BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !

Huyền Quan Nhất Khiếu

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Friday, November 11, 2016 | 12:36 PM



    Huyền quan nhất khiếu
   Than ôi tâm của các Nguyên nhơn đã chẳng còn được như người xưa, đã đánh mất đi sự thuần phác trung hậu, từ bỏ đi những luân thường, chuyên xướng những sự vui chơi giải trí tự do, dẫn đến tạo thành những kiếp nạn lớn mà chẳng biết cái nhiều của những tội lỗi mình đã tạo, thậm chí đến mức đánh mất đi linh căn chơn tánh, tích tập đầy rẫy những thói xấu và tội lỗi, dẫn đến khó mà trở về bổn vị, tâm của Mẫu vô cùng bi thương, đau khóc mất tiếng. Nên biết rằng tam kì mạt kiếp sanh tử bất định. Sống tuy rằng vinh quang quyền quý, chết thì khổ trầm luân. Tam kì phổ độ này thật sự là nghìn năm một thời, tam kì thâu viên là vạn năm khó gặp. Còn các Nguyên nhơn nếu như chẳng phát thiên lương tu đức, tìm cầu con đường đại đạo thì hối hận chẳng kịp, chẳng có ngày trở về lại được cái chơn.

    Nay may mắn gặp Tam Kì Phổ Độ, chư Thánh Thần Tiên Phật đại phát từ bi, để nhỏ giọt tận hết cam lồ, độ các Nguyên nhơn trở về cố hương. Mẫu nhận sự khẩn cầu, bất đắc dĩ y chuẩn. Mẫu thật lòng vạn phần quan tâm đối với Tam Kì cứu kiếp. Lần này lại đích thân hạ phàm, chịu nhiễm những khí hôi thối của cõi hồng trần, chỉ rõ huyền quan nhất khiếu trên giấy. Huyền quan diệu quyết từ lúc tam giáo truyền đạo đến nay chẳng dễ dàng tùy tiện tiết lộ, nay Mẫu từ bi ban cho các nguyên nhi mỗi người đều có thể đắc, thuận theo thứ tự mà phản bổn hoàn hương, liễu ngộ biển khổ, tức là điều vạn năm khó gặp, là điều hạnh phúc lớn nhất.

   Tu đạo nên biết rằng toàn thân con người thuộc âm, chỉ có huyền quan nhất khiếu thuộc dương. Người học đạo, công phu bắt tay vào bước đầu ở chỗ chánh huyền quan, là yếu quyết của sự thống nhất lục thần. Khiếu này Thích giáo nói rằng là nơi kết xá lợi tử, Nho giáo nói rằng là nơi sản Thánh Anh ( Nhi ), Đạo giáo nói rằng đây là huyệt thành kim đan. Khiếu này cực kì bảo quý, do đó người học đạo trước hết cần phải hiểu tầm quan trọng của huyền quan.

   Huyền quan là cửa chánh của đại đạo, nếu nhập đạo, nhất định phải từ cửa chánh huyền quan mà tiến. Nếu đã nghe thấy huyền quan mà chẳng thể hội, tuy gọi là biết, nhưng thật sự thì như là không biết. Người biết rõ huyền quan là cánh cửa của đại đạo, ví như huyền cơ ( đạo lí thâm sâu áo diệu) , rõ ràng chỉ ở bên trong nhà, thế nhưng bước chân lại giẫm ở ngoài cửa mà chẳng dũng cảm tiến vào, chỉ thấy rõ trong nhà có bảo vật trân quý nhất, nhưng nếu chẳng thể hội được huyền quan thì bảo này làm sao có thể đắc được ! Nếu như bảo vật trân quý nhất đã không thể đắc được thì đại đạo làm sao có thể thành !

