Đạo
và Giáo khác biệt như thế nào ?
Đạo
là bổn thể của tánh lý, chính là cái lý của vô cực, phú nơi người là tánh, do
đó gọi là “ Tánh lý ”, cũng tức là lương tâm. Cái tánh lý này là thiên căn của
chúng ta, là nguồn lớn của tánh mệnh, sanh nếu đã từ chỗ như thế này đến, chết
cũng nên từ chỗ như thế này mà đi, chính là con đường chính mà sinh tử nhất định
phải đi ngang qua, là “ Tánh lý chân truyền ” thần bí nhất của vạn cổ, là bí bảo
khẩu thụ tâm ấn, thuộc về mật giáo trong phật giáo. Nếu chẳng phải là người thụ
đại mệnh của Duy Hoàng Thượng Đế ( Vô Cực Lão Mẫu - người mẹ của linh tánh ) ứng
vận để truyền đạo này, bất luận tiên phật thánh nhân nào đều cũng chẳng dám bất
cẩn bừa bãi tiết lộ sự áo diệu của đạo của tánh lý này ! Cho nên kinh ấy chẳng ở
trên văn tự; Tứ Thư, Ngũ Kinh của Nho giáo, Kinh điển của Tam Tạng, Kinh, Luật,
Luận của Thích giáo, Thanh tịnh kinh, đạo đức kinh, hoàng đình kinh của Lão tử…chỗ
nào cũng tuy có tàng những chứng minh cho sự áo diệu của đạo, nhưng chẳng dám
tiết lộ rõ, đều là lời ở đây mà ý ở kia. Nếu chẳng phải được vị Minh Sư lãnh thụ
thiên mệnh chỉ điểm truyền thụ, điểm mở diệu khiếu, chấp bạn là học giả nổi tiếng,
tài năng cao siêu, học thức uyên bác thế nào cũng chẳng cách nào có thể phát hiện
ra sự bí mật áo diệu của nó! Sự vi diệu thế này, sự bảo quý thế này, đấy chính
là mặt của “ Đạo ”.
“
Giáo ” là thuộc công phu ngoại vi ( phía ngoài cùng ) của đạo, chính là vạn
pháp, vạn hạnh, vạn đoan phát sanh từ đạo, dùng để giáo hóa người đời, là cái dụng
của đạo. Nói cách khác, tức là tích đức hành thiện, tu tâm dưỡng tánh, là những
giáo hóa xây dựng cơ sở sau này có thể được xuất thế nhập đạo, do đó nói rằng :
“ Tu đạo chi vị giáo ”. Giáo thuộc hiển giáo trong phật giáo, chính là những
giáo hóa phổ thông bình thường, khiến người đời tu tâm luyện tánh, không làm những
việc ác, làm tất cả những việc thiện, để cứu tế nhân tâm, khiến cho nó không bị
ác hóa, được là người tốt một đời, xây dựng tương lai sau này được hưởng thụ những
phước báo có hạn. Những cái mà giáo hóa đều là những đạo nghĩa bình đẳng phổ
thông, bất kể người nào đều có thể biết, là cái mà phật giáo gọi là pháp bình đẳng.
Tất cả những ghi chép rõ ràng trên kinh sách, mọi người có thể được chỗ dễ biết
dễ hiểu chính là những giáo hóa của pháp bình đẳng. Trong kinh sách còn có ám
tàng ( âm thầm ẩn tàng che giấu ) những huyền cơ ảo diệu bí mật, rất nhiều những
kì bí mà bề ngoài có vẻ như lời thì ở đây, nhưng thật ra thì ý ở chỗ kia. Nếu
không được sự chỉ điểm của Minh Sư, đắc được pháp vô thượng, chấp bạn thông
minh lanh lợi thế nào cũng khó mà biết được sự ảo diệu huyền bí của nó. Đấy
chính là sự khác biệt giữa “ Đạo ” và “ Giáo ”
Chánh
pháp chân truyền của Đạo, từ sau khi Phật giáo tại Trung Nguyên tổ sư Huệ Năng
đời thứ 6 truyền pháp vào hỏa trạch, đạo thống ám truyền đã bắt đầu chia làm 2
mạch : một mạch Nho gia, một mạch xuất gia. Mạch xuất gia của Phật môn tự nhiên
trải quả thời gian dài đến nay thật ra đã tuyệt tông phong, chỉ nhận móng guốc
làm thỏ, chấp đồ dùng câu cá là cá ( ví như thỏa mãn với những nhận thức nông cạn
bề ngoài sự vật, chẳng đi sâu hơn vào tìm hiểu bản chất của sự vật bên trong ),
con đường truyền chính nay đã không còn biết đâu mà lần. Từ đấy về sau, cái “
tánh lý chân truyền ” của chánh pháp này ngoại trừ nho gia ra, bất cứ giáo môn
nào đều là chẳng biết suy đoán từ đâu. Do vậy từ mạt Đường, Ngũ Đại, Lưỡng Tống,
Nguyên, Minh, Thanh cho đến nay khoảng hơn nghìn năm, đạo thuộc thời kì mờ mịt,
các giáo đều biến thành những giáo hóa phổ thông bình thường, thời gian này muốn
nghe được đạo ấy còn khó hơn cả lên trời.
