BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Ý Nghĩa Của Tiệc Cưới Chay

Ý Nghĩa Của Tiệc Cưới Chay

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Friday, November 18, 2016 | 12:34 PM



   Ý Nghĩa Của Tiệc Cưới Chay
   Có rất nhiều cặp đôi tân hôn khi kết hôn đều gặp phải vấn đề khó khăn lớn nhất chính là : yến tiệc cưới nên mời chay hay là mặn ?

   Tiệc chay chính là sự chúc phúc tốt nhất đối với cặp đôi tân hôn, cũng chính là món quà tốt nhất gửi tặng cho họ tương lai bình an, ít tai ít kiếp nạn.


    Sát nghiệp dẫn đến tai kiếp sát khí
   Tất cả mọi kiếp nạn của cái thế gian này đều bắt nguồn từ nghiệp sát : chiến tranh, sát hại, săn giết động vật, … cái khí máu tanh oán nộ đã hình thành nên các loại sát khí của nhân gian, dẫn đến các loại tai hoạ sát thân, mà loại tai kiếp này duy chỉ có cái tâm từ bi mới có thể hoá giải.

   Tâm từ bi chẳng sát hại có thể tiêu oan giải nghiệp 
   Duy chỉ có cái tâm từ bi có thể làm tan chảy nỗi sân hận của những linh hồn oán hận, duy chỉ có cái tâm từ bi có thể an ủi cái tâm muốn phục thù vì bị giết mổ … thế nhưng cái gì có thể tượng trưng một cách cụ thể đại biểu cho sự từ bi ? Cứu tế những người nghèo khổ khốn khó, bảo vệ động vật, cứu rỗi những con vật sắp bị giết mổ … những sự từ bi này đều là giúp đỡ cho những chúng sanh nào đó, thế nhưng vẫn chưa có đoạn tuyệt nghiệp sát đằng sau những tai kiếp. Duy chỉ có ăn chay, đoạn tuyệt nghiệp sát, loại tâm từ bi này có thể khiến cho cái khí oán nộ do bị giết hại sản sanh ra giữa trời đất dần được an ủi lắng xuống.

   Ăn chay là sự triển hiện cụ thể nhất của cái tâm từ bi; khi chúng ta vốn dĩ có thể giết động vật để ăn nhưng lại chọn lựa ăn chay, loại tâm từ bi này là cách hữu hiệu nhất hoá giải mọi tai kiếp. Ý nghĩa quan trọng nhất của ăn chay chính là ở chỗ “ đoạn nghiệp sát ”. Một người mà giờ đây đoạn nghiệp sát thì cả đời bèn đã bớt giết đi mấy ngàn con động vật.

   Tiệc mặn là món nợ mạng, chẳng phải sự chúc phúc


   Đương nhiên là những người có thể ăn chay cả đời thì không nhiều, thế nhưng sự khác biệt giữa một yến tiệc cưới mà có hàng trăm người ăn một bữa chay và một yến tiệc cưới mà có hàng trăm người ăn một bữa mặn là ở chỗ : Mỗi một bàn tiệc cưới mặn nhất định đều có thịt heo, thịt gà, tôm cá … những động vật đã bị giết của mỗi một bàn tiệc cưới mặn đều là bởi vì cặp đôi tân hôn này kết hôn, vậy nên những oán khí, nghiệp chướng này đều tính trên người của đôi tân hôn này, sự chúc phúc mà cặp đôi này đắc được là rỗng suông chẳng thiết thực, đến từ cái trong lòng nghĩ, từ lời miệng nói của bạn bè thân thích, còn nghiệp chướng thì là thực tế tồn tại, những động vật này nếu chẳng phải là bởi vì việc họ kết hôn sẽ chẳng bị giết hại, mổ xẻ, xào nấu.

    Sáng tạo ra địa ngục của động vật
   Chúng ta ăn thịt có khác chi tạo ra địa ngục của động vật, cắt cổ, luộc nước sôi, chiên dầu nóng …  đủ thứ những hình phạt tàn khốc của địa ngục áp dụng lên các loài động vật, vậy nên tiệc cưới mặn mời càng nhiều người thì nghiệp chướng tạo ra bèn càng nhiều thêm. Đấy là điều suy luận vô cùng hợp lí, khoa học hiện nay đã có thể chứng thực việc sinh mệnh sau khi chết linh hồn vẫn cứ tồn tại, vậy nên giết mổ động vật, linh hồn của động vật chẳng có chết, sự oán nộ của chúng phải truỳ đòi ở ai đây ?

