Những
lời dặn dò từ bi của Quan Thánh Pháp Luật Chủ
“ Phật
Quy Lễ Tiết chẳng phụng hành, Đạo Trường tất giống như cái chợ ”
Dưới
đây là 24 điều Phật Quy, là Phật Quy Lễ Tiết mà những người tu đạo bàn đạo
chúng ta trong đạo trường nhất định cần phải tuân thủ. Nếu chẳng có những Phật
Quy Lễ Tiết này để chúng ta phụng hành, thì đạo trường tất giống y như cái chợ,
làm thế nào mà trang nghiêm đạo trường, hoằng triển đạo vụ, tiến đến tín thụ phụng
hành, tu kỉ độ nhân đây ?
1. Nhập Đàn Chỉnh Y : ( Vào Phật Đường y phục
phải chỉnh tề ngay ngắn ) .
Trang
phục diện mạo dáng vẻ bên ngoài, giày vớ, chỉnh trang lại đầu tóc, lau rửa tay
sạch sẽ.
2. Đến Tham đi Từ : ( Tham Giá Từ Giá )
Đến
phải hướng về Lão Mẫu, Tiên Phật mà tham giá, Đi Về cũng phải như vậy, chớ có
dùng lễ Tam Cúc Cung.
3. Tiên Càn Hậu Khôn : ( Càn trước, Khôn sau )
Tiến
vào Phật Điện, Càn ( Nam ) Khôn ( Nữ ) chớ có đi sóng hàng ( ngang nhau ) cùng
vào.
4. Nam Nữ hữu phân : ( Nam Nữ có sự phân chia
khác biệt )
Khấu
đầu, lên lớp, dùng bữa, đi nhà vệ sinh, mỗi giới đều có sự phân chia khác biệt.
5. Cử Bộ Yếu Khinh ( cất bước phải nhẹ nhàng )
Tiến
vào Phật Đường, nhất cử nhất động đều cần phải từ tốn nhẹ nhàng, không lơ đễnh
cẩu thả.
6. Bất chuẩn loạn toản : ( không được phép chen
lách )
Phật
Điện không phải là cái chợ, nên có lễ có tiết, nâng cao sự hàm dưỡng.
7. Xuất Nhập Túc Tĩnh : ( ra vào trang nghiêm
im lặng )
Hành
động không gây ồn ào, giữ gìn sự trang nghiêm, cung kính nghiêm túc tôn kính
tiên phật.
8. Án Quy Vật Loạn :
Trước khi động dùng những
vật phẩm của phật đường nhất định cần phải hỏi xin phép rõ ràng, không được độc
đoán độc hành tùy tiện lấy dùng mà không được sự cho phép.
9. Kính Úy Tinh Thần : ( Tinh thần kính nể )
Lễ
Kính Chư Phật, Tôn Kinh Thiên Ân Sư Đức, cung kính Điểm Truyền Sư, các Giảng
Sư, Đàn Chủ, Tiền Hiền.
10. Cấm Đàm Tục Sự ( Nghiêm cấm nói bàn về những
chuyện phàm tục )
Phật
đường là thánh điện để nghiên cứu đạo lí, học tập tu bàn.
11. Ngôn Ngữ Yếu Đê : ( Lời nói phải khẽ )
Nói
chuyện có lễ có tiết, không nên lớn tiếng quát tháo nói to, hãy ghi nhớ rằng
luôn có Tiên Phật đang ở đây.
12. Tiếp Vật Đãi Nhân : ( Tiếp nhận vật và đối
đãi người )
Tiếp
nhận đồ vật với hai tay, cúc cung; đối đãi với người phải thân thiết chân
thành, cảm ân.
13. Chiêu Hô Đạo Thân ( chào đón hỏi han các đạo
thân )
Người
nào đến trước thì ưu tiên chào đón hỏi han người ấy trước. Tiếp đãi đạo thân là
chức trách của các Bàn Sự Nhân Viên.
14. Giáo Đạo Lễ Tiết ( chỉ dạy cho các lễ tiết )
Dâng
khăn, Tham Giá Từ Giá, bưng trà, dùng bữa, thừa thượng khải hạ …
15. Giảng Giải Khuyến Hóa : ( giảng giải khuyên bảo
)
Đạo
thân không hiểu rõ thì phải giảng giải phân tích cho họ hiểu, những người chẳng
hiểu lí thì phải khuyên bảo chỉ dạy cho họ.
16. Nhập Tọa Đoan Chánh : ( ngồi ghế phải ngay ngắn
)
Dùng
bữa, nghe lớp, ngồi phải có dáng ngồi ngay ngắn đàng hoàng.
17. Đê Tâm Hạ Khí : ( khiêm tốn hạ mình )
Có lỗi
sai thì nên sửa, Tiền Hiền chỉ dạy lại cho đúng thì phải dũng cảm tiếp nhận,
không được trong lòng chẳng phục.
18. Thượng Lập Hạ Khởi : ( Trên đứng dưới dậy )
Khi
thấy Tiền Hiền đứng thì bản thân mình cũng nên đứng dậy, nên có lễ phép.
19. Khởi Thân Lập Chính : ( đứng phải ngay ngắn )
Khi
đứng không dựa lưng nghiêng chỗ này chỗ nọ, người tu đạo phải có phong phạm của
người tu đạo.
20. Bất Chuẩn Đàm Tiếu : ( Không được phép nói lời
đùa cợt )
Phật
Đường trang nghiêm, chẳng phải nơi vui chơi giải trí, nói năng nên có chừng mực.
21. Thính Giảng Cấm Thanh : ( nghe giảng cấm ồn )
Khi
nghe lớp hoặc Tiền Hiền từ bi, nên chuyên tâm chú ý cung kính lắng nghe.
22. Phi Vấn Vật Ngôn : ( Không hỏi đến thì chẳng
nói )
Khi
Tiền Hiền chẳng có hỏi chuyện chúng ta thì miệng chớ có giống như súng liên
thanh vậy.
23. Hữu Vấn Tất Đáp : ( có hỏi tất phải có trả lời
)
Khi
Tiền Hiền có hỏi đến, phải căn cứ vào sự thật mà trả lời, không thể từ đầu đến
cuối cái gì cũng chẳng biết.
24. Bất Phân Bần Phú : ( chẳng phân giàu nghèo )
Tiến
vào Phật Đường đều là đồ nhi của Tế Công, nên đãi ngộ bình đẳng, chẳng có chút
phân biệt đối xử.
0 comments :
Post a Comment