Ân
Sư Nói Về Ngũ Giới
Lời Nói Đầu:
Vào
năm Nhâm Thân, Tế Công Hoạt Phật lâm Đàn Từ Ân, giảng giải về ngũ giới, mỗi
tháng một lần, năm lần mới giảng hết. Ngoài cách giảng giải tường tận tỉ mỉ về
ngũ giới (sát, đạo, dâm,vọng, tửu) và rất nhiều lý niệm đúng đắn về tu đạo, gợi
mở cho mọi người phản tỉnh suy nghĩ. Đây là khuông phép tu hành của tu sĩ Bạch
Dương, là đạo thân chúng ta không thể không biết.
Vì
trích nguyên bản từ quyển “Ngũ giới huấn văn”, sơ sót rất nhiều, ngữ ý không được
rõ ràng, nay dựa theo bảng ghi âm để chỉnh sửa lại. Những gì có liên quan đến
tính chỉnh của ngũ giới, được chia thành chương “Tổng luận về ngũ giới ”đặt ở đầu
đề, các giới luật thì chọn những điểm trọng yếu và sắp xếp theo thứ tự, để những
người không được nghe băng ghi âm có thể xem được. Riêng những phần không liên
quan tới ngũ giới thì không ghi lại, nếu đọc giả nào muốn biết rõ hơn thì tìm
nghe băng ghi âm.
Trong
huấn văn có nói: “Cầu đạo chỉ là kết thiện duyên, trì giới mới là căn bản đoạn
ác hành thiện”. Mong rằng m ỗi vị đạo thân ngoài việc nỗ lực hành ngoại còn phải
dựa theo ngũ giới tu trì, bằng không thì dù “ Bố thí cúng dường, phước đức vô
biên, tam ác vẫn còn tạo trong tâm cuối cùng bị tổn hết phước đức, không có ích
lợi trong việc tu tập vô thượng bồ đề”.
Giới luật giúp chúng ta thoát khỏi vòng sinh tử, chứ không phải dùng để trói buộc mọi người. Cũng giống như xe lửa vậy, nếu đi đường ray thì rất nguy hiểm. “Giới” tức là “giới hạn” giống như tấm bản đồ, chỉ rõ cho mọi người biết đường đi nước bước, có ranh giới mới không vượt khỏi giới hạn Nếu vượt quá bổn phận của mình thì phạm giới. Trì giới giúp chúng ta phát lòng từ bi, khắc phục vọng niệm, bước lên con đường vô thượng bồ đề.
Tổng Luận Về Ngũ Giới
Giới
luật là căn bản của siêu sinh liễu tử. Không hiểu giới luật vô tình tạo nhiều tội
lỗi, cho dù có hành công lập đức bao nhiêu cũng không đủ bù đắp được. Nhờ có giới
luật, chúng ta có thể giảm bớt tội nghiệp. Mỗi tôn giáo đều có giới luật của
nó, chỉ là danh xưng khác nhau mà thôi. Ngũ giới không chỉ là pháp môn dành
riêng cho Phật giáo mà nó còn là điều kiện tu trì cơ bản cần thiết cho người tu
hành đắc được phước báu.
Dù ở
tôn giáo nào, giữ giới vẫn là pháp môn chung. Niệm đầu là nguồn gốc của mọi ác
nghiệp, trước tiên cần phải đoạn trừ mới có thể trưởng dưỡng thánh thai, tăng
trưởng tuệ mạng. Cho nên người tu đạo cần phải thanh tịnh tam nghiệp: thân
thanh tịnh, khẩu thanh tịnh và tâm thanh tịnh.
Trong
ba môn học: Giới, Định, Tuệ, thì Giới đứng đầu. Vì chúng sinh thời mạt pháp căn
cơ thấp kém, nhất thời không thể kiến tánh, phải nhờ giới luật làm thầy, chưa
có khả năng lấy tánh để giác ngộ thì phải tập lấy giới làm đầu. Cho dù là mười
phương Thánh Phật cũng bắt đầu từ giới luật mà tu, vì giới là căn bản đoạn tuyệt
mọi ác nghiệp. Cầu đạo chỉ là kết thiện duyên, trì giới mới chính là căn bản của
việc hành thiện đoạn ác .
Về
lý phải đốn ngộ, việc gì cũng phải từng bước tu tiến . Nghiệp lực và thói quen
của mỗi người được tích lũy từ nhiều kiếp
trước, nên không dễ dàng buông bỏ trong chốc lát mà phải theo trình tự, dựa vào
giới luật để điều chỉnh lại bản thân. Đừng tưởng rằng giới luật là mạt pháp, nếu
như giới luật cơ bản mà không tu thì việc giảng kinh thuyết pháp đều không thiết
thực.
Phật
quy lễ tiết của đạo trường cũng là “Giới, nếu giữ được Giới Sát là có nhân từ,
giữ được Giới Đạo là có nghĩa khí, giữ được Giới Dâm là có uy tín, giữ được Giới
Tửu là có trí tuệ. Đạo Trung Dung cũng không rời khỏi Giới, Định, Tuệ.
Chỉ
cần ai ai cũng biết trì giới, biết ràng buộc bản thân thì gia đình sẽ trở nên
hòa thuận, xã hội sẽ lành mạnh hơn.
Giới
luật rất nhỏ bé, một khi sơ suất rất dễ phạm phải. Nếu như có người cho rằng giới
luật quá nhiều phiền phức, mà không chịu khó tìm hiểu cho tường tận, như vậy
chính mình đã đánh mất đi phước báu, cuối cùng chẳng được gì, há không cũng
đáng tiếc sao? Sau khi qui không cũng chỉ là người tu luyện nơi Thiên Phật Viện
mà thôi. Cho nên giới luật không thể không biết đến. Người tu hạnh Bồ Tát không
nên sợ phiền phức, tu hành nơi đô thành náo nhiệt, hóa phiền não thành bồ đề,
còn bậc La Hán vì sợ nhiễm đời nên trốn vào thâm sơn cùng cốc tu hành.
Đừng
coi giới luật là sự trói buộc, cũng không nên đem giới luật làm tiêu chuẩn để
đo lường phẩm hạnh của người khác, có tu trì ngũ giới hay không đều là việc của
mỗi người. Muốn tu hành trọn vẹn hay không còn tùy ở công phu hành trì của mỗi
người , thầy sẽ không miễn cưỡng các con đâu. Nếu mình không nghiêm khắc yêu cầu
bản thân, cứ tùy tiện buông lỏng mình thì đức hạnh không cách nào thành tựu được
Sát,
đạo, dâm, vọng gọi là “Tính Giới”. Bất kể mọi người biết hay không biết, một
khi phạm thì sẽ làm tổn hại đến tự tính, phải tự gánh lấy nhân quả. Còn giới tửu
được gọi là “Già Giới”. Vì mọi tội ác gây nên đều bắt đầu từ rượu cho nên chỉ cần
chúng ta từ bỏ rượu thì sẽ khó phạm phải bốn giới còn lại .