   Tăng gấp đôi việc sát sanh
   Ngày thường thì thịt và cá mỗi bữa của những người ăn mặn có hạn, còn tiệc cưới thì nhất định tăng gấp đôi so với lượng dùng của các bữa ngày thường, nói đơn giản thì là tăng gấp đôi việc sát sanh, và dĩ nhiên món nợ mạng đều tính trên đầu của cặp đôi tân hôn chính là kẻ chủ mưu.

   Những người ngày thường hay ăn mặn, thịt cá mà họ ăn bất luận là nhiều hay ít thì đều là nghiệp chướng của bản thân họ, còn tiệc cưới thì khách mời là bởi vì được mời đến tham dự, chủ nhân mới là người quyết định bao nhiêu heo, gà, cá bị giết mổ, chớ không phải là những người khách đến ăn. Vậy nên nghiệp chướng của tiệc cưới này thảy đều tính trên người của đôi tân hôn. Vậy nên, nếu như các gia đình quả là thật lòng chúc phúc cho các cặp đôi tân hôn thì hãy vì họ mà làm mời tiệc chay, có thể không nhận tiền mừng cưới, cứ coi như là làm công đức cho đôi tân hôn vậy, dựa vào công đức này hồi hướng mà trời sẽ phù hộ cho hôn nhân của họ bình an, sau nay mang thai đẻ con cũng được bình an thuận lợi, cũng là tích đức tích phước cho con cháu sau này.

   Hôn Nhân cần rất nhiều công đức
   Tỉ lệ ly hôn ở Đài Loan hiện nay đã vượt quá 50%, hôn nhân quả thật là cần rất nhiều sự chúc phúc lành, lại còn cần rất nhiều lực lượng; nếu như đem công đức làm tiệc chay hồi hướng cho mối hôn nhân của căp đôi tân hôn, cầu trời phù hộ cho con đường hôn nhân của họ có thể đi một cách thuận lợi bình an, phù hộ họ sau này mang thai sanh con được thuận lợi, sự nghiệp phát đạt … đấy mới là sự chúc phúc lớn nhất tốt nhất của cha mẹ dành cho con cái.
Hy vọng rằng ngày càng nhiều các bậc cha mẹ vì con cái mình làm công đức này, bất kể cha mẹ có phải là người ăn chay, có phải là đạo thân hay không, bất cứ ai, chỉ cần biết được chân tướng sự thật này đều có thể vì con cái mình mà làm công đức và sự chúc phúc tốt đẹp này.

Chúc phúc càng nhiều đôi tân hôn có thể thuận lợi mời tiệc chay, đắc được sự chúc phúc của bạn bè thân thích, đồng thời cũng đắc được sự chúc phúc của ông trời, Tiên Phật.

   Giới Sát Tiệc Cưới
   Những ác nghiệp đã tạo trong mỗi một lần tiệc cưới nếu chẳng có thành tựu tu hành, rất nhiều kiếp đều hoàn trả không hết.

   Những người thế gian mà trông có vẻ thông minh thì không ít, thế nhưng những người mà nhận thức rõ ràng sâu sắc đối với pháp tắc nhân quả thì lại không nhiều. Sự vận hành của pháp tắc nhân quả vốn chẳng lấy việc tin hay không tin làm nền tảng, mà nó là quy luật tự nhiên tồn tại thực tế trong vũ trụ. Những nỗi đau khổ cảm nhận được khi ác quả đã chín muồi cũng chẳng nhẹ nhàng nhẹ nhõm gì như trong sự tưởng tượng của chúng ta; cũng như những cây nhỏ cỡ hạt mè vẫn có thể lớn lên thành những cây cao to sừng sững, quả báo của việc sát hại một chúng sanh là kiếp sau đổi vai phải đền trả mạng 500 lần cho việc này. Điều này trong kinh Phật có những sự khai thị tường tận hơn.

