BACK TO TOP
Thánh Nhân cầu "Tâm" chẳng cầu "Phật" , Phàm Nhân cầu "Phật" chẳng cầu "Tâm"... Chẳng biết "Bổn Tâm", "Học Pháp" vô ích !
Home » , » Vén Mây Thấy Trăng - Vô Minh Và Trí Tuệ

Vén Mây Thấy Trăng - Vô Minh Và Trí Tuệ

Written By Bạch Dương Thâu Viên on Tuesday, November 15, 2016 | 12:21 AM


Vén mây thấy Trăng - Vô Minh và Trí Tuệ
   ( Lời của Thầy : Tế Công Hoạt Phật )


  Có câu nói rằng : “ Đời người trăm bất mãn, thường khiến ngàn năm sầu ”. Trong cõi hồng trần cuồn cuộn này, con người chỉ vì vô minh mà sản sanh nghìn nghìn vạn vạn những vướng mắc lo lắng, từng vòng từng vòng một, từng tầng từng tầng một chốt thật chặt cái “ Tâm ” lại rồi. Mục đích sống của đa số người hoàn toàn rơi vào trong một mảng ảo tưởng và sự ngây ra ( không có thần ) đối với quá khứ, hiện tại, và vị lai, mà chẳng có thời gian rảnh rỗi để tham thảo ý nghĩa thật sự của sinh mệnh ở đâu, do đó bèn đã có tham, sân, si, ái, đã có nhân quả luân hồi, đã có sự chìm nổi vĩnh viễn chẳng ngưng của sanh sanh tử tử.


   Một chỉ của Minh Sư dĩ nhiên siêu sanh, thế nhưng tiếp theo thì phải phá trừ những thói quen đã có từ những đời trước của luỹ kiếp, các phiền não chướng, nếu không thì vẫn là chẳng thể liễu tử, vẫn là lưu chuyển trong sự luân hồi.

   Vào cái lúc cầu đạo, mỗi một người đều đã rõ thể, chỉ do tri chướng mà chẳng cách nào ngộ Không, do đó phải lúc nào cũng quán chiếu, bắt tay vào từ tâm, từ tiềm ý thức quay ngược lại bước vào cảnh Không, vả lại có thể vô trụ, chẳng trôi nổi trong thiện ác tội phước.

   Tu đạo cũng không nằm ngoài sự viên dung của nhân sự; giữa người với người lẫn nhau khi tư tưởng chẳng cách nào giao lưu hiểu nhau, lúc vô minh sản sanh, đấy là sự luân hồi của nghiệp thức chấp trước luỹ kiếp, đốt cháy ( kích động ) lên thì mùi vị rất khó chịu.

   Những ái sầu và chấp trước của cá nhân sản sinh vô minh, là nguyên nhân chủ yếu của sự sinh tử luân hồi chẳng ngưng. Phàm việc gì cũng hãy cứ tuỳ duyên, chớ có phan duyên, nếu không thì sản sinh chấp trước, thì tâm trí chẳng cách nào sáng tỏ, chẳng thể trở thành người kiệt xuất có thể gánh vác trọng trách, nên biết rằng “ sông yêu ngàn thước sóng, biển khổ sóng muôn trùng ”, con người cả đời chấp trước thì chẳng cách nào tự tại.

   Cái gọi là thói quen là những thói quen đã có từ những đời trước của luỹ kiếp, còn “ cái của tôi ”, “ cái tôi làm đấy ”, “ cái tôi vốn có đấy ”… đều là những chấp trước, đều là sự vô minh.

   Muốn phá vô minh nói khó thì rất khó, nói đơn giản thì cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một niệm đầu chuyển qua thì được rồi, chỉ có điều là muốn vượt qua một cái niệm đầu thì lại vô cùng khốn khó. Làm thế nào vượt qua đây ? Trước tiên giữa người với nhau tư tưởng phải giao lưu hiểu nhau trọn vẹn, mỗi sự việc điểm xuất phát của mỗi cá nhân đều là thiện ý, thế nhưng phải phối hợp chỉnh thể để quan sát, cũng tức là cái gọi là sự suy ngẫm cân nhắc toàn vẹn, ví dụ như : người nhà phản đối ăn chay chỉ bởi vì sợ dẫn đến dinh dưỡng không đủ, lúc này phải dùng cái tâm trạng cảm kích, thái độ vui vẻ hoà nhã để giải thích thêm, sau khi trao đổi hiểu nhau trọn vẹn rồi thì sự việc tự nhiên viên mãn.

   Ngoài ra, lúc nào cũng đứng trên lập trường của người khác để quán soi ngược lại, trừ bỏ đi những Ngã Kiến ; hãy nghĩ xem, ngay đến cái nhục thể này vốn dĩ cũng chẳng phải mình có, còn có cái gì là cái của mình đây ? Do vậy mà bất cứ lúc nào cũng phải nghĩ thay cho người khác, chẳng hạn như Điểm Truyền Sư đứng trên lập trường của Giảng Sư Đàn Chủ để xem, còn Giảng Sư Đàn Chủ cũng phải lúc nào cũng nghĩ thay cho Điểm Truyền Sư. Nếu như Điểm Truyền Sư có chỗ không hoàn mĩ, cũng phải nghĩ đến Điểm Truyền Sư chẳng có công lao cũng có khổ lao, chẳng có khổ lao cũng có nhọc nhằn, điểm này hy vọng các đồ nhi đều có thể làm được.