“
Giáo ” là thường có, Đạo là không phải thời thì chẳng giáng. Đạo là có ẩn có hiện.
Khi đạo ẩn, dù bạn có anh tài cái thế, thông minh đặc biệt xuất chúng, và bác
thông kim cổ, là bậc hiền sĩ học vấn uyên bác cũng chẳng cách nào có thể đắc được
cái đạo ấy ! Bởi vì đạo này là chẳng phải thời thì không giáng, chẳng phải gặp
đúng người thì không truyền, lúc có giáng kiếp mới có giáng đạo. Giáo là thường
có. Lúc không có giáng đạo, giáo này vốn là có, lúc có giáng đạo, cái giáo này
cũng là có, bởi vì cái giáo này là những giáo hóa cơ bản để vào đạo, cho nên đạo
chẳng rời giáo, giáo chẳng rời đạo; giáo nếu rời đạo thì là bàng môn tả đạo, chẳng
thành thiện giáo rồi.
Hiệu
quả của “ Đạo ” và “ Giáo ” rốt cuộc có những khác biệt gì ?
“ Đạo
” là có thể siêu sanh liễu tử, thoát khỏi luân hồi, đăng cực lạc, tránh tai
hung, thoát hạo kiếp, giải oan nghiệt, tiêu tội lỗi, đổi vận mệnh, ra khỏi biển
khổ, nó có chỗ diệu chẳng thể nghĩ bàn, do vậy mới nói : “ Thiên thượng thiên hạ,
duy đạo độc tôn ” sao là hư ngôn được ?
“
Giáo ” là pháp tắc độ thế, giáo hóa người đời, sự điển hình của nhân đạo,
phương pháp tu tâm dưỡng tánh, dạy người cải ác hướng thiện, tuân thủ luật lệ,
hưởng phước báo của kiếp sau, dựng sẵn nền móng của việc nhập đạo xuất thế sau
này, cho nên những giáo hóa này cũng là một ngày cũng không thể thiếu được, đấy
chính là chỗ khác biệt hiệu quả giữa đạo và giáo
Thánh
nhân của ngũ giáo phụng thiên mệnh giáng sanh xuống phàm trần, bên trong thì tiếp
nhận tánh lý chân truyền, khiến cho đạo thống có thể tiếp tục chẳng đứt, bên
ngoài thì trứ kinh lập thuyết giáo hóa vạn dân, lát đường cho thế giới đại đồng.
Do lúc bấy giờ là đơn truyền độc thụ, cho nên môn hạ của Thánh nhân các giáo,
những người có thể đắc thụ tánh lý chân truyền cực kì ít, đến sau khi tâm pháp
thất truyền, những cái mà các giáo lưu truyền lại xuống chỉ có một số các giáo
hóa mà thôi. Lại từ sau khi Thánh nhân của các giáo viên tịch, tâm pháp thất
truyền, môn đồ của các giáo chưa thể đắc được tánh lý chân truyền, từ từ rời xa
Thánh ý, do vậy mà phân biệt môn phái, bài xích lẫn nhau, do đó đến nay đã rơi
vào mạt pháp rồi ! Hiện nay gặp đúng lúc tam kì mạt kiếp, thượng thiên từ bi,
vì vãn cứu người đời thoát li biển khổ, giáng xuống chân lí đại đạo để kiến lập
thịnh thế đại đồng.