   Vậy thì như thế nào là một hành vi sát sinh hoàn chỉnh ? Hành vi sát sinh hoàn chỉnh là có đầy đủ 4 nhân tố sau :

   1.  Đối tượng của hành vi,

   2.  Ý đồ của hành vi,

   3.  Bản thân của hành vi

   4.  Sự hoàn thành của hành vi.

   Cũng có nghĩa là nói rằng đã biết rõ rằng vật mà mình giết hại là một sinh mệnh còn sống nguyên sống nhăn, sau đó sản sinh ý đồ muốn đoạt lấy mạng sống của nó, tiếp đó tự mình đích thân hoặc ra lệnh cho người khác đi giết, cuối cùng là đã đạt đến mục đích đoạt đi sinh mệnh của nó. Bốn điều kiện này đều có đầy đủ thì chính là một sát nghiệp hoàn chỉnh. Ví dụ như nói, đi vào nhà hàng quán ăn dùng bữa mà chỉ định giết, trong lòng biết rõ rằng con vật là một con cá sống, và đã nảy sinh niệm đầu muốn giết chết nó để ăn thịt, lúc này bèn đã có đầy đủ hai điều trước trong hành vi sát sinh hoàn chỉnh. Tiếp đó bạn đã trả tiền, dặn dò đầu bếp giết chết con cá này, cuối cùng con cá đã bị giết chết, trở thành món ăn trong đĩa của bạn, lúc này thì hành vi sát sinh hoàn chỉnh bèn đã có đầy đủ rồi.

   Nếu như thiếu đi cái nào đó trong 4 điều kiện trên, ví dụ như chỉ có vật muốn giết và niệm đầu muốn giết, thế nhưng chưa có sản sinh hành động thực tế, kết quả của nó cũng chẳng có làm tổn thương đến những mạng sống khác, như vậy tuy rằng cũng có lỗi, thế nhưng sẽ không gánh chịu quả báo của sát sinh hoàn chỉnh; hoặc là vốn dĩ chẳng có vật sát hại cụ thể và chẳng có niệm đầu sát hại, thế nhưng vô tình những hành vi của mình đã làm tổn thương tổn hại đến những chúng sanh khác, đã đoạt mất đi mạng sống của đối phương, hành vi như thế cũng là sát sanh, thế nhưng quả báo sẽ nhẹ hơn so với việc sát sinh hoàn chỉnh.

   Ở những nơi mà người Hoa sinh sống, thường dễ nhìn thấy mọi người gặp những lúc tết hoặc ngày lễ trọng đại hay giết gà mổ cá để chúc mừng ngày lễ, làm như thế thật vốn chẳng phải là phương thức chúc mừng sáng suốt có hiểu biết. Những niềm vui ngắn tạm của chúng ta chẳng nhất thiết xây dựng trên nỗi đau khổ sinh mệnh của những chúng sanh khác. Trên những bàn tiệc được trang hoàng rất đẹp ấy, từng con cá một há hốc mở toang cái miệng nằm trong những chiếc đĩa, những miếng thịt gà, thịt heo … cảnh tượng thế này lẽ nào chẳng khiến cho chúng ta tâm trạng vô cùng nặng nề trầm trọng, lương tâm day dứt chẳng nỡ đó sao ? Những sinh mệnh đã bị giết hại ấy thật đáng thương, nhưng cặp uyên ương tân hôn ấy lại càng đáng thương hơn. Những ác nghiệp mà một lần tiệc cưới đã tạo này, nếu như chẳng có thành tựu tu hành, rất nhiều đời nhiều kiếp đều trả không hết sạch. Sau này lúc lâm chung, những chúng sanh đã bị chúng ta giết và ăn thịt trong kiếp này sẽ nhân cơ hội để nhiễu loạn thần thức của chúng ta, thậm chí là vì sự lôi kéo của chúng mà rơi vào 3 đường ác ( súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ ) để chịu khổ.

   Dưới đây xin kể một câu chuyện nhân quả trong Phật giáo có liên quan đến tiệc cưới mặn.
   Xưa kia có một vị trưởng giả có xây một ngôi chùa, rồi mời một vị hoà thượng đến cúng tế hương hoả, trụ trì ngôi chùa này. Vị hoà thượng ấy có hai đệ tử, một người tên là “ Hàn Sơn ”, một người tên là “ Thập Đắc ”.


