Long Hoa Tam Hội phổ độ thâu viên
Di Lặc
Tổ Sư dùng phương pháp thích hợp tạm thời để khiến cho những chúng sanh chưa thể
kiến tánh thành phật có một chỗ dựa chẳng thoái chuyển, đem chúng sanh từ nhân
gian nhiếp vãng về Đâu Suất Đà Thiên để bảo vệ phật căn chẳng thối chuyển, và
ngài đích thân dùng thân cuối cùng của Bồ Tát – thân Nhất Thiết Bổ Xứ Bồ Tát
làm chủ của Đâu Suất Thiên, chủ trì thiên phật viện, ngồi kiết già trên tòa hoa
sen, ngày đêm 6 thời thường nói về sự thực hành pháp luân Bất thối chuyển. Trải
qua một thời gian, Bồ-tát giáo hóa thành tựu 500 ức thiên tử, làm cho họ được Bất
thối chuyển nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như thế, Bồ-tát ở cung trời
Đâu Suất Đà ngày đêm thường nói pháp Bất thối chuyển này để hóa độ các thiên tử.
Đến
lúc nhân gian hóa thành tịnh độ ( hoàn thành việc thực hiện thế giới đại đồng
), Di Lặc Tổ Sư sẽ dẫn dắt tất cả các phật tử của Đâu Suất Thiên giáng sanh
Diêm Phù Đề, và ngài chứng phật dưới cây bồ đề Long Hoa tại nhân gian, tổng cộng
3 lần thuyết pháp đại chuyển pháp luân “ hội đầu tiên thuyết pháp quảng độ các
thanh văn, khiến cho 96 ức người ra khỏi phiền não chướng. Hội thứ hai thuyết
pháp, quảng độ các Thanh Văn, khiến cho 94 ức người ra khỏi biển vô minh. Hội
thứ 3 thuyết pháp, quảng độ các Thanh Văn, khiến cho 92 ức người tâm thiện điều
phục ”
Việc
khiến cho những người có thể tham dự hội này đều có thể gặp phật nghe pháp để
siêu sanh liễu tử, hoàn thành việc đại thâu viên của linh tánh, đấy chính là
nguồn gốc nguyên nhân của “ Long Hoa Tam Hội ”.
Nay
đúng vào lúc ngọ mùi giao nhau, tam kì ứng vận, mà sự ứng vận cuối cùng nhất của
vị phật thứ 10 – Phật Di Lặc là để đạt đến hoàn thành nhiệm vụ của thập phật
viên mãn trị thế của nguyên hội này.
Do vậy
Chư thiên tinh đẩu hạ phàm, nhiều Tiên Phật đích thân đến nhân gian là vì tam
tào đại sự, mạt hậu nhất trước, Di Lặc thâu viên.
Do vậy
ở thời vận này, ngoài việc kế thừa hương hỏa tân truyền của tổ sư đời đời, còn
phải rộng truyền phước âm, kỳ vọng các anh em đồng bào trong thiên hạ đều có thể
được hưởng thiên ân này, cùng hướng đến Long Hoa Đại Hội ! ( đấy là ý nghĩa thần
thánh của việc khai hoang ).
Thâu
viên đại sự, Tam Tào chấn động, do vậy Long Hoa thâu viên lần này thật sự là đường
kim tuyến “ mạt hậu nhất trước ” của bổn nguyên hội cho các nguyên linh trở về
cố hương.
”
Thâu viên ” khiến cho tất cả mọi thứ đều đạt đến cảnh giới viên mãn chí chân,
chí thiện, chí mĩ.
Bổn
nguyên hội trời định thập phật chưởng giáo, thất phật trị thế, tam phật thâu
viên. Đấy là sự viên mãn của thiên vận vận chuyển của một nguyên hội, do đó Di
Lặc Phật là then chốt lớn của mạt hậu thâu viên.
Thâu
viên tức là hóa sự khác biệt thành đồng nhất ( hợp đồng ), hóa thô bạo hung ác
thành cát tường ôn hòa, hóa sự hỗn loạn
thành an định, hóa khổ nạn thành hòa lạc, hóa nghèo nàn thiếu thốn thành phong
phú đầy đủ. Thâu vạn thù quy nhất bổn, trừ vọng tồn chơn, khứ tà hiển chánh,
thâu dọn cái ác, lưu giữ cái thiện.
Do vậy
bất kể là hội Liên Trì của Phật Nhiên Đăng, hội Linh Sơn của Phật Thích Ca, hoặc
hội Long Hoa của Phật Di Lặc, những chân lý mà các ngài đã truyền đều là giống
nhau, chỉ là có chỗ khác nhau ở phương pháp ứng duyên và phương thức trên nhiệm
vụ không gian thời gian mà thôi.
1.
Thâu viên đối với nhân loại của thế giới mà nói là hóa vài chục ức người thành
người một nhà ( hợp đồng ), hóa thế giới hỗn loạn không ổn định thành thế giới
đại đồng, hóa thế gian của những khổ nạn ô trọc thành cõi tịnh độ nhân gian.
2. Đối
với thiên môn vạn giáo mà nói , thâu viên là đoàn kết hòa bình các quốc tịch, đất
đai lãnh thổ, chủng tộc, giáo phái. Cũng có nghĩa là trên chân lý, trên tâm
tánh chẳng có giáo biệt, chẳng có môn hộ chi kiến ( chẳng có chia thành bè
phái, thiên về lý luận, học thuyết của môn phái mà mình sở thuộc, đối với những
môn phái khác thì có thiên kiến ). Di Lặc Phật nếu ứng vận kiếp này, có thể nói
là hóa thân trở lại của Ngũ Giáo Thánh Nhân. Các tín đồ của phật giáo thì xem
là sự ra đời của Phật Di Lặc; đạo giáo, nho giáo thì xem là sự tái sanh của Lão
tử, Khổng Tử; Các tín đồ của thiên chúa giáo thì tôn là sự trở lại của chúa Giê
su; các tín đồ hồi giáo chắc chắn sẽ xem là sự tái thế của Mohammad. Do vậy tín
đồ của các giáo môn sẽ vẫn có phong cách và ngôn ngữ pháp môn của họ, mà người
người quy y chân lý và đại nguyện của Phật Di Lặc.