Người
ta dùng sức đẩy của nước tạo thành điện năng, quang năng và nhiệt năng .Nước
không phải là điện ,điện cũng không phải là nước mà là sự trao đổi giữa chất lượng
và năng lượng. Người đã tạo nghiệp lập tức chuyển thành nghiệp lực đưa vào
trong thức thứ tám, rơi vào lục đạo luân hồi. Còn người luôn trì giới tu hành mới
có đủ năng lực đột phá vòng vây của nhân quả. Nếu không tu hành, năng lực tự
nhiên giảm sút.
Bài 1. Giới Sát
Không
phải dùng dao giết người hay động vật mới gọi là Sát, mà ngay khi khởi tâm động
niệm, vô tình trợ duyên cho người sát sinh cũng là phạm nghiệp “trợ sát”.
Có
nhiều loại sát nghiệp như: tự sát, tha sát (người khác giết), tán thán sát (tán
đồng việc sát sanh), kiến sát tùy hỷ (thấy việc sát sanh mà vui theo) đều là
sát nghiệp
Đừng
bao giờ gieo hạt giống tự sát vào trong ý thức, bằng không sẽ tạo thành quả báo
tự sát liên tục ít nhất là bảy lần . Thanh niên nam nữ thường suy nghĩ nông cạn
rằng : “Dù sinh không cùng ngày, cùng tháng, cùng năm , nhưng nguyện chết cùng
năm, cùng tháng, cùng ngày”. Sau này, họ có thể đầu thai thành trẻ sơ sinh thân
thể dính liền với nhau .
Vạn
vật đều có tình cảm, phải quí trọng sinh mệnh của chúng, vì vạy muốn cứu mạng động
vật, trước phải giữ giới sát, mọi việc làm của Bồ Tát đều lấy lòng đại bi làm gốc,
cho nên phải giữ giới sát .
Nếu
như tất cả mọi người đều ăn chay ,thì chưa đầy hai năm ngũ cốc sẽ bội thu. Nhà
nông không cần đến nông dược, như đời vua Nghiêu Thuấn cách đây mấy nghìn năm,
tuy không có nông dược nhưng ngũ cốc vẫn được mùa .
Người
bán nông dược giúp nhà nông được mùa nhưng lại sát hại vô số sinh mệnh, nhân quả
tồn tại oan oan tương báo. Có khi kiếp này, kiếp sau hoặc có khi nhiều kiếp sau
mới báo cũng không chừng, cũng giống như trồng cải thì mau thu hoạch, còn trồng
cây ăn trái phải nhiều năm mới kết quả .
Nếu
có người muốn phá thai, mình lại bảo rằng “hay lắm! cứ phá đi” thì về sau sẽ bị
quả báo vì tội trợ sát .
Thấy
người giết mổ để đãi tiệc, mình lại nói “Giết nhiều như thế này, hay thật” hoặc
là đám cưới, mình tán thành việc dùng thức ăn mặn để đãi khách trong hôn lễ, tất
cả đều phạm tội trợ sát .
Người
bán thuốc bắc, nếu có thành phần động vật, nên nghĩ là thuốc này để trị bệnh
cho người chứ không mong họ phạm sát giới, tuyệt đối không nên bảo người bệnh
dùng thuốc nấu chung với gà, vịt, ba ba..vv... Nếu như họ hỏi thăm tới vấn đề
đó, ta nên khéo léo trả lời “ không cần thiết” và dẫn giải cho họ biết, bằng
không phạm vào tội trợ sát, tự chuốc lấy nhân quả. Như đã từng nghe có người bị
kẻ lưu manh giết lầm, đó chính là quả báo của sự do vô lượng kiếp khác đã gieo.
Người
mua thuốc, nếu trong thuốc có thành phần động vật, phải nghĩ rằng đây chỉ là
thuốc để trị bệnh thôi, một khi lành bệnh ngưng sử dụng ngay. Không thể lấy thuốc
này tiếp tục tẩm bổ hay yêu cầu thầy thuốc cho them thành phần động vật vào.
Người
bán thuốc tây, bán các loại thuốc kích thích, thuốc an thần và các loại thuốc độc
hại khác đều phải gánh lấy nhân quả. Trong bát chánh đạo có đề cập đến mục
“chánh nghiệp”, nên chọn lựa nghề nghiệp, tránh hành nghề trợ sát .
Thấy
người sát sinh, không nên vui mừng hay khen thịt này ngon thịt kia bổ. Là khách
chúng ta cũng không nên để chủ nhà vì mình mà sát sinh.
Người
làm nghề buôn bán, chớ nên bán các loại vũ khí trợ sát như đao, côn,kiếm vv...
người theo nghề này, trong nhiều đời đều khó thoát khỏi nhân quả.
Người
phát minh ra máy sát sinh bằng điện, đời đời kiếp kiếp phải tuyệt tôn, vì thế
không nên thiết kế ra các loại máy này.
Rượu
làm loạn tính, là nguồn gốc của tà dâm. Không nên mua bán rượu hay dùng làm quà
tặng, càng không nên uống, nếu không kiếp sau sẽ trở thành người điên cuồng, loạn
trí.
Không nên bán quan tài, người bán quan tài khi bán ế thường hay gõ nắp trù người khác chết, như vậy là mang tâm bất lương. Mua quan tài để tặng người khác thì được, nhưng đừng khởi tâm vọng niệm, hy vọng người khác chết.
Không
nên dùng vật dụng làm bằng da thú như áo da, dây nịch, cặp da .v.v.. những mặt
hàng nhập khẩu đắt tiền bằng da thiệt. Người tu hành không nên hưởng thụ. Nếu lỡ
mua nhầm tốt nhất là đem vứt bỏ, những loại da công nghiệp thì dùng được.
Loài
Điêu rất có lòng thương người, thấy người bị lạnh ngất trên tuyết thì chúng liền
dùng bộ lông của mình sưởi ấm cứu người. Trái lại, thợ săn lại lợi dụng cách
này để bắn giết chúng. Động vật còn có tình thương như vậy, sao con người lại
tàn nhẫn thế kia? Người tu hành dứt khoát không được áo bằng da Điêu.
Cho
người khác mượn tiền phải cẩn thận. Nếu không biết họ dùng vào việc gì thì dễ bị
phạm tội trợ sát (như mượn tiền để phá thai v.v..)
