BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Vạn Pháp Quy Nhất Sanh Tử Tự Do

Vạn Pháp Quy Nhất Sanh Tử Tự Do

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Friday, November 11, 2016 | 1:10 PM


  
    Vạn pháp quy nhất Sanh tử tự do
   ( Hòa Thượng Tuyên Hóa thuyết giảng ) 
    Pháp là vô lượng vô biên, Pháp mà Đạt Ma Tổ Sư đã nói với Thần Quang Pháp Sư cũng là diệu chẳng thế nói ( kỳ diệu đến nỗi rất khó mà thuật nói ), cho nên mới có vài câu nói này :

   萬法歸一一歸合     Vạn pháp quy nhất nhất quy hợp
   神光不明趕達摩       Thần Quang bất minh cản Đạt Ma
   熊耳山前跪九載     Hùng Nhĩ Sơn tiền quỳ cửu tải
   只求一點閻羅       Chỉ cầu nhất điểm đóa Diêm La.

   Dịch nghĩa :
   Vạn pháp quy một, một quy về đâu ?

   Thần Quang chẳng rõ nên đuổi theo Đạt Ma

   Quỳ 9 năm trước Núi Hùng Nhĩ

   Chỉ cầu một điểm tránh Diêm La.

   Vạn pháp quy nhất nhất quy hợp : Vạn pháp quy ở một, chính là cái gọi là “ nhất bổn tán thành vạn thù, vạn thù vẫn quy nhất bổn ”. Vạn pháp quy nhất, nhất lại quy đến chỗ nào ? Nhất lại phải hợp lại. Hợp 「合」vốn là 人一口. Dưới chữ Nhân 「人」thêm chữ Nhất 「一」, lại thêm chữ Khẩu 「口」, vậy thì hợp lại rồi. Cái này hợp lại rồi chính là một pháp môn mà tu đạo phải tu – Vạn pháp quy nhất nhất quy hợp. Cái chữ Hợp này lại có thể nói là chữ ○ ấy.

   Thần Quang bất minh cản Đạt Ma : Thần Quang Pháp Sư lúc bấy giờ không hiểu ý nghĩa của chữ 「合」( Hợp ) này, do đó bèn đuổi theo Đạt Ma Tổ Sư.

   Hùng Nhĩ Sơn tiền quỳ cửu tải : Ông đã quỳ suốt 9 năm ở núi Hùng Nhĩ. Chúng ta chớ có nói quỳ 9 năm, đến cả quỳ 9 tiếng đồng hồ còn chẳng có.

   Chỉ cầu nhất điểm đóa Diêm La. Chỉ cầu Đạt Ma Tổ Sư chỉ điểm cho ông ta một điểm điểm ( một chút chút ) này thôi, bảo cho ông ta biết tu hành như thế nào, làm thể nào để liễu dứt sanh tử, thoát luân hồi, làm thế nào có thể khiến cho Diêm La Vương quản chẳng được, là cầu cái này.


   Trước đây khi tôi nói về công án này, có một đứa trẻ nghe rồi rất vui, bèn hỏi tôi rằng : “ vậy thì Thần Quang Pháp Sư quỳ ở đâu, 9 năm đó ông ta có ăn cơm hay không ? ”. Đứa trẻ này nghĩ đến nên hỏi có ăn cơm hay không, nó đại khái là thích ăn cơm, sợ bụng đói; nếu nó chẳng sợ đói, nó cũng có thể quỳ 9 năm. Vậy nên nó hỏi trước rằng 9 năm này có ăn cơm hay không. Lúc ấy tôi trả lời với nó rằng : “ đương nhiên là có ăn cơm rồi ! trong 9 năm này nếu chẳng ăn cơm thì làm sao mà có thể sống ? ông ta đến lúc ăn cơm thì có thể đứng dậy đi dùng cơm ! đến lúc đại tiểu tiện cũng có thể đứng lên đi đại tiểu tiện mà ! nghĩa là lúc Đạt Ma Tổ Sư ăn cơm thì ông ta cũng có thể ăn; lúc Đạt Ma Tổ Sư ngồi xếp bằng thì ông ta quỳ. ” Ông ta 9 năm đều quỳ ở đó cầu pháp, thế nhưng trên sách chẳng có ghi chép tường tận, tôi cũng chẳng nói rõ vấn đề này.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.