3. Đối
với Tam tào mà nói, bất luận là nhân tào hoặc là thiên tào ( chư tiên của khí
thiên ) , địa tào ( u minh quỷ hồn ) đều có thể cùng hướng đến Long Hoa Hội, gặp
phật ( Phật Di lặc ), nghe pháp, đắc pháp ích vô thượng mà chứng quả.
4. Đối
với cá nhân mà nói , người thuộc căn của 3 thừa do thâu viên mà thâu ác niệm
thành thiện niệm, thâu tà kiến thành chánh kiến, thâu vọng tâm thành chân tâm.
Viên nhân tánh mà chánh nhân đạo, phối thiên đạo mà tải địa đạo. Nếu là người
thượng thượng căn, do thâu viên mà thấy phật tánh, chẳng có chấp trước Không và
cũng chẳng có chấp trước sắc; chẳng nhiễm ác cũng chẳng chấp thiện; chẳng nhập
tà kiến và chẳng cao ngạo về chánh kiến, chẳng khởi vọng tâm, cũng chẳng cầu
chân tâm, ngay lập tức hiểu rõ bổn tánh, kiếp này rõ, mà kiếp kiếp rõ, vĩnh viễn
chẳng mê muội nữa. Chẳng những làm chủng tử pháp luân của nguyên hội sau, mà
còn là của mỗi một nguyên hội, trải qua nhiều kiếp cứu thế, vui vẻ từ bi bố
thí, hoàn toàn dung hợp với tam bảo, đồng tại với pháp giới mà chứng pháp thân
Như Lai.
”
Thâu viên ” thật sự là chỗ quy về của chúng sanh. Hãy xem xem, nhân gian bây giờ
biển khổ mênh mông, tai kiếp chẳng dứt, đều là do tâm người mất đi sự viên mãn
vốn có gây ra. Do vậy, nếu muốn hóa biển khổ này thành tịnh độ, thật sự phải dựa
vào sự thừa nguyện cứu thế của Phật Di Lặc – vị phật đời vị lai. Cõi tịnh độ
nhân gian viên mãn cực lạc ai mà chẳng muốn hướng đến ? thế nhưng ai mới có tư
cách này, sống ở cái cảnh thù thắng này ? Đấy hoàn toàn phải xem bản thân nhân
loại có thể thâu viên bản thân mình trước hay không ?
Phàm
là những người không thể thâu viên bản thân mình đều sẽ tự nhiên đào thải bên
ngoài đại thâu viên mà vĩnh viễn chìm trong lục đạo luân hồi. Duy chỉ có thâu
viên bản thân mình trước, từ bỏ thói hư tật xấu, sửa đổi tập tánh, tuân theo đạo
đức, giữ cang thường. Chánh nhân đạo, trung hiếu nhân ái đều chẳng thiếu, tín
nghĩa làm chuẩn tắc, thanh tịnh từ bi ôn hòa mới có thể tương ứng với đại thâu
viên của đất trời mà ở tịnh độ nhân gian.
Một
xã hội tốt đẹp, lương thiện, hòa lạc, giàu có sung túc tức là tịnh độ nhân
gian, là nguyện vọng chung của nhân loại từ cổ đại cho đến nay. Chúng ta chẳng
phải là phải rời khỏi thế giới trước mắt, hướng đến chỗ khác mới có tịnh độ có
thể tìm kiếm, mà là phải đem cái nhân gian khổ hải vô biên, do nhân loại đích
thân tịnh hóa tâm linh, kiến lập lại đạo đức mà cải tạo thành cõi tịnh độ nhân
gian.
Sự ứng
vận thâu viên của Phật Di Lặc thật sự là phước âm và hy vọng của toàn nhân loại,
cũng là tổng y quy của tánh mạng toàn thể nhân loại. Do vậy, kỳ vọng rằng các
hiền đồ bạch dương chúng ta mọi người đều có thể hiểu rõ trọng trách mà mình
gánh vác là sự quang minh và kí thác của chúng sanh. Mọi người ở trên bổn phận
của mình làm tấm gương tận trung, tận hiếu, toàn nhân, toàn nghĩa mới chẳng phụ
việc chúng ta gặp được chân đạo, liễu nguyện đồng trợ thiên bàn.
Kết
Luận
Đúng
lúc chân tông đại đạo phổ giáng nhân gian này, pháp duyên thù thắng của Di Lặc ứng
vận, thân là đệ tử Bạch Dương càng nên thể ngộ sâu từ tâm của Di Lặc để hành
công liễu nguyện, sám hối sửa lỗi làm lại người mới, thay đổi khí chất, chẳng
ăn thịt của chúng sanh, thân hiện từ bi hành. Nếu có thể “ niệm niệm cổ phật xuất
thế, bước bước Di Lặc hạ sanh ” , đấy đã là vô lượng hóa thân của Di Lặc Tổ Sư,
lúc nào cũng biểu thị rõ cho người đời, âm thầm chuyển hóa nhân gian thành
thiên đường thành tịnh độ, tất có thể hóa giải tai kiếp, hiện ra sự cát tường.
0 comments :
Post a Comment