Bố
thí phải có trí tuệ, nếu bố thí nơi thần đàn, đạo miếu có giết heo để trả lễ hoặc
sát sinh đãi khách thì tự mình phải gánh lấy nhân quả. Còn bố thí miếu đường
cúng đồ chay thì vô hại, bố thí nơi Phật đường, giúp người đến bàn đạo tu hành
và thành toàn được nhiều chúng sinh thì phước đức càng lớn, cho nên “Trong cửa
tam bảo dễ tu phước, gieo xuống một hạt thu về muôn hạt”.
Không
nên bán các loại cần câu, lưỡi câu. Bằng không, những con cá bị câu sẽ kiếm
mình thanh toán.
Sát
hại những con cá có trứng tội nặng hơn con cá không trứng, vì một trứng là một
sinh mệnh.
Nên
hạn chế ăn thịt nướng, vì heo thường hay cố chấp, linh hồn của nó cứ theo giữ
xác, cho đến khi người ăn thịt thối rữa mới chịu đi chuyển kiếp.
Người giết heo thường nói:
Heo hỡi là heo đừng trách tôi
Heo là món ngon của trần thế
Nếu kẻ mua ăn tính nợ nần.
Người giết heo thường nói:
Heo hỡi là heo đừng trách tôi
Heo là món ngon của trần thế
Nếu kẻ mua ăn tính nợ nần.
Còn
người mua thịt lại nói:
Heo
hỡi là heo đừng trách tôi
Heo là món ngon của trần thế
Người ta không giết tôi
không ăn
Tìm kẻ giết heo tính nợ nần.
Điều
này cho thấy ai cũng cho thấy ai cũng biết sát hại sinh mệnh là việc không nên
làm, thế mà vẫn khư khư không chịu giữ giới.
24) Y học hiện nay tuy rất tiến bô nhưng những chứng bệnh quái dị lại xuất hiện càng lúc càng nhiều, điều này chỉ có thể giải thích rằng: Đây là quả báo do nghiệp sát gây nên .
25) Phun thuốc trừ sâu là điều không nên. Vì chúng cũng cần sự sống, chỉ cần quét dọn sạch sẽ thì chúng sẽ không đến, nếu giết càng nhiều thì chúng càng đông thêm, giống như hổ chẳng hạn, vì không có người ăn nên không nhiều. Còn gà, vịt, heo v..v.. vì nhiều người ăn nên mỗi lúc một đông.
26) Nghiệp sát có phân biệt nặng nhẹ, kẻ dưới giết người trên như giết hại cha mẹ, ân sư v..v... là nghịch tội, tất bị đọa vào tam ác đạo. Giết người tội nặng, giết động vật là tội nhẹ . Tinh thần điên loạn dẫn đến giết người hoặc vì cứu Thánh hiền, cứu nhiều người mà phạm nghiệp sát, tội tuy có nhẹ nhưng vẫn phải chịu nhân quả. Người thành phật khoảng cách rất gần nên giết người tội nặng, động vật thành phật khoảng cách còn xa nên giết động vật tội nhẹ .
27) Người hạnh Bồ Tát, bất cứ lúc nào khởi tâm động niệm cũng phải nghĩ điều thiện, với vạn vật cùng chung một thể, thế nhưng có người nói “Gà, vịt sinh ra là để cho người ăn, nếu như không ăn bớt thì để nó bay đầy trời à?”. Vậy xin hỏi: Cọp ăn thịt người, muỗi hút máu người, không lẽ sinh ra là để cho chúng ăn thịt, hút máu sao? Cứ đem tâm so sánh với nhau, hiểu rồi mới không ngộ nhận tính mệnh của bản thân mình.
28) Tượng Phật hư cũng phải gói cất cẩn thận, không nên thiêu đốt thành tro lẫn trong rác thì phạm tội bất kính với phật . Lúc Phật còn tại thế có ra giới luật rằng “ Không làm thân Phật chảy máu”. Hôm nay, tuy phật không còn tại thế nhưng tượng Phật là đại biểu cho Phật, không nên có ác tâm phá hoại tượng Phật.
29) Thân mẫu muốn giết gà, mổ vịt, phận làm con phải hết lòng khuyên can, không ngăn cản được thì liền niệm phật hiệu, niệm chú vãng sanh cho chúng.
30) Sau khi tập luyện thanh khẩu, những động vật đang nuôi thì cứ nuôi cho mãn tuổi thọ rồi đem chôn, niệm chú cho chúng chuyển kiếp, không nên bán hoặc làm quà tặng cho người khác giết ăn.
31) Nếu lỡ giết hại người khác, phải hành công lập đức, hồi hướng cho vong linh của họ.Vô tình sát hại thì tội nhẹ, cố ý là tội nặng.
32) Người ăn chay, mua thức ăn phải hỏi rõ, nếu sơ suất ăn nhầm món mặn, sau khi về phải hiến hương sám hối.
33) Chủ sai đi mua thịt, nếu không thể từ chối được thì trong tâm cứ nghĩ mua đồ này không lien quan đến mình
34) Khi tổ chức sinh nhật không nên sát sinh, ta ra đời có gì lớn lao đâu, sao lại gây chết chóc cho biết bao sinh mệnh khác. Xét về lý thì không nên .
35) Ông bà qua đời nên cúng đồ chay là tốt nhất, không nên sát sinh. Cả nhà nếu không ăn chay thì ít nhất cũng phải ăn 49 ngày, chồng vợ cũng phải cách ly 49 ngày để giảm nhẹ nghiệp lực cho vong linh .
36) Cầu nguyện mà hứa giết heo cúng, coi như tự mình tìm phiền phức, việc chưa giải quyết xong đã tạo tội trước. Nơi thần đàn không nên tùy tiện hứa.Rước thần linh hoặc mai tang không nên diễn kịch hay nhảy múa kệch cỡm, chạy theo tập tục trào lưu của xã hội. Lạy cúng tổ tiên nên cúng hoa tươi, trái cây và trà nước để tỏ long thành kính của mình. Nếu đem rượu thịt làm lễ cúng thì vong linh phải gánh thêm tội l i, nhưng phong tục không tốt chúng ta không nên noi theo .
37) Hưởng thụ sẽ làm tiêu hao phước báo, chịu cực khổ sẽ dứt đi tội nghiệp. Đã trì chay mà sức khỏe vẫn giảm sút là do sát nghiệp từ nhiều đời tích tạo chưa trả hết. Gặp phải những người thường bị trắc trở sự nghiệp, sức khỏe kém thì không nên nói nghệp lực của họ nặng, nếu thốt ra lời nói như vậy có khác nào giết chết tâm bồ đề của họ, coi như phạm giới sát, phải mở lời quan tâm, an ủi dịu dàng.