   Do đó chỉ biết quan khiếu mà chẳng nghiên cứu sâu cái lí của kiến tánh, vậy thì biết có ích gì ? Biết mà chẳng hành thì là ngu ! Tiến đạo ở khiếu này mà cách việc thành đạo cũng chẳng xa ! Lộ trình của huyền quan khiếu này, Mẫu từ lúc truyền xuống Ngũ Giáo, các giáo đàm luận về huyền quan, danh tướng rất nhiều, đều chỉ “ Huyền quan ” mà chẳng dám tiết lộ, do đó duy chỉ có khẩu khấu tương truyền, những danh từ ám chỉ nói rằng :

   Cánh cửa của sanh tử, Huyền Tẫn chi hương, Thiên địa linh căn (天地靈根), nguyên thủy tổ khí (原始祖炁), chí thiện bảo địa (至善寶地), Tây Phương, Thiên Địa chi căn (天地之根), Tự Tại Bồ Tát, Xá Lợi Quốc, Cực Lạc Bang (極樂), Hỗn Độn Khiếu (混沌竅), Tây Nam Hương (西南), Thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ (十目所視、十手所指 ), Thủ Nhất Đàn (守一 ), Bồng Lai Đảo (蓬萊島), Quy Căn Khiếu (歸根竅), Hoàng Đình (黃庭), Tịnh Độ (淨土), Bất Nhị Pháp Môn (不二法門), Huyền Quan (玄關), Thập Tự Giá (十字架).

   Cơ Đốc Giáo thì rằng : Thiên đường; Hồi giáo thì rằng : Lạc Viên; tên gọi của ngũ giáo rất nhiều, dù có nói cũng chẳng hết, toàn bộ tên gọi duy chỉ có chỉ ở huyền quan nhất khiếu mà thôi ! Nay đem bí mật của Huyền Quan đều tiết lộ hết ở trên tờ giấy này. Mẫu mong rằng các Nguyên Nhi nếu đã biết huyền quan khiếu bí áo vô diệu như vậy thì cần phải chân tâm thành ý mà thể hội, cấp tốc tu trì, chớ có đánh mất cơ hội tốt của Hội này, muốn phản bổn hoàn nguyên cực lạc, nên từ chỗ này mà nghiên cứu sâu và khổ học, tự nhiên sẽ thành công, tiến đạo ở đây, liễu đạo cũng ở chỗ này.

   Cái gọi là huyền quan chính là Vô Cực, một chữ mà thôi. Người người nói Vô Cực là hữu danh mà chẳng có hình tướng có thể thấy được. Mẫu trong lòng cấp bách cứu kiếp, nay lấy sự bắt đầu của đời người để hình dung thí dụ mà nói tường tận. Nên biết rằng trời là đại chu thiên, con người là tiểu chu thiên, tuy có sự phân biệt lớn nhỏ, nhưng nguyên lí là một. Một của trời là ở Vô Cực. Một của người là ở huyền quan. Vì sao gọi là Một ? Một là mẹ của vạn vật. Sự bắt đầu của đời người căn cứ vào tinh huyết của cha mẹ, đấy là hỗn độn sơ khai; Vô cực động một cái, tức huyền quan khiếu lay động, Vô cực sanh Thái Cực; Huyền Quan mất đi Một, ở người thì là đan điền. Thái Cực phân lưỡng nghi, là hai mắt. Lưỡng nghi phân tứ tượng, tức là Nhãn, nhị, tị, thiệt. Tứ tượng phân ngũ hành : Phổi thuộc kim, gan thuộc mộc, thận thuộc thủy, tâm thuộc hỏa, tì thuộc thổ; Ngũ Tạng Lục Phủ từ đấy mà thành. Toàn thân 365 khớp xương; 8 vạn 4 nghìn khổng khiếu ( huyệt đạo ) nhỏ, từ một chữ này mà sanh. Việc sanh thiên sanh địa, sanh người, sanh vật, khởi nguồn của vạn vật đều ở sự phân hóa của “ Một ” này.

