu”, đều là lời nói chí
lí sáng suốt. Người tu hành, cần suy nghĩ chín chắn.
Chương
15 : Nội Công
Nội
công gồm có Khí công và Tánh công. Ngồi thiền luyện đan gọi là Khí công, tồn
tâm dưỡng tánh gọi là Tánh công. Khí công thuộc Trung thừa, Tánh công là Thượng
thừa, khảo sát “Tham Đồng Khế” của ngài Ngụy Bá Dương thuộc Lão giáo, phát minh
rút Khảm điền Ly, lấy Tiên thiên Bát quái làm Càn nam Khôn bắc, Hậu thiên Bát
quái làm Ly nam Khảm bắc. Con người rơi vào hậu thiên, nếu muốn trở về căn bản
và nguồn cội, tất cần từ hậu thiên trở
về tiên thiên. Thế nên cần An lư Lập đỉnh
- luyện lửa đun nấu - rút trong Khảm nhất Dương (1 hào dương) điền vào
Ly - hồi phục quẻ trở thành Càn, hạ nhất Âm (1 hào âm) trong quẻ Ly xuống điền
vào Khảm - hồi phục trở thành Khôn. Do vậy Luyện Tinh Hóa Khí - Luyện Khí Hóa Thần - Luyện Thần Hoàn Hư , đây gọi là Khí công.
Từ xưa người tu hành, đa phần đều dựa vào công phu này mà đạt được thành tựu. Đến
các môn phái khác, công phu có sự khác biệt, đều không ngoài việc bắt tay từ
Tinh Khí Thần.
Tánh
công thì không như thế, bắt tay trực tiếp từ việc tu tánh, không hái thuốc -
không luyện đan, chỉ diệt trừ lòng ham muốn riêng tư - tồn thiên lí - giữ Ngũ
giới - dưỡng tâm tánh, không cẩu thả - không giận dữ - không gian xảo - không
làm xằng làm bậy. Phàm là những việc dẫn đến thần mê muội chôn vùi tánh - phản
đạo bại đức đều không làm. Có lúc ngồi tĩnh lặng giữ Huyền Quan Khiếu, điều hòa
hơi thở - dưỡng tâm thần, Tam quan Cửu khiếu , không câu thúc bất kỳ tư thế
nào, đi đứng nằm ngồi, bất kỳ lúc nào đều có thể tĩnh dưỡng. Không chỉ công phu
tiện lợi, mà còn trực tiếp nuôi dưỡng tâm tánh, đây thuộc về con đường tắt, nên
gọi là Thượng thừa.
Thế
nhưng công phu này nếu không đắc chân truyền, sẽ không dễ thực hiện.
- Ngồi tĩnh lặng giữ Huyền Quan Khiếu,
không biết bắt tay từ đâu.
- Nhận thức về lí không chuẩn xác, sẽ
khó diệt trừ lòng ham muốn vật chất.
Đã đắc
được chân truyền của Tam giáo Thánh nhân, phải bắt tay từ Tánh công. Duy tín đồ
hậu thế nếu chưa đắc tâm pháp, đa phần đều ẩn cư tại núi sâu động cổ, chuyên sử
dụng Khí công.
Hiện
đang là tam kỳ mạt kiếp, Đại Đạo phổ truyền khắp nơi - truyền thụ tâm pháp phổ
biến khắp các tỉnh thành, phàm người có duyên đều có thể đắc được, nay là thời
kỳ tươi đẹp, quả là cơ hội một bước trực tiếp siêu thoát. Nếu chỉ dùng Nội
công, không dùng Ngoại công, sẽ không dễ dàng tiến tới thành công. Bởi lẽ Nội
công là bảo tồn Thiên tánh, Ngoại công là phát huy Thiên tánh, huống hồ tam kỳ ứng
vận, lấy Ngoại công làm trọng. Nếu dùng Ngoại
công, mà không dùng Nội công, khi Ngoại công viên mãn, Nội công sẽ tự thành.
Chính vì vậy Nội công là đạo, Ngoại công là đức, đạo phải lấy đức vun bồi. Nếu
dùng Nội công, mà không dùng Ngoại công, mầm non sẽ không tươi tốt, nếu tươi tốt
cũng sẽ không thực, vẫn không thể đạt đến cứu cánh Niết Bàn.
Chương 16 : Kết Quả Vị
Cây
kết trái, người có quả vị, việc gì đến ắt sẽ đến, đây là lí tất nhiên. Thế
nhưng cây sinh trưởng đến thời vụ sẽ kết trái tươi ngon, người tu hành sẽ đắc
Chánh vị (quả vị chân chánh). Sao gọi là kết trái tươi ngon - Chánh vị? Bởi lẽ
cây không mất bản chất, sẽ kết trái tươi ngon. Con người không mất bản thể, sẽ
được chánh vị. Nếu cây không sinh trưởng, sẽ không tươi tốt, hoặc không ra hoa
kết trái. Con người không tu, vị trí tất không chân chánh, hoặc không Đắc vị
(chứng đắc quả vị). Nhà Nho tu sẽ thành Thánh Hiền. Đạo giáo tu sẽ thành Thiên
Tiên. Nhà Phật tu sẽ thành Như Lai. Thánh Hiền Tiên Phật tức là Chánh quả vị của
con người, Mạnh Tử gọi là Thiên tước (tước vị trời ban) là thế đấy.