38) Phạm vào giới sát bị quả báo những gì?
Đọa vào ba đường ác đạo : Địa ngục đạo, súc sinh đạo, ngã quỷ đạo. Được sanh làm người thường hay mắc bệnh và chết yểu
Người hay bệnh, phải thường hay mắc bệnh ngoài như thả chim, cá ....Phóng sanh những chúng sanh trong nội tâm như phiền não. Tức là buông bỏ tâm cố chấp, buông bỏ vô số vọng niệm khởi dậy trong đầu, chỉ vì tâm chứa đầy phiền não nên mới gọi là chúng sanh”.Tiếp nhận ngoại vật kém phần may mắn như mua bán ngày càng sa sút. Trong xã hội ít gặp nhân duyên tốt đẹp.
Tâm thường chất chứa ác niệm, đời đời không dứt đoạn: Kẻ giết heo nhiều, lâu ngày gương mặt sẽ giống heo. Người giết gà nhiều, lâu ngày gương mặt sẽ giống gà. Trong ý thức thường khởi sát niệm.
Tâm thường sợ hãi: Sanh bệnh hoặc đi đường vắng tối tăm thường hay sợ đông sợ tây .Thường mơ ác mộng . Bị chúng sinh oán ghét, bị người đời ruồng bỏ, cô độc không nhân duyên .
Khi lâm chung hốt hoảng sợ chết: vì phạm giới sát quá nặng, lúc lâm chung nghiệp lực hiện tiền. Cũng như số nợ cuối nám phải thanh toán cho ngân hàng, vì thế trước khi bị thanh toán họ kêu la thảm thiết.
39) Giữ giới sát được những phước báo gì?
Tu vô úy thí: Để động vật đều thân thiện với mình, không có cảm giác sợ hãi . Sanh thân làm người: ít bệnh sống lâu.
Táng trưởng lòng từ bi, giảm bớt phiền não. Tâm sân được đoạn trừ: Nóng nảy được trừ bỏ. Chúng sinh thích gần gũi với mình, quỹ thần ngày đêm hỗ trợ, người giữ một giới sẽ có một vị thiện thần hộ pháp bảo vệ. Không gặp ác mộng, giấc ngủ sẽ thanh thản. Kiếp sau giàu sang phú quí, nhàn hạ. Giải trừ oan khiếm, quảng kết thiện duyên ,vãng sanh tịnh thổ.
Bài 2: Giới Đạo
Hiện
nay xã hội hỗn loạn, trộm cướp hoành hành, các nhà giáo dục, các nhà tôn giáo đều
phải có 1 phần trách nhiệm giáo hóa.
Giới đạo gồm : trộm cướp, lừa gạt, trấn lột, cố ý tráo gạt lấy của ..vv..
Những hành vi mà người tu hành nơi phật đường rất dễ phạm phải: Mắc bệnh nan y hay gặp khó khăn phiền não, đều đến Phật đường đốt bó nhang lớn cầu xin phật trợ giúp, sử dụng nhang của phật đường, vậy là chưa tạo được công đức mà đã trộm đồ của nhà Phật. Nên biết rằng Tiên Phật là chủ nhân của Phật đường chứ không phải là Điểm Truyền Sư. Muốn đốt bó nhang lớn tốt nhất là tự mình mang nhang đến, chẳng thà để mình thiệt thòi còn hơn để Tiên Phật thiệt thòi .
Ở phật đường công cộng gọi điện thoại, nên tự xuất tiền gởi lại.
Làm việc vô úy thí nơi nhà bếp, lúc nấu ăn, nếm thử một chút thì được, chứ thưởng thức nhiều thì không nên. Công vật nơi phật đường là của bố thí của thiện tín thập phương, thuộc sở hữu của phật đường .
Những gì mang đến phật đường rồi, không được tự ý gói riêng đem về. Sau khi kết thúc pháp hội, thức ăn còn dư có thể đem về, sau này tới phật đường nên đem thế lại đồ tươi ngon hơn, thức ăn của mình đem tới thì khỏi.
Trái cây mua về để cúng phật, không nên lấy ăn trước vì đồ cúng đều thuộc sở hữu của tiên phật .
Tiền bố thí của đạo thân, đạo thân phát tâm dùng vào việc gì thì phải dùng cho việc đó, chẳng hạn như đạo thân muốn phát tâm mua nhang thì để mua nhang, phát tâm trợ phí trong tháng thì dùng làm trợ phí trong tháng.
Dụng cụ quét dọn nơi phật đường thì phải dùng riêng và phải luôn bảo quản sạch sẽ như cây lau nhà nơi phật dường không được đem dùng ở nhà bếp, phòng riêng hoặc nhà vệ sinh v.v...
Hoa tươi và nhang thơm trước khi dâng cúng, không nên ngửi vì làm thế sẽ đánh mất sự thanh khiết. Bởi vật dùng để dâng cúng cho tiên phật chứ không cho người, thơm hay không tiên phật tự biết, không cần mình ngửi thử.
Cán bộ công chức Nhà nước đừng lấy của công về nhà dùng riêng như phong thư, giấy, bút v.v..nếu không thì xem như “trộm” của kho Nhà Nước.Nhân viên làm việc cho công ty cũng vậy.
Dạy
người ta trốn thuế, dùng điện thoại miễn phí gởi ấn phẩm kèm bưu phẩm của cơ
quan, đi xe tàu khỏi mua vé, tất cả đều là “trộm của kho Nhà Nước”.
Bán hàng quốc doanh phải xuất hóa đơn, nếu như mua bán chỉ thỏa thuận theo lợi ích của đôi bên mà không xuất hóa đơn thì cả hai đều có tội “trộm của kho Nhà Nước”.
Những hành vi không thuộc trộm cướp: Lấy nhầm món đồ tưởng là của mình. Ví dụ: Mình có một cây dù nhưng khi lấy lại nhầm dù của người khác. Nhầm tưởng món đồ này người ta cho nên mang về. Nghĩ là đồ bỏ: Nhầm tưởng món đồ người ta bỏ, mình tiếc nên nhặt về. Nghĩ là tạm dùng: Gọi điện thoại hoặc mượn bút ... mượn dùng xong để lại chỗ cũ
Nghĩ quá thân tình : Đến nhà bạn thân, mở tủ lạnh lấy thức ăn một cách tự nhiên giống như nhà mình.Nhưng nếu là bạn chưa thân lắm thì hành vi này gọi là tùy tiện, có câu “Người hay tùy tiện hóa ra là hạ lưu”.
Tội trộm có nặng nhẹ, lấy cắp của đạo trường, tội nặng, cho dù cây kim, sợi chỉ cũng không nên tùy tiện lấy dùng, bởi vì nó thuộc sở hữu của tất cả đạo thân quyên góp, không phải vài ba người. Ngược lại nếu bố thí cho đạo trường, có lợi ích cho mọi người, phước báo rất lớn, rộng khắp mười phương thế giới.