   Hễ có suy nghĩ cân nhắc thì chẳng phải là đạo, đấy gọi là nhân tâm, gọi là thông minh. Đã động cái nhân tâm rồi thì cái trí tuệ này cũng bèn sẽ khác rồi. Trí tuệ khác với thông minh đấy ! Các con phải làm cho rõ đấy ! Trí tuệ phát nơi thiên tâm, chẳng thiên chẳng lệch. Dùng nhân tâm rồi, dùng sự thông minh rồi thì sẽ tự làm sai tự hại bản thân.

   Cái gì là thông minh ? Cái tâm thông minh dễ dàng có sự đối đãi, có cái tâm đối đãi rồi thì có thể làm hại bản thân con. Làm một sự việc này thì ngẫm nghĩ một cái xem có lợi ích hay không ? Làm sự việc ấy thì ngẫm một cái xem liệu sẽ có hại chết mình hay không ? Do đó nói, dùng sự thông minh để làm việc, con bèn có khả năng làm hại bản thân con. Chẳng hạn như nói, con hôm nay đến đây nghe đạo lý, vừa mới vào cửa thì con bèn nghĩ liệu có phải là tà giáo hay không đây ? Do đó nói, cái sự thông minh này đã át đi cái trí tuệ rồi. Các con hy vọng mình thông minh, hay là hy vọng mình trí tuệ đây ?

   Trí tuệ lớn thì phải giống như ngu đần vậy; người thông minh thì lúc nào cũng biểu hiện bản thân, cứ mãi hy vọng leo lên trên cao, biểu hiện tốt bản thân. Người trí tuệ thì sợ leo quá cao té càng quá nặng. Có một câu nói rằng : thông minh trái lại bị sự thông minh làm hại. Cây to thì chuốc gió đấy ! Con leo cao, gió đến một cái, có phải là sẽ quét con xuống trước ? Do đó nói chí tiết của chúng ta phải cao, tâm khí thì lại phải thấp đấy ! Đã đến những năm mạt kiếp rồi, chỉ mong đồ nhi một rõ lí hai rõ lí ba rõ lí.

  Thứ nhất rõ lí cần phải biết “ Chơn ”.

  Thứ hai rõ lí cần phải biết “ Thiện ”, dùng cái tâm nhân từ để đối đãi người khác chớ chẳng phải dùng cái nhân tâm.

   Thứ ba rõ lí cần phải biết “ Mĩ ” khiến cho đời người tràn đầy cái đẹp.

   Thầy hy vọng các con phải có trí tuệ đi phân biện thị phi đúng sai, là lí thì tiến, chẳng phải lí thì lùi. Thầy hy vọng các con còn cần phải có cái tâm đặc định, định cái phương hướng này của con, nắm bắt lấy cái mục tiêu này của con, suốt đời suốt kiếp chẳng đổi dời nữa, như thế mới đủ để sánh ngang với các bậc Thánh Hiền.

   Con càng phải dùng cái trí tuệ của con để khéo tự quyền mưu, vận dụng hoạt bát, tuy rằng phật có phật pháp, thế nhưng chẳng đánh mất sự linh lung hoạt bát, chỉ cần các con không vượt quy củ, con làm thế nào cũng đều là phật pháp.

   Người thời đại ngày nay thông minh trái lại lại bị thông minh làm hại, thông minh vốn chẳng phải là chơn trí tuệ. Tu đạo điều quan trọng nhất là phải lấy ra chơn trí tuệ. Người thông minh giả sẽ quá thích biểu hiện. Người thông minh thật sự là đại trí nhược ngu ( bậc có trí tuệ cực cao thường tỏ vẻ ngoài rất bình thường, như ngu như đần vậy ).

   Có trí xoay được càn khôn chuyển, vô trí trái lại bị đạo lí vùi.

   Dập tắt phiền não hàng phục chư ma thì mới có thể thoát ra khỏi ngũ âm tam giới.

   Có Ngã ( cái Tôi ) thì có khổ, mà tháo chuông phải tìm người buộc chuông, muốn thoát biển khổ phiền não thì cần phải dựa vào lực lượng của bản thân, người khác chẳng cách nào giúp được đâu.

   Làm thế nào giải thoát đây ? Phải bắt tay vào từ sự tu trì thân khẩu ý, tất cả mọi niệm đầu tư tưởng hành vi đều do ngũ uẩn dẫn phát, từ trong sự tu trì để trừ bỏ đi những tập tính không tốt, tĩnh dập tâm động. Nhẫn nhục bao dung có lòng độ lượng, nghịch đến thuận chịu tăng trưởng trí tuệ, lúc nào cũng nghĩ thay cho người khác thì tự nhiên sống một cách vui vẻ siêu thoát.

   Những lời mà hiện tại thể ngộ nói ra trải qua sự khác biệt của không gian thời gian, nửa năm sau có thể đã thay đổi, thế nhưng tiếng lòng của thời khắc này vẫn là cần phải nói ra thì mới có thể hoá nơi khí, thì mới tiêu hoá đi. Cái mà mỗi một người nói đều ở trong lí số, có sự chấp trước đối đãi, do vậy phàm việc gì cũng phải hồi quang phản chiếu, như thế thì khi gặp phải ma khảo mới có thể phân biện rõ ràng.

   Vào lúc thời kì phổ độ này, mọi người đều là trên cầu phật đạo, dưới độ chúng sanh, do vậy nhất định cần phải tinh tấn, sau đó ứng cơ mà nói, pháp vốn chẳng có sự phân biệt cao thấp hay sâu cạn, chỉ cần thích hợp đúng vị thì được rồi.

0 comments :

Blog Archive

Powered by Blogger.