Thánh
nhân tuy rằng truyền đạo và lập xuống những giáo hóa, nhưng hai thứ đạo và giáo
lại có sự khác biệt rất lớn, bởi vì " Giáo " là một loại giáo hóa, giáo hóa con người
trừ bỏ tà tâm, quy về chánh niệm, bỏ ác theo thiện, chỉ là cầu phước báo của kiếp
sau mà thôi, rốt cuộc vẫn ở trong tứ sanh và lục đạo luân hồi. Còn “ Đạo ” là sự
truyền thụ của tâm pháp, để cho người ta có thể hiểu thấu triệt thiên tánh của
con người, có thể nghiên cứu triệt để những đạo lý của sự vật, biết được nguồn
gốc của sinh mệnh, kết quả của sự thật tu có thể thoát luân hồi, siêu sanh liễu
tử, thành thánh thành phật.
Đạo
là thể của giáo, giáo là dụng của đạo. Thánh nhân của ngũ giáo đều là chí đạo tại
thân, chí đức viên mãn. Các ngài đều có đắc đạo, cũng có tuyên đạo, thiết lập
các giáo hóa. Nếu như Thánh nhân lúc bấy giờ chẳng có đắc đạo thì sau đó cũng
chẳng thể trở thành Thánh Nhân, cũng chẳng cách nào hiểu được căn nguyên nguồn
gốc của vạn sự vạn vật, sự áo diệu huyền bí của vũ trụ và nơi quy túc của chúng
ta. Cái gốc rễ căn bản nếu đã chẳng biết, tự tánh bèn chẳng biết khải phát như
thế nào; chẳng hiểu rõ sự lý thì cũng chẳng cách nào thoát kiếp nạn ra khỏi
luân hồi, đương nhiên sẽ chẳng cách nào trở về vô cực lý thiên để quy căn phục
mệnh rồi. Nếu như Thánh nhân chẳng có tuyên đạo thực tế thi hành giáo hóa, những
hành vi và cách đối nhân xử thế của các ngài lúc bấy giờ sẽ chẳng lưu truyền lại
xuống, chúng ta bây giờ muốn tu hành cũng chẳng có một con đường có thể theo rồi.
Đạo
và giáo là tương bổ tương thành, đạo không có giáo thì chẳng hưng, giáo không
có đạo thì chẳng vững. Chúng ta bây giờ cũng vậy, một mặt truyền đạo, một mặt
giáo hóa đời, thí giáo khuyến thiện. Nếu như không đi truyền đạo độ chúng thì
chúng sanh không thể đắc đạo; nếu như chẳng đi thành toàn giáo hóa thì chúng
sanh không thể hiểu rõ đạo lý. Nếu chỉ có truyền đạo mà không có giáo hóa, người
ta tuy đã đắc được đạo, nhưng lại chẳng hiểu rõ đạo, cũng chẳng biết tu đạo,
hành đạo như thế nào, như thế thì đạo cũng chẳng thể hành nơi thiên hạ mà người
người thụ dụng. Thế nhưng nếu chỉ có thí giáo mà chẳng có sự truyền thụ của
tánh lý tâm truyền thì người chẳng thể biết nguồn gốc của tánh mệnh, chẳng biết
gốc rễ căn bản. Cho nên nói đạo là thể, là gốc rễ căn bản của giáo, là một loại
bất nhị pháp môn chẳng thay đổi; giáo là dụng, là tác dụng của đạo, là những
pháp môn và giáo hóa thiết lập nhắm đến những phiền não và thói hư tật xấu của
chúng sanh để khiến cho bổn tánh khôi phục lại ban đầu.
Thánh
nhân của các giáo bèn dựa vào hoàn cảnh, bối cảnh, những lề thói xấu của dân tộc
và thân phận của mình lúc bấy giờ để thi hành việc giáo hóa.
Ví dụ
như : Khổng Tử giáng sanh vào thời xuân thu loạn chiến, cho nên ngài khổ khẩu
bà tâm, chân thành khẩn thiết dốc hết sức khuyên bảo người khác, bôn ba khắp
nơi đề xướng lễ giáo.
Phật
Thích Ca Mâu ni là xuất thân ở Ấn Độ, lúc bấy giờ Ấn Độ là một xã hội không
bình đẳng, cho nên ngài đề xướng từ bi, cho rằng phật tánh của chúng sanh bình
đẳng. Con người nên nhất luật đều bình đẳng.
Hoàn
cảnh xã hội của Giêsu Cơ Đốc đã giáng sanh lúc bấy giờ là Đế Vương chuyên chế,
xem người dân như cặn bã, chẳng có chút lòng thương yêu, cho nên Giêsu Cơ Đốc đề
xướng sự bác ái, muốn vạn dân đối xử qua lại bác ái với nhau để cùng trở về nơi
của đức cha.