   Nay tu đạo quy về Một, chính là chánh lí của việc trở về nguồn. Do đó trời đất và người, cái lí của Tam Tài vốn là một lí chứ chẳng có hai lí. Việc tu chơn, cái lí của bỏ cái ngọn tìm cầu cái gốc thì cần ở chỗ này mà ngộ. Một là chánh lí của thiên hạ, Nho giáo rằng : 惟精惟一 ( duy tinh duy nhất ), Thích giáo rằng : Vạn pháp quy nhất, Đạo giáo rằng : 抱元守一(bão nguyên thủ nhất), Hồi giáo rằng : 清真返一( thanh chơn phản nhất ). Thiên địa và nhân, nếu mất đi Một thì khó gọi là Tam Tài. Trời được Một mà thanh, Đất được Một thì yên, người được Một thì quy căn phục mệnh, thành Thánh thành Phật thành Tiên. Tóm lại thì Thánh Phật Tiên Chơn từ một khiếu này mà thành ! Tên giáo tuy khác, thành tựu thì cùng là một lí. Cái diệu của nó chẳng cách nào ghi chép hết, cái huyền của nó không thể dự đoán được. Công phu này đều ở sự tự ngộ của con người, tự tiến mà tự đắc ! cuối cùng có ngày phản bổn ( khôi phục lại cái gốc rễ căn bản, trở về lại chỗ ban đầu ); đến kì phản bổn thành chơn thì Mẫu nương sẽ nghênh tiếp, cùng ăn tiệc Long hoa quỳnh yến, tiêu dao ngoài thế gian ! Thiên địa có hoại, nhưng chơn tánh bất hoại, lịch kiếp trường tồn, do đó nói rằng là cái thể của Kim cang bất hoại.

   Ghi chú : Lịch kiếp : Vũ trụ về mặt thời gian một thành một hoại gọi là “ Kiếp ”. Trải qua sự thành hoại của vũ trụ gọi là “ lịch kiếp

   Sự huyền diệu của Huyền Quan
   Huyền quan là sự huyền diệu của đại đạo, thâm áo vô cùng; lí của nó không thể suy đoán được. Huyền quan này thuộc Vô Cực, Vô Cực chấn động thì sanh Một, từ Một tản ra mà thành Vạn thù ( các loại hiện tượng, sự vật khác nhau ). Cái gọi là trời đắc được Một thì thanh trong, đất đắc được Một thì yên, người đắc được Một thì thành Thánh. Do vậy Thích giáo nói rằng : 歸一(quy Nhất), Đạo giáo nói rằng : thủ Nhất (守一), Nho giáo nói rằng : 精一 (Tinh Nhất). Một là lí.

   Con người đắc được cái lí của Một thì thành tánh, đắc được cái dụng của Một thì thành hình. Do đó tại Tiên thiên, chỉ ở trong bụng mẹ, lúc này nhất tánh viên minh, hỗn nhiên thiên lí, chẳng nghĩ uống, chẳng nghĩ ăn, lại vô tư vô lự ( chẳng có chỗ dụng tâm, chẳng có ưu sầu lo lắng ), chỉ hô hấp theo mẹ, nhất khí lưu hành, thai tròn mà giáng sanh, ra đời một tiếng kêu khổ. Cái khí của âm dương theo miệng mũi mà vào, tức là Một của tánh phân thành Hai của Mệnh. Nên biết rằng cái Một ở Tiên Thiên gọi là Tánh; cái một của hậu thiên gọi là Mệnh. Hai chữ Tánh Mệnh, mỗi cái mất đi Một của nó. Tánh mất Một, càn biến thành Hai. Hai là Li, Li thì tất tản, tản thì hư (). Một điểm linh tánh đã rời bổn vị Huyền Quan, bổn vị trung hư (中虛).