   Trong nhà của vị thí chủ trưởng giả này nếu như có việc gì thì đều bảo hai vị đệ tử này đến lo liệu xử lí sự việc. Vị thí chủ này có đứa con trai, vào ngày lấy vợ cho cậu, ông bèn gọi hai vị đệ tử này đến cùng nhau thắp đèn kết tràng hoa, xếp bày hương án. Hàn Sơn và Thập Đắc là hai người tu hành đắc đạo, có thể biết được những chuyện của quá khứ vị lai, biết rằng cô dâu này là bà nội ba đời của ông ta, nay lấy về làm dâu của ông ta, bái đường ở trong sảnh. Hàn Sơn và Thập Đắc cùng nhau phì cười; mọi người nhìn thấy hai chú Tiểu này cười ngặt nghẽo thì cũng cười theo, nói rằng : “ hai chú Tiểu điên điên khùng khùng thật là mắc cười quá ”. Hàn Sơn Thập Đắc hai người bèn làm bài kệ rằng :

   “ Hàn Sơn Thập Đắc cười hi hi,

    Suốt ngày xem kinh niệm A Di,

    Người đời cười ta chẳng hiểu ý,

    Ta cười người đời tạo nghiệp si. ”

   Vị Thí Chủ ấy đi đến Từ Đường, trong sảnh tế bái thần vị Tổ Tông, ông ta tức thời đánh trống. Hàn Sơn Thập Đắc nhìn thấy cái trống to này, biết rằng đấy là ông nội của ông ta chuyển kiếp thành da bò, những thịt chiên xào nấu trong nồi thảy đều là các cô dì kiếp trước của ông ấy. Hàn Sơn và Thập Đắc hai người bèn làm bài kệ rằng :

   “ Trên Đường đánh trống đánh da ông, 
     
      Chiên nấu trong nồi là cô dì,

      Bà nội ba đời rước làm dâu,

     Ta giờ chẳng cười đợi khi nào ? ”.

   Ngày hôm sau, vị thí chủ ấy đến chùa mắng hoà thượng trụ trì rằng : “ hai đồ đệ này của ông quả thật là vô lễ, hôm qua là ngày con trai tôi lấy vợ, hai đồ đệ của ông cứ nói này nói nọ, cùng cười nhạo tôi. Hôm nay tôi nói rõ với ông, hãy bảo hai đồ đệ này của ông tự dọn đi đến chỗ khác, còn nếu chẳng đuổi chúng ra ngoài thì ngay cả đến ông cũng chẳng được dung thân trong chùa nữa, cũng phải đuổi ông dọn đi đến chỗ khác. ” Hoà Thượng bảo rằng : “ Thí chủ nếu đã có chuyện như vầy thì đợi chúng về, tôi tự nhiên có chủ ý đuổi chúng đi. ” Thí chủ bèn từ biệt hoà thượng rồi đi.

   Hàn Sơn Thập Đắc về đến chùa, Sư Phụ bèn hỏi rằnghai con hôm qua cùng cười nhạo thí chủ về chuyện gì vậy ? ”.

   Thập Đắc trả lời rằng : “ chẳng dám giấu Sư Phụ, hai con hôm qua nhìn thấy con trai của ông ấy lấy vợ, đấy là bà nội ba đời tiền kiếp nay lấy về làm dâu, cái trống to để đánh trong Từ Đường là do ông nội của ông ta chuyển kiếp thành da bò, thịt ở trong nồi thảy đều là cô dì tiền kiếp của ông ấy, hai con cũng bởi vì chuyện này mà mắc cười quá. ”

   Sư Phụ rằng : “ hai con nếu biết được thiên cơ rồi cũng không được tiết lộ, thí chủ ấy hôm nay đặc biệt đến đây dặn dò bảo hai con hãy tự động dọn đi nơi khác, các con nếu chẳng chịu dọn ra ngoài, ngay cả đến ta đều phải bị đuổi ra đấy. ”

   Hàn Sơn Thập Đắc nói rằng : “ Ông ta có cái chùa này thì bèn ngang ngược như thế rồi ”, nói rồi bèn bái biệt Sư Phụ, đứng dậy đi ra khỏi chùa.

    Thập Đắc làm bài kệ rằng
   “ Trừng mắt mà xem cái con cua,

    Coi ngươi ngang ngược đến bao giờ,

    Tự mình quét dọn tuyết trước cửa,

    Thôi quản tuyết trên ngói nhà người. ”

   Thập Đắc làm xong bài kệ thì thu dọn hành lý đứng dậy, hướng về phía Tây mà đi, đến nữa đường thì được ngài Quán Âm Phật Tổ thâu nhận làm hộ pháp, đắc thành chánh quả.

( Đại sư Hàn Sơn tương truyền là Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi thị hiện, còn đại sư Thập Đắc tương truyền là Bồ Tát Phổ Hiền thị hiện. )

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.