Do
thời đại của Thánh nhân xuất thế khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, thân phận khác
nhau, bối cảnh khác nhau, cho nên các ngài bèn mỗi người dựa vào hoàn cảnh,
thân phận, bối cảnh của các ngài lúc bấy giờ để làm gương, tùy cơ tùy duyên để
giáo hóa người đời. Các ngài lấy đạo làm căn bản mà tản ra vạn thù, cho nên
phương thức giáo hóa mà các ngài đã thi hành tuy do thời, do địa ( nơi chốn ),
do nhân ( con người ) mà có chỗ khác nhau, thế nhưng đều có thể do ứng với nhu
cầu đòi hỏi của hoàn cảnh lúc bấy giờ mà chỉ đạo dẫn dắt tu sửa lại nhân tâm đã
suy đồi. Đương nhiên những giáo hóa mà Thánh nhân các ngài đã thí, bất luận là
dùng loại phương thức, phương pháp hoặc ngôn ngữ gì, trên căn bản đều chẳng rời
khỏi đạo. Cho nên nói, giáo hóa là tùy theo sự khác nhau của thời đại, hoàn cảnh,
nơi chốn mà khác nhau, thế nhưng đạo là đạo lý tuyệt đối giữa vũ trụ, nó không
bị sự khác nhau của bất kì hoàn cảnh, thời đại, nơi chốn nào mà ảnh hưởng hoặc
biến đổi khác đi. Do vậy nói : “ Giáo có sự phân biệt đông tây, còn đạo thì chẳng
có sự phân biệt mới cũ. ”
Hoàn
cảnh của Khổng Tử lúc bấy giờ là thời xuân thu loạn chiến, mọi người vì tranh
danh đoạt lợi mà chẳng giữ lễ chế, do vậy mà vua chẳng ra vua, thần chẳng ra thần,
phụ chẳng ra phụ, tử chẳng ra tử, chồng chẳng ra chồng, vợ chẳng ra vợ. Khổng Tử
vì vãn hồi nhân tâm, chỉnh lại đạo đức, đề xướng dùng lễ để trị thế, khiến cho
mọi người giữ lễ pháp, tận bổn phận, vãn cứu phong khí bại hoại của xã hội nhân
luân đại loạn. Lễ chính là “ Lý ”, là hành vi mà người người nên tuân theo, là
một loại quy củ của thiên đạo, khắc kỉ phục lễ ( khắc chế những dục vọng riêng
tư của bản thân, khiến cho cử chỉ lời nói hành động hợp với lễ tiết ) thì thiên
hạ quy phục nhân đức. Mọi người hiểu nguyên tắc và tầm quan trọng của lễ, khắc
trừ những dục vọng riêng tư của bản thân, tư dục sạch hết thì thiên lý lưu
hành, mới có thể dựa theo bổn phận của mình, dựa vào lễ để dụng sự, xã hội quốc
gia bèn tự nhiên an định.
Sự
khác biệt lớn nhất giữa Đạo và Giáo là truyền đạo phải có chân thiên mệnh của
thượng thiên, là ứng thời ứng vận, do sự truyền thụ của diệu pháp vô thượng ấy
là mật truyền chẳng công khai. Vả lại, cuối cùng thiên mệnh vẫn là phải thu hồi,
đến lúc ấy muốn truyền đạo cũng chẳng được nữa rồi. Thế nhưng giáo thì khác,
giáo chẳng cần chân thiên mệnh của thượng thiên, do nó là sự thí giáo của pháp
bình đẳng, là công khai, do đó mà bất cứ lúc nào cũng đều có. Cho nên, nếu như
thời gian truyền đạo đã qua rồi, thượng thiên đem thiên mệnh thu hồi lại, vậy
thì cũng giống như những giáo hóa bình thường thôi, còn chúng ta cũng chỉ có thể
nội tu, cũng chẳng có đạo có thể bàn được nữa rồi. Cho nên nên nắm bắt lấy
thiên thời, nhanh chóng mà độ chúng thành toàn. Đạo là chẳng đúng thời thì
không giáng, gặp chẳng đúng người thì không truyền. Nay chúng ta đã đắc được đạo,
phải thật tốt mà nắm bắt lấy, tu đạo, hành đạo, liễu đạo mới phải.
0 comments :
Post a Comment