Nhà
Nho nói về pháp Nhập thế, xem trọng người Nhập thế, sau khi qua đời kết quả ra
sao thì chẳng đề cập tới. “Luận
Ngữ” nói: “Chưa biết sống sẽ ra sao, đâu biết sau khi chết sẽ thế nào?”. Lại
nói: “Chưa thể thờ kính người, sao có thể thờ quỷ?”. Lão Giáo nói về pháp Xuất
thế, xem trọng Xuất thế trở về cội nguồn, vạn sự vạn vật tại thế gian, đều là
hư vô. “Đạo Đức Kinh” rằng: “Mọi vật trên đời, đều trở về với cội nguồn. Trở về
cội nguồn gọi là tĩnh, tĩnh gọi là Phục mệnh”. Lại nói: “Lúc sinh ra vốn không
có gì cả, làm việc không cậy nhờ ai, đến khi thành công không chiếm làm của
riêng”. Nhà Phật nói về pháp Xuất thế, xem trọng không thấy Phật tướng (thấy Phật
bằng phương thức không chấp hình tướng), các tướng sinh diệt của thế gian đều cần
diệt độ. “Kinh Kim Cương” nói: “Như Lai đâu cần dùng 32 tướng tốt để nhìn” . Lại
nói: “Ta cần diệt độ tất cả chúng sinh”.
Tuy
Tam giáo giảng luận khác nhau, truyền thụ khác biệt, song về kết quả đều quy về
một thể. Nhà Nho nói: “Tận nhân hợp Thiên” (Tận lòng người hợp với Trời), Lão
giáo nói: “Hồi căn phục Mệnh” (Trở về nguồn cội phục Mệnh), nhà Phật nói: “Kiến
Tánh thành Phật” (Thấy Tánh thành Phật), tên gọi tuy khác nhau, nhưng thực tế
Phật tánh chính là căn bản của con người - căn bản chính là Thiên - Thiên chính
là Lí, Lí chính là Tánh, vốn xuất phát từ căn nguyên này. Do đó, bất luận là “Hợp
với Thiên tâm”, hay “Minh tâm kiến Tánh”, hoặc là “Quy phản căn nguyên”, đều là
hồi phục Thiên tánh vốn có. Chỉ khác ở cách bắt đầu để hạ công phu mà thôi, tuy
dùng công phu khác nhau - phương thức khác biệt, nhưng đi đến điểm thành tựu
thì hoàn toàn giống nhau.
Nếu
nói đến quả vị mà Phật gia thường đề cập đến, thì nếu như có thể thấy được bản
tánh của chính mình, thì sẽ thành tựu Phật đạo, liền đắc được quả vị của “Cửu
phẩm liên đài”, được chia làm 9 phẩm, 9 là đại diện cho Thuần dương, khảo chứng
trong Kinh Dịch : Thiên là cửu (9) Địa là lục (6), chiếu theo sự giải thích
trong đơn thư của Đạo gia, có nói đến “Cửu chuyển Kim đan” trong sách luyện
đan, quả vị ví như hoa sen, ý nói giữa chốn trần thế mà không nhiễm bụi trần.
Vì tính chất của hoa sen tinh khiết thanh bạch, thế nhưng không vào bùn nhơ sẽ
không thể sinh trưởng, tuy sinh trưởng trong bùn nhơ, tuyệt đối không bị bùn
nhơ làm ô uế, nên được gọi là Quân tử, Quân tử chính là người tuy sống trong hồng
trần, nhưng không hề bị hồng trần làm ô nhiễm. Người tu hành có thể mượn tất cả
giả tượng nơi thế tục, để tu luyện bản tánh chân như của chính mình, thu dọn những
tập tánh đã lẫn lộn trên trần thế, thì kết quả cũng sẽ giống như hoa sen mà
thôi.
Do
đó quả vị của Phật gia chính là dùng mệnh danh của hoa sen, nhưng đây chỉ là một
phương pháp để đưa ra sự nhận định và giải thích của cá nhân mà thôi, mà chẳng
hề có một căn cứ thực tế nào cả, những vị Tiền hiền đại đức, sau khi đọc xong
đoạn văn chương này, mong rằng các
vị sẽ chỉ điểm cho nhiều hơn.
Tăng
tiến phẩm đức, tu tập Thánh nghiệp, thanh trừ mọi nhơ nhớp nơi đầu nguồn, thì
dòng nước nhất định sẽ thanh khiết trong xanh, tu đạo phải theo trình tự mà
thăng tiến, thì nhất định sẽ đạt đến cảnh giới cao nhất, lấy tâm ấn tâm, và chứng
đắc được quả vị giác ngộ bồ đề.
0 comments :
Post a Comment