   Một điểm linh tánh tản nơi mắt, mắt có thể quán sắc; tản nơi tai, tai có thể nghe thanh, tản nơi mũi, mũi có thể biết thơm thúi, tản nơi miệng thì miệng có thể biết lời nói, ăn uống; tản nơi tạng phủ thì có thể biết đói no; tản nơi da thì có thể biết đau ngứa; tản nơi lỗ chân lông thì có thể biết nóng lạnh; tản nơi tứ chi thì có thể biết động tác; tản nơi tâm thì sanh lục dục, bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp làm nhiễm. Nếu là tản nơi phổi thì có thất tình, hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục (喜怒哀樂愛惡), từ đấy mà trôi nổi bất định, hôn trầm rơi xuống. Còn Mệnh mất Một thì Khôn biến thành Khảm, Khảm là sa lầy, chìm đắm; sa vào thất tình lục dục mà chìm đắm, là vì Bát Ma của tửu, sắc, tài, khí, danh lợi tình ái làm mê, tức chuyển vào luân hồi của tứ sanh và lục đạo, dẫn đến việc chẳng thể phản bổn hoàn nguyên.

   Do đó Một là Lí, ở trời thì là thiên lí, tại đất thì là địa lí, nơi người thì là tánh lí, tại sự thì gọi là sự lí, tại vật thì là vật lí. ( Lí ) mất một thì thành (mai - chôn), có lí thì vạn sự linh thông, vô lí thì vạn sự chẳng thành công. Trời mất Một thì các vì sao sẽ loạn xạ; Đất mất đi Một thì núi lở biển khô; người mất đi Một thì ngày ngày luân hồi. Do vậy sự được mất của Một rất là quan trọng. Con người có thể đắc Một thì phục mệnh quy căn, trở về lại Thánh địa Vô Cực, khôi phục bổn lai chơn diện mục, là vạn thù quy nhất bổn, có thể đoạn nỗi khổ của luân hồi.

   Huyền quan tàng tánh, tánh thì thần, thần thuộc dương, trong dương có âm, gọi là chơn âm. Đan điền tàng Mệnh, mệnh thì khí, khí thuộc âm, trong âm có dương, gọi là chơn dương, do đó chơn âm tất phối chơn dương, một âm một dương này là cái đạo bất biến.

   Nên biết rằng cái gọi là huyền quan trở thành Li vị, Đan điền trở thành cung khảm. Cách hàng phục : trước hết cần phải nam thì đoạn sắc dục, nữ thì trảm nguyệt tín thủy (斬月信水), giữ trở lại lục thần. Dùng cái cách rút và thêm, đem hạ đan điền xoay chuyển, một điểm chơn dương khôi phục trở về lại Li vị, chơn dương tương hợp, gọi là rút Khảm để điền Li, đem một điểm chơn âm của huyền quan khôi phục trở về lại cung Khảm, chơn âm tương hợp, gọi là giáng Li quy Khảm. Như thế này phục hồi Tiên thiên càn khôn bổn thể, trời đất vẫn định vị thì như như bất động, hiện ra bổn lai chơn tánh.

   Người đời chẳng thể nhìn thấy bổn lai chơn tánh đều là bị cái khí âm ám ô uế của hậu thiên che lấp, nhất định cần phải quét sạch những uế khí này mới có thể hợp thành một với thiên địa, như gương chẳng nhiễm bụi trần, soi một cái tự được hiện rõ, cũng như ánh trăng sáng soi nước, nước bình khí tĩnh lặng thì trăng tự nhiên hiện, đấy gọi là có cảm thì ứng. Dục vọng của con người đều hết tận rồi thì thiên lí lưu hành. Nếu dục vọng của con người chưa tịnh, như gương sáng bị nhiễm bụi trần, soi chẳng ra hình ảnh, thì chẳng được in nhau (相印), thì cũng chẳng thể ứng ()được. Lại như nước thải dơ hoặc lúc nước sông gặp sóng, ánh trăng tuy rằng sáng tỏ, thế nhưng nước ô uế và sóng chưa ngưng thì chẳng được cảm thụ mà in. Giống như bổn tánh bị tâm niệm của những tạp tưởng che lấp thì chẳng được tỏ sáng. Trên nói là cánh cửa của Chơn Nhất; cánh cửa của Chơn Nhất này hễ mở thì có thể siêu sanh liễu tử, có thể là bậc thang của Thánh Tiên Phật Chơn.