Những gì đã bố thí rồi, đừng nên cố chấp, những việc mình làm tiên Phật đều thấy rất rõ mình chớ nên nghĩ đến, cũng không cần khắc tên trên cột nơi Phạt điện (người ta m ỗi ngày đều bái lạy tên của mình, công đức dù lớn bao nhiêu cũng bị tiêu mất). Muốn thoát khỏi sự bao vây của nghiệp phóng lên không trung, nhất định phải thoát sức hút của trái đất.
Giật hụi làm chó dữ nhà để trừ nợ, hoặc làm heo tùy số tiền nợ nhiều hay ít mà tính ra số lần đầu thai làm heo cho người bán thịt, khi nào trả đủ số nợ mới thôi. Cho vay nặng lãi cũng là hành vi trộm cướp.
Đến phật đường dùng cơm hoặc sử dụng giấy vệ sinh, kem đánh răng..vv..đều được cả nhưng đừng quá hẹp hòi, nên bố thí nhiều thì tốt hơn.
Đi đường nhặt được tiền, nếu đem dùng vào việc thiện không xem là phạm giới, để dùng riêng thì không nên.
Trong ngũ giới, giới đạo được phân tích tỉ mỉ nhất nên những qui tắc trong sa môn lại càng nhiều hơn, vì vậy không thể tường thuật hết.
Nghiệp báo của việc phạm vào giới đạo: Đạo vào tam ác đạo.
Nếu sanh làm người nghèo khó, thấp hèn hoặc có nhiều của lắm tiền mà không được sử dụng thoải mái. Nhà cửa ruộng vườn dễ gặp tai họa như: hỏa hoạn, lũ lụt, dông bão, bang tuyết.vv...Người ta bị mất của thường nghĩ mình lấy trộm .Thân phải chịu khổ, lòng tràn đầy phiền não ưu tư.
15) Được thiện báo nhờ giữ giới đạo: Nhiều tiền lắm của cũng không bị hao mất. Được nhiều người yêu mến, tin tưởng vô cùng. Tiếng lành đồn xa, khắp nơi nơi khen ngợi. Chung sống với mọi người không mang lòng lo sợ, không ai dám hiếp đáp mình. Thân tâm luôn an lạc, lâm chung về cõi trời.
Bài 3: Giới Dâm
Lúc ấm
no thường nghĩ đến dâm dục, vạn điều ác thì dâm đứng đầu. Cuộc sống vật chất
quá sung túc lại mang đến hiệu quả trái ngược. Con người kia ăn uống đạm bạc
nhưng được mạnh khỏe sống lâu, người thời nay ăn uống đủ sơn hào hải vị, tại
sao lại không được mạnh khỏe? Vì ăn uống quá độ nên vọng niệm từ đó nảy sinh,
thêm vào những việc phơi bày thể hình khêu gợi dục vọng đang phổ biến, làm điên
đảo chân tướng của sự vật, sự việc, những chuyện bại hoại ngại gì mà không làm,
để mặc cho muôn trùng vạn trượng con sóng nơi hồng trần cuốn đi, thật là đáng
thương. Ngày xưa Bạch Lạc Thiên hỏi Ô Sào thiền sư rằng “Ngài ngủ trên cành cây
có khi nào bị té xuống không? Nhưng ông lại không nghĩ tới là mình sẽ bị té
trong muôn trượng sóng trần này.
Có người vì ham ăn mà chết, ham chơi mà chết, chưa thấy ham tu hành mà chết bao giờ .
Dâm
dục là sự trói buộc cao nhất của con người trong vũ trụ, nó nguy hiểm hơn các
loại độc phẩm. Nếu không chịu đoạn trừ thì phải luân hồi đời đời kiếp kiếp.
Tam thế Chư Phật xem dâm niệm là việc ô uế nhất, đã là người tu hạnh Bồ Tát về mặt này phải tự mình kiềm chế. Giữ giới dâm không hẳn cắt đứt quan hệ vợ chồng, nhưng phải có chừng mực, chồng vợ quan hệ là chánh dâm, ngoài chồng vợ là tà dâm.Trai gái quan hệ tình dục chưa qua cưới hỏi. và những tệ nạn xã hội khác phải trừ bỏ.
Dâm dục trỗi dậy thì không nể tình nghĩa cha mẹ anh em vợ con, đi ngược với luân thường đạo đức, vi phạm pháp luật. Những vị tu hành ngày xưa ở núi vì không tu giới dâm nên phạm dâm.
Dâm dục như ngọn lửa bừng bừng khó dập tắt, muốn trị tận gốc phải tịnh hóa nhân tâm, từ nội tâm mà dập tắt. Hằng ngày, đừng ăn quá no vì sau khi ăn no mình thường hay nghĩ đến dâm dục, ở nhà thường đi chân không để giảm bớt hỏa khí. Muốn rời khỏi dâm dục phương pháp tốt nhất là tránh những gì gợi nên ý nghĩ xa vời như sách báo, tạp chí, tiểu thuyết, điện ảnh và những nơi ăn chơi sa đọa .vv.. Người tu không nên để mắt nhiễm những việc xấu. Nam giới thích xem những việc sắc dục, sau khi chết mắt sẽ hư hoại trước. Phải thường xem kinh, khi nghĩ xem kinh, khi nghĩ đến dâm dục nên tụng kinh, nhờ đó tự nhiên nội tâm từ từ lắng dịu, đoạn trừ dục niệm khó dứt như chặt gân bò, đây là việc không dễ dàng.
Người phàm phu tránh không khỏi dục vọng, nhưng cần phải hạn chế. Chồng vợ là căn bản luân thường trong thiên địa. Cả hai đều phải kính trọng lẫn nhau, thương yêu nhau bằng tâm linh giao cảm. Nếu cứ phóng túng dâm dục mãi thì có khác gì cầm thú, vào mùng một rằm và những ngày vía Phật Bồ Tát thánh thần, không nên quan hệ vợ chồng, ông bà qua đời cũng phải kiêng 49 ngày .
Vợ chồng quan hệ chỉ vui trong khoảng khắc không thể vui mãi, phải xem trọng sức khỏe để chăm sóc tốt cho gia đình, tình dục chỉ là một phần phụ trong cuộc sống, không phải là chủ yếu. Người phải giữ lễ, có lễ mới có thể duy trì trật tự trong gia đình.