   Sự áo diệu của Huyền Quan tuy dùng văn tự ghi chép, nhưng sự áo diệu của nó là ở trong cái Đạo vô vi; nếu nói áo diệu thì người đời hân hoan ngưỡng mộ mà nghĩ ra được. Nên biết rằng đại đạo áo diệu vô vi chẳng có vật có thể hình dung được. Nếu dùng vật để hình dung thì đã biến thành cái pháp hữu vi. Cái pháp hữu vi này thì rời đạo rất xa. Nếu hy vọng đắc được cái đạo áo diệu này thì cần phải lãnh ngộ rõ ràng xác thực cái lí của Một. Thế nhưng muốn nghiên cứu hiểu rõ cái lí của Một thì nhất định cần phải tìm cầu Minh Sư chỉ điểm huyền cơ.

   Đạo chẳng ở tuổi tác lớn nhỏ hay những người vinh quý. Phần lớn là ở những người gánh vác trách nhiệm to lớn mà trải qua nghìn mài vạn đục, trong những sự khảo nghiệm điên đảo vẫn chẳng có thoái chí. Những người trụ cột lớn này mới có thể gánh vác nhiệm vụ to lớn của ơn trên. Do vậy bất kể già nhỏ, nếu có thể gặp được Minh Sư thì không thể xem thường tuổi tác của họ nhiều ít, đều cần phải khiêm tốn hạ mình, dùng cái tâm cực kì thành khẩn để cầu đắc đại đạo. Minh Sư là người mà được ơn trên ban cho thiên mệnh truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc, chứng đạo, cần phải thành tâm mà tín phục. Hãy chơn tâm thể hội cái lí của Chơn Nhất, đầu đuôi nhất quán như nhau thì đại đạo có thể thành !

   Thâu viên
   Người người tu đại đạo chẳng biết chơn đạo là cái gì ? Người đắc được Một ( đạo ) thì thành Thánh ; Một là nguyên thủy nhất khí. Nay Bạch Dương Tam Kì Phổ Độ thâu viên, thế nhưng chúng sanh trong thiên hạ rất nhiều người chẳng đi sâu vào việc nghiên cứu chân lí. Cái gọi là thâu viên nghĩa là thâu phục tâm linh, đức tánh của bản thân mình, khiến cho nó viên mãn không có khiếm khuyết. Do vậy vầng linh quang tròn ấy mọi người nhất định cần phải tu, nhà nhà đều có thể tu, các tôn giáo đều nên tu, tu sửa khôi phục lại bổn tánh, giao nạp lại vào “ linh khố ” ( kho linh tánh ) của nguyên thủy bổn lai, trở thành đạo chủng ( hạt giống đạo ) của nguyên hội kế, đấy gọi là thâu viên.

   Duy Hoàng Lão Mẫu là Ngũ Lão chi nguyên (五老之元), là mẹ của 96 ức Nguyên Linh, nhưng hữu danh thì là “ Mẫu ”, vô danh thì gọi là “ Đạo ”. Do vậy Hoàng Mẫu thâu viên, các nguyên linh sau khi quy về nơi ở của Lão Mẫu, lại thông qua Tam Thanh đem nguyên linh tịnh hóa, hỗn nguyên nhất khí, như thế mới xem là thâu viên “ viên mãn ”. Vô Cực Duy Hoàng Thánh Mẫu hoài niệm 96 ức hài nhi càn khôn, do vậy mà giáng xuống thang trời, muốn đem tất cả mọi người đón về quê hương cũ. Nhìn thấy ngài tha thiết mong đợi, kêu gọi khản cả tiếng, Mẫu tử liền tâm, có mấy ai tri âm hồi đầu ? Hãy nghĩ thử xem, trước khi cha mẹ chưa sanh ra thì mọi người ở đâu ? ngoài cái “ nhà vàng ” bằng gỗ đá mà mình tạm trú vài chục năm ở cõi phàm ra, phải chăng còn nghĩ đến trên trời còn có một “ ngôi nhà vàng ” mà nước, lửa, gió chẳng cách nào xâm hại, lịch kiếp bất hoại ? Hãy nhanh chóng tu thành Kim Cang Bất Hoại thân, dọn vào trong cái thiên đường bốn mùa như xuân này ! Vô cùng mong rằng người đời sớm ngày siêng tu đại đạo, hành công lập đức, tích cát thành tháp ( ví như tích ít thành nhiều ); một khi cởi thoát cái tấm thân người huyễn ảo này thì có thể bay thăng lên Đai La Thắng Cảnh, dọn vào tòa biệt thự “ kim bích huy hoàng ” này, tiêu dao an cư. Người đời tu đạo, trở về bên cạnh Vô Cực Duy Hoàng Thánh Mẫu, như thế mới được xem là thành đạo.

   Vô danh thì gọi là Thiên Địa Chi “ Thủy ” ( sự bắt đầu của thiên địa ), hữu danh thì gọi là Vạn Vật chi “ Mẫu ” ( mẹ của vạn vật ), có thể gọi là một thể hai mặt, Lão Mẫu tức là nguyên thủy, chúng sanh gọi ngài là “ Lão Mẫu ”, biểu hiện sự thân tình mật thiết giữa trời và chúng sanh; Mẫu thân xem chúng sanh là xích tử ( trẻ sơ sanh ) mà yêu mà xót. Do đó ơn trên dùng từ nhan của Duy Hoàng Thánh Mẫu hiện thân độ chúng. Nếu đã biết con là do mẹ sinh ra, còn linh tánh là do trời ban phú, Huyền Huyền Thượng Nhân, Duy Hoàng Thánh Mẫu tức là vị chơn tể của vạn linh, cũng tức là Minh Minh Thượng Đế. Bái lạy Lão Mẫu tức là bái Thượng Đế. Do vậy nên ghi nhớ rằng vạn linh là đồng bào, tất cả Thần Thánh đều cùng một nguồn gốc, tuyệt đối không thể khởi cái tâm ngạo mạn phân biệt, khiến cho các linh bất hòa. Nếu cao ngạo tự đại, xem thường những thần thánh của chùa miếu là “ Thần hậu thiên ” thì tâm của bạn âm dương hiển hiện, loại trừ người khác, bản thân mình ngược lại cũng sẽ đọa lạc. Nên biết Thần ở tâm ta, xem thường Thần Thánh thì là xem thường bản thân, chẳng phải là thái độ mà người tu đạo nên có. Nếu cố chấp ngã tướng thì sau khi qua đời chẳng cách nào hợp với Vô Cực Đại Đạo, trở về bên Mẹ mà thành chánh quả.

   Chúng sanh trong thiên hạ cùng hít thở một “ Khí ”, hơi khí đứt thì thân vong. Do vậy nói rằng chúng sanh là Nhất Khí Sở hóa (一炁所化) là vô cùng chí lí. Nếu có người tu đạo mà linh quy về Ngũ Lão chi Thiên (五老之天), sau khi ngũ khí triều nguyên (五炁朝元) thăng lên Tam Thanh (三清), Tam hoa tụ đỉnh(三花聚頂), lại phi thăng Đại La Thiên. Nếu tại thế có thể triệt ngộ vô cực đại đạo, tuyệt tướng tu chơn, công đức viên mãn, một khi cởi thoát tấm thân huyễn ảo thì có thể một bước mà phi thăng Đại La Thiên. Do vậy nguyện người đời nhanh chóng tìm kiếm Minh Sư giải mở khỏi sự mê hoặc, đấu tranh thoát khỏi sắc tướng, hành công lập đức thì tự có thể đắc chứng vô cực đại đạo, tự tại tiêu dao.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.