Dâm dục là nguồn gốc của sanh tử, nếu không đoạn trừ thì vĩnh viễn trong sinh tử luân hồi . Lúc chưa kết hôn phải làm tròn bổn phận trong gia đình. Sau đó mới có thể gánh vác gia đình riêng của mình. Chồng vợ, cha mẹ quyến thuộc đều có duyên mới sống chung với nhau phải biết cư xử thế nào để trọn vẹn duyên phận .Nếu xem đó như một gánh nặng để rồi trốn tránh không chịu chu toàn trong kiếp này thì kiếp sau duyên ấy sẽ trở thành “nghiệt duyên”.
Mọi cuộc hôn nhân đều tùy theo nhân duyên mà liễu, không nên khen ngợi hôn nhân của người khác, nào là kết hôn là điều rất tốt, khuyến khích hướng dẫn người khác kết hôn, cũng không nên phản đối kịch liệt, nhân duyên người ta để ta tự liễu, tùy theo nhân duyên của họ mà tiến triển một cách tự nhiên .
Trước mặt người ly hôn, không nên tự khen ngợi hôn nhân tốt đẹp của mình . Là Điểm Truyền Sư càng phải thanh tịnh, nên cắt đứt quan hệ nam nữ, cũng không nên làm mai mối hay chủ hôn. Đừng đem đạo trường làm nơi yêu đương. Phật đường là chỗ thanh cao. Nếu đôi bên có tình duyên với nhau thì hò hẹn nơi khác ngoài phạm vi đạo trường.
Thanh niên nam nữ phải trong sạch, hôn nhân phải thông qua sự đồng ý của cha mẹ, sau khi đôi bên tiến hành hôn lễ, mới chính thức là vợ chồng, không nên quan hệ tình dục trước khi kết hôn.
Dâm dục là sự trói buộc con người nhất trong vũ trụ, nếu không thể đoạn trừ thì hãy dùng phương thức quán tưởng của phật rằng: Thân người là ố uế nhất. Phải nghĩ rằng: họ và tất cả chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều là cha mẹ, anh chị em trong kiếp của ta, không nên xâm phạm. Dùng tiền mua dâm là hành vi mất đạo đức.
Người tu hành tránh những việc gợi nên ý nghĩ xa vời như nuôi chó đực để giao phối với chó cái sinh ra chó con . Cưỡi ngựa làm chấn động toàn thân, nên dễ sinh dâm dục, cũng là ngược đãi đối với súc vật .Người tu hành không nên tìm đến trường đua cưỡi ngựa.
Quả báo của tội phạm dâm: Đọa vào tam giác đạo , dâm dục là hành vi của loài thú, trái ngược luân thường.
Nếu sinh làm người, vợ chồng tròn trinh tiết: không nên trêu chọc vợ của bạn mình, bằng không sau này vợ con mình cũng bị người khác trêu chọc. Không phá ổ chim, ổ kiến nếu không sẽ có một kiếp bị nhà tan cửa nát.
Dâm dục là nhân, sinh tử là quả. Tu hạnh Bồ Tát phải đoạn trừ giới dâm.Bồ tát sợ nhân, nếu còn dâm dục thì nhân duyên bám chặt, không cách nào thoát khỏi tam giới. Nhưng đoạn tình chồng nghĩa vợ, dứt khoát quan hệ nam nữ thật không dễ dàng, chỉ cần trì giới làm tròn nhân đạo, tức là phải chính thức kết hôn. “Dục” là hiện tượng tự nhiên của con người, ức chế không bằng khuyên thong suốt, tránh đưa đến những biến thái về sinh lý.
Giữ giới dâm được quả lành như sau: Điều chỉnh mọi tư tưởng hành động trở nên tốt đẹp, vĩnh viễn rời khỏi nơi sôi động náo nhiệt, thường thiền định, trí tuệ tăng gấp bội.
Những người kiêng giới “ Tà dâm”, sanh thân làm người : cha mẹ vợ con, thân bằng quyến thuộc đều là người trong sạch thanh khiết, với bạn bè con cháu đều thuận thảo. Vả lại còn tránh xa những người phụ nữ không tốt (gái phong trần), để mọi người không còn cơ hội tái phạm lỗi lầm. Được ơn trên và mọi người tôn kính, khen ngợi.
Những người kiêng giới “Chánh dâm” dĩ nhiên sau này thành phật với tướng mạo đoan trang. Thoát khỏi sanh tử, sớm chứng quả Bồ Đề.
Bài 4: Giới Vọng Ngữ
Vọng
ngữ gồm : ác khẩu, lưỡng thiệt, vọng ngôn, kỳ ngữ.
Lời dịu hiền như nhả ngọc phun châu, giúp người táng trưởng đạo nghiệp mới gọi là nhà diễn thuyết thành công, có tài ăn nói lưu loát, hùng biện là do ba đời không phạm giới vọng ngữ mới được như vậy.
Phạm tội vọng ngữ quá nhiều, quả báo trở lại là kém tài án nói hoặc nói không rõ ràng.
Người mua bán dễ phạm vọng ngữ, muốn tu giới này cũng không dễ.Tốt hơn phải nghĩ rằng: Tôi lời số tiền lời này có lẽ họ sẽ tiêu dùng vào việc án chơi cờ bạc, tôi thay họ làm việc bố thí nhưng phải thật sự đi bố thí “có như vậy mới bù được tội vọng ngữ.
Chồng dùng lời ngon ngọt an ủi vợ, gọi là ái ngữ không phải vọng ngữ, nhưng nói với các cô gái khác thì gọi là”Kỳ Ngữ” (lời ngon ý ngọt chỉ là lời giả dối)
Nhà chính trị ra tranh cử dám thề độc, dùng đầu môi chót lưỡi để mong thắng cử, giành lấy tiếng tám, giữ chức vị của mình. Nhà giáo dục, đáng lẽ phải vì sự nghiệp giáo hóa nhân loại nhưng lại chạy theo hướng thương nghiệp hóa. Những tài tử điện ảnh thường khuếch đại danh tiếng, trau chuốc bản thân mình. Tất cả những người này đều lãnh nhân quả việc vọng ngữ.
Độ người phải hết lòng phục vụ, dùng chân lý, phân tích theo lối khách quan để thành toàn người. Không nên nói rằng: “Bạn phải cầu đạo hoặc thiết lập Phật Đường thì mới mong hết bệnh” Có bao nhiêu năng lực thì nói bấy nhiêu, không nên nói quá năng lực của mình. Nhà triết học cho rằng: “Nếu nói dối một câu thì bạn phải nói dối thêm câu nữa để che lấp”. Người thường nói dối lâu ngày sẽ thành thói quen, trở thành thích nói dối, “họa từ khẩu xuất ” giết người không thấy máu.
Trong lúc nhàn rỗi đem chuyện hàng xóm phê bình là lời nói vô bổ. Xem như lãng phí sinh mệnh. Không nên vạch trần bí mật cũng như quá khứ không tốt của người khác, đây là điều mà phái nữ hay phạm, cho nên sau khi chết miệng bị lở trước.
Trong giới luật, giữ giới vọng ngữ có phần khó. Lời ăn tiếng nói hàng ngày không nên làm tổn thương đến lòng tự trọng của người khác, đừng nói ức làm người ta tức giận, nhất là không nên nói lời giả dối. Đừng nên phá hoại sự hòa hợp của vợ chồng người khác, việc gia đình của họ tự họ biết cách dàn xếp, không nên xen vào kẻo gặp xui rủi, đầu lưỡi phải uốn trở vào, nên nói những lời gây thiện cảm, có hữu ích cho người: “Một lời nói ra giúp người nghĩ đến điều thiện, giúp họ vơi bớt đau khổ”. Thường nói lời lành không có hàm ý hủy báng người khác, như vậy mới có thể quảng kết thiện duyên với mọi người.
Sau đây là những nghề kiếm tiền nhờ tài ăn nói, người tu hành không thích hợp với những nghề này:
Luật sư, quan kiểm soát: Người xưa nói: “Làm quan một đời, làm trâu chin kiếp”. Những người làm nghề này một lời nói ra quyết định sự sống chết của người khác, phải cẩn thận khách quan và phán xét công bình, không có hành vi hối lộ, ỷ quyền cậy làm thế đảo lộn đen, dễ dàng giết hại nhân mạng.
Thầy bói thường nói: “Nếu không làm như vậy thì sau này phải bị hậu quả như thế đấy” .Đó là “ác khẩu”. Những người làm nghề này phải ăn nói uyển chuyển, đề nghị khách quan là được rồi.
Thầy địa lí phong thủy hay nói bằng quyết đoán: “Nếu anh không sửa hướng hoặc thay đổi chúng , mấy năm sau sẽ phải thế này thế nọ” làm tổn thương người khác.
Đạo sĩ : Ông bà qua đời nhờ thầy pháp siêu độ, nếu như thầy pháp có thể siêu độ thì chắc Diêm Vương phải sợ ông ấy sao? Nhân quả nghiệp lực ba đời làm sao thanh toán? Đây chỉ là tập tục nhằm giúp người đời an tâm. Nếu muốn niệm kinh nên chọn người tu hành trì chay, nếu không trì chay thì nghiệp lực của bản thân còn chồng chất, thử hỏi làm sao siêu độ được người khác .
Ba đời không phạm vọng ngữ, khi thè lưỡi có thể chạm đến chóp múi. Lưỡi hồng tươi, môi dày là người có hậu đạo. Phái nữ rang cửa rộng, dày là người giúp chồng sắp xếp gia đình. Ráng quá thưa mất tài. Ráng như rang chuột là người nhiều mưu kế. Ráng mọc không đều là do tội vọng ngữ đời trước . Phái nữ giọng nói cao, tánh tình thường hung hang. Giọng nói thô là người phá cách, giọng nói hòa nhã êm dịu, một đời có phước báu, có quí khí. Mày dài qua khỏi mắt được người nhà che chở và che chở cả con cháu đời sau.
Người tu đạo không cần bói vận ngược lại có thể chuyển vận mệnh, muốn thay đổi vận mệnh phải bắt đầu từ tâm mình. Nếu chỉ trau chuốt bề ngoài (như xâm chân mày) cúng vô ích thôi. Ngũ quan không đẹp, lời không rõ ràng, kém tài án nói. Nếu tránh được giới vọng ngữ sau này án nói lưu loát.
Thanh khẩu : ngoài án chay, phải bỏ ác khẩu, lưỡng thiệt (thị phi), kỳ ngữ (lời thêu dệt), vọng ngữ(nói dối)
Phái nam không nên chửi thề, phái nữ khi mắng chồng, con phải chừng mực, đừng thốt lời khó nghe .
Gia đình họ đang gặp vấn đề phiền não chớ bảo họ ly hôn hoặc lời đả kích khiến họ phải tự sát, không chỉ phạm giới vọng ngữ mà phạm luôn giới sát.
Vì cứu chúng sanh, hoặc với thiện ý là giải phiền não của người khác, buộc mình thốt lời không đúng sự thật thì không cho là phạm giới vọng ngữ.
Người tu hành phải rời xa ác khẩu (chửi người thô tục, chửi thề), không dùng lời làm rối loạn nhân tâm, lời phá hoại khiến người khác đau khổ, bi thương.
Không nên cả tin mà trút hết tâm sự cùng người khác, để tránh thị phi sau này, bất cứ chỗ nào cúng khen ngợi ưu điểm đừng nên nói khuyết điểm của người khác, như vậy tránh được thị phi .
Đầu lưỡi tuy mềm nhưng lợi hại hơn dao, bao nhiêu ân oán thị phi cũng từ đó mà ra. Có câu : “Họa từ khẩu xuất ”. Muốn tránh họa thì phải uốn lưỡi ba lần trước khi nói nếu nói phải dùng những lời có hữu ích. Nếu sơ ý phạm vào ác khẩu thì phải thực tâm sám hối, dùng tâm hổ thẹn để bù đắp những chỗ sai sót.
Người đang chán nản ta phải quan tâm hơn, phải đứng trên lập trường của họ mà giúp họ giải quyết. Không nên đưa ý kiến chủ quan của mình mà bắt họ làm theo, như vậy là ích kỷ.
Đối với mọi sự việc hiện tượng phải quan sát thật rõ ràng, không tùy tiện khẳng định lập luận của mình. Xưa có một người học trò nấu cháo cho Khổng Tử dùng, sơ ý để một vật nhỏ rơi vào trong chén sợ thầy ăn sẽ bị đau bụng nên dùng tay gắp ra. Khổng Tử nhìn thấy liền cho rằng học trò vô lễ: “Thầy chưa ăn mà học trò đã dám ăn trước” người trò mới kể rõ đầu đuôi. Lúc bấy giờ, Khổng Tử mới gọi các đệ tử đến và dạy rằng: “Việc trước mắt mà thầy còn trách nhầm, huống chi lời nói phải thông qua kẻ thứ ba thì lẽ nào sự thật kia không sai lệch sao” cho nên trước khi phán quyết phải điều tra cho rõ phiến diện của một phía mà nghi ngờ, như thế không sanh ra thị phi khảo đảo người khác. Thánh nhân sơ ý còn vấp lỗi huống hồ chi là phàm phu tục tử.
Là nhà chính trị nếu làm việc sai trái, sau này sẽ bị quả báo khôn lường, người tu hành nên rời xa chính trị, không nên tham gia biểu tình làm náo loạn lòng người. Nếu có người thân làm chính trị ta nên tránh, không tham dự vào.
Khôn đạo trẻ tuổi nếu độ người, thành toàn người phải dựa vào lòng từ bi, không dùng tình cảm tránh ý nghĩ lầm tưởng của phái nam đối với mình. Nếu cả hai có ý với nhau thì qua lại bằng lòng thành thật.
Bị quả báo vì phạm giới vọng ngữ: Đọa vào tam ác đạo. Thường bị hủy báng: chịu oan mà không cách nào bày tỏ, bị người bài xích.
Bị người lừa bịp chỉ trích . Lời nói thường bị mọi người phủ nhạn. Nói chuyện không rõ ràng, sứt môi bẩm sinh, thụt lưỡi. Dù tu như thế nào đi nữa cũng không chứng được quả vị .
Miệng hôi thối, không cách nào chữa trị được, thân có mùi hôi, ăn mặn thì mùi hôi càng tăng thêm, án chay thì từ từ khỏi .
Được thiện báo nhờ trì giới vọng ngữ: Khẩu thanh tịnh như ưu bát la tỏa hương (một loài sen dị hương) mùi hương tỏa ra tự nhiên mà không cần dùng nước hoa. Phật không nói đùa, khi thè lưỡi ra có thể che cả khuôn mặt. Sau khi hỏa thiêu răng vẫn còn nguyên vẹn.
Dù ở đâu cũng được tôn kính và tín nhiệm. Tâm thường vui, mọi người cũng vui theo: không nói vọng ngữ thì luôn sống trong hoan hỉ, trong cuộc sống chân thật . Kiếp sau vĩnh viễn được nghe âm thanh như ý, không có âm thanh làm nhieu loạn, gây phiền não cho mình. Táng thêm uy đức, trí tuệ vô biến, muốn nói gì cũng không bị chướng ngại (có tài án nói lưu loát).
Bài 5: Giới Tửu
1) Rượu không
phải là thức ăn mặn, nhưng nó là sự khởi đầu của mọi tội ác, uống rượu gây cho
thần trí không sáng suốt, dễ phạm phải sát, đạo, dâm, vọng .Khi tỉnh rượu thì mọi
việc đã xảy ra rồi, cho nên phải dừng lại ngay khi chưa dùng, rượu được gọi là
“Già Giới”.
2) Uống rượu có sai trái gì? Tại sao rượu là giới cấm :
Tài
sản tan nát, phước đức giảm dần: Rượu không nên uống, cúng không nên dùng làm
quà biếu.
Người trì giới nếu mua rượu biếu người khác thì bị quả báo 500 kiếp không có tay, thành loài giun đất có thân mềm mại, xuất ngoại cúng không nên mua rượu dùm cho người khác. Làm chư căn bị ám muội, trí tuệ từ từ mất đi .
Người xưa, vì ít có có thú vui nên hay uống rượu, không được sự giáo hóa tốt lành của phật pháp, ngũ căn mê muội trở nên ngu si. Nhiều chứng bệnh nghiệp do đời trước uống rượu tạo thành .
Hiện nay có nhiều chứng bệnh do rượu gây ra: đau gan, tiểu đường, suy thận, đau bao tử, án uống giảm sút...
Lòng sân trổi dậy, mượn rượu làm dung khí, de dẫn đến đánh đấu, sát hại nhau, hung hăng,dâm loạn ... Người tu đạo trong tâm phải dùng trí tuệ khắc phục thói án chơi hưởng lạc của mình.Trong giao tiếp phải dùng nước trà hoặc nước giải khát để thay rượu.
Dâm dục cao độ, mọi dục vọng theo đó sản sinh:
Lúc
say rượu tâm theo dục vọng mà ảo tưởng ra mọi cảnh giới, không còn biết gì đến
lễ tiết.
Rượu
làm mất lễ, thân hình không kín đáo: ra khỏi nhà với trang phục ngay ngắn, sau
khi uống ba bốn ly rượu thì nghiêng đông ngã tây, miệng thốt ra lờ tục tằn,
muôn vẻ xấu phơi bày hoặc ong bướm đủ điều, khiến cho gia đình phải phiền muộn
lo lắng.
Tiết lộ bí mật dẫn đến sự không thành. Bởi vì “Thương trường như chiến trường”, rượu vào lời ra, tiết lộ mật kinh doanh, bị chủ đuổi việc . Nếu sau này tự mình làm chủ, vì phước báo không đủ, có lẽ không lâu sẽ sụp đổ.
Chửi cha mắng mẹ, bất kính sư trưởng: Uống rượu vào thần trí không tỉnh táo, không biết đến thân bằng quyến thuộc, thậm chí sát hại cha mẹ thiêu hủy dấu vết. Khiến cha mẹ không vui, quyến thuộc ruồng bỏ . Mùi rượu làm mọi người khó chịu, di truyền cho đời sau.
Không tin tam bảo, phá chay phạm giới: Rượu vào không tin Phật,Pháp, Tăng, không trì chay giữ giới, thậm chí tiết lộ tam bảo của đạo. Người lành xa, người dữ gần .Lâu ngày, tụ hội nhau đều là những người bạn rượu thịt. Thân tâm tán loạn, rời xa chánh định :Một khi thân tâm không định, hay nghĩ những chuyện xa vời, không thực tế. Hay làm chuyện phi pháp, vi phạm chánh pháp . Thường không toại ý, tăng thêm buồn khổ: Sau khi phạm giới lương tâm chẳng an, lo lắng bồn chồn, không được thanh thản. Bỏ phí thời giờ, thói xấu khó sửa . Hư thân mất mạng, chết bị đọa vào địa ngục.
3) Vì nhu cầu trị bệnh, dùng rượu để thoa hoặc ngâm thuốc nhưng không được uống say .
4) Những loại thuốc có thành phần tinh rượu làm cường dương tráng lực, kích dục, chẳng nên dùng.
5) Bị quả báo vì phạm giới tửu . Chết đọa địa ngục chịu hình phạt rót rượu liên tục vào miệng. Sinh làm người: ngu si cuồng vọng, không tin phật pháp.
6) Được quả lành nhờ tránh giới tửu : Thần trí sáng suốt, điềm tĩnh yên vui sau này sẽ là người thuyết pháp, giảng sư, trí phán đoán chuẩn xác, tư tưởng trong sang, làm việc rõ ràng, tinh thần không bị phân tán. Giữ được sát, đạo, dâm, vọng dễ dàng, không bao giờ tạo thêm tội nặng. Sau này được vãng sanh Tây Phương, tiêu diêu nơi cực lạc, khỏi đọa vào tam ác đạo.
0 comments :